Trước khi vào bài, em xin giới thiệu trước cho các cụ nào nào chưa biết. Chạy road hiểu đơn giản là chạy bộ đường nhựa hàng ngày, mặt đường khá bằng phẳng đẹp. CÒn chạy trail là loại hình chạy các cung đường gồ ghề địa hình, sỏi đá, gắt hơn thì là còn có dốc đất đá cao. Mỗi loại đều cần có các loại giày và phụ kiện đặc thù riêng, nên hôm nay em xin chia sẻ về giày chạy bộ trước, nêú các cụ thích có thể bình luận em sẽ chia sẻ thêm ạ.
Phần lớn chúng ta bắt đầu chạy bộ trên đường nhựa, đường bê-tông (road). Ngay cả khi đã sắm vài ba đôi giày, có thể tất cả sẽ đều là giày road. Nhưng sớm muộn gì bạn cũng sẽ chạy địa hình (trail) vài lần, vì nó thực sự thú vị. “Địa hình” là tên gọi chung chỉ các mặt đường không trơn phẳng như đường nhựa, có thể là đường đất, mặt cỏ, trên đồi núi, qua bụi rậm, leo dốc đá,…
Tuy nhiên, số lần chạy địa hình sẽ ít hơn chạy đường nhựa rất nhiều. Câu hỏi là liệu có cần thiết phải sắm một đôi giày địa hình hay không.
Điều đầu tiên cần lưu ý, bất kể giày road hay trail, đó là đôi giày này có phù hợp với bạn không?
Điểm khác biệt cơ bản giữa giày trail và giày road nằm ở chỗ: giày trail được cấu tạo từ vật liệu dày và cứng hơn. Giày road thường có đế mỏng. Nếu bạn chỉ chạy trên đường mòn hay mặt cỏ, chạy giày road không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên nếu bạn hay chạy trên các bề mặt lồi lõm, có nhiều sỏi đá, hay đường rừng ngoằn ngoèo với bụi rậm và những rễ cây lớn chắn ngang đường chạy, bạn cần đi giày địa hình để bảo vệ các ngón chân và lòng bàn chân.
Ngay cả khi một số đôi giày road rất êm và giảm chấn động cực tốt (dòng Asics Nimbus chẳng hạn), thì vật liệu cấu tạo cũng không thể “nồi đồng cối đá” như những giày địa hình chuyên dụng. Chạy một đôi giày road trên đường trail gồ ghề khấp khuỷu là cách nhanh nhất để phá hỏng đôi giày đó.
Giày trail nặng hơn giày road đáng kể, do vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và sự linh hoạt của người chạy bộ. Nhưng với địa hình đồi núi, tốc độ đôi khi không phải là điều quan trọng nhất.
Giày trail cũng thường có nhiều gai, nhờ vậy độ bám đường tốt hơn, và ổn định hơn giày road. Khi chạy địa hình bạn dễ vấp ngã, và giày trail giúp bạn thăng bằng tốt hơn, tránh nguy cơ chấn thương. Đế giày trail rộng hơn đế giày road, do vậy khi tiếp đất sẽ giảm thiểu nguy cơ trật mắt cá dẫn đến bong gân.
Điều kiện thời tiết cũng là một yếu tố cần tính đến. Khi trời mưa và lạnh, độ dày của giày địa hình, cũng như đặc tính không thấm nước của nó sẽ bảo vệ chân bạn. Tuy nhiên, nếu trời nóng ẩm, đi một đôi giày địa hình nặng nề sẽ không mấy dễ chịu.
Giày road như một chiếc sedan hạng sang tốc độ cao, giày trail như một anh bán tải gầm cao máy khoẻ. Để chạy địa hình tốt và an toàn, bạn sẽ cần một đôi giày trail chuyên dụng. Đừng ngại bổ sung vào tủ giày của mình một đôi như vậy.
Tóm lại, nếu bạn muốn "chơi trail" thì việc sắm 1 đôi giày trail chuyên dụng là rất cần thiết vì nó sẽ giúp bạn chống chấn thương chân, độ ghì bám tốt hơn và chắc chắn sẽ bền hơn 1 đôi giày road trong điều kiện địa hình khắc nghiệt.
Phần lớn chúng ta bắt đầu chạy bộ trên đường nhựa, đường bê-tông (road). Ngay cả khi đã sắm vài ba đôi giày, có thể tất cả sẽ đều là giày road. Nhưng sớm muộn gì bạn cũng sẽ chạy địa hình (trail) vài lần, vì nó thực sự thú vị. “Địa hình” là tên gọi chung chỉ các mặt đường không trơn phẳng như đường nhựa, có thể là đường đất, mặt cỏ, trên đồi núi, qua bụi rậm, leo dốc đá,…
Tuy nhiên, số lần chạy địa hình sẽ ít hơn chạy đường nhựa rất nhiều. Câu hỏi là liệu có cần thiết phải sắm một đôi giày địa hình hay không.
Điều đầu tiên cần lưu ý, bất kể giày road hay trail, đó là đôi giày này có phù hợp với bạn không?
Điểm khác biệt cơ bản giữa giày trail và giày road nằm ở chỗ: giày trail được cấu tạo từ vật liệu dày và cứng hơn. Giày road thường có đế mỏng. Nếu bạn chỉ chạy trên đường mòn hay mặt cỏ, chạy giày road không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên nếu bạn hay chạy trên các bề mặt lồi lõm, có nhiều sỏi đá, hay đường rừng ngoằn ngoèo với bụi rậm và những rễ cây lớn chắn ngang đường chạy, bạn cần đi giày địa hình để bảo vệ các ngón chân và lòng bàn chân.
Ngay cả khi một số đôi giày road rất êm và giảm chấn động cực tốt (dòng Asics Nimbus chẳng hạn), thì vật liệu cấu tạo cũng không thể “nồi đồng cối đá” như những giày địa hình chuyên dụng. Chạy một đôi giày road trên đường trail gồ ghề khấp khuỷu là cách nhanh nhất để phá hỏng đôi giày đó.
Giày trail nặng hơn giày road đáng kể, do vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và sự linh hoạt của người chạy bộ. Nhưng với địa hình đồi núi, tốc độ đôi khi không phải là điều quan trọng nhất.
Giày trail cũng thường có nhiều gai, nhờ vậy độ bám đường tốt hơn, và ổn định hơn giày road. Khi chạy địa hình bạn dễ vấp ngã, và giày trail giúp bạn thăng bằng tốt hơn, tránh nguy cơ chấn thương. Đế giày trail rộng hơn đế giày road, do vậy khi tiếp đất sẽ giảm thiểu nguy cơ trật mắt cá dẫn đến bong gân.
Điều kiện thời tiết cũng là một yếu tố cần tính đến. Khi trời mưa và lạnh, độ dày của giày địa hình, cũng như đặc tính không thấm nước của nó sẽ bảo vệ chân bạn. Tuy nhiên, nếu trời nóng ẩm, đi một đôi giày địa hình nặng nề sẽ không mấy dễ chịu.
Giày road như một chiếc sedan hạng sang tốc độ cao, giày trail như một anh bán tải gầm cao máy khoẻ. Để chạy địa hình tốt và an toàn, bạn sẽ cần một đôi giày trail chuyên dụng. Đừng ngại bổ sung vào tủ giày của mình một đôi như vậy.
Tóm lại, nếu bạn muốn "chơi trail" thì việc sắm 1 đôi giày trail chuyên dụng là rất cần thiết vì nó sẽ giúp bạn chống chấn thương chân, độ ghì bám tốt hơn và chắc chắn sẽ bền hơn 1 đôi giày road trong điều kiện địa hình khắc nghiệt.