- Biển số
- OF-69999
- Ngày cấp bằng
- 6/6/06
- Số km
- 1,306
- Động cơ
- 591,658 Mã lực
Để giữ “an toàn” cho mình, một số lãnh đạo các địa phương đã áp dụng các biện pháp chống dịch cực đoan, song không thể ngăn chặn được dòng người hồi hương.
Đã có biết bao số phận làm ta rơi nước mắt dọc đường về khi hàng ngàn người phải băng mình trong mưa lũ miền Trung những ngày qua.
Trong lúc không ít những địa phương đã tìm cách ngăn cản dòng người đi ngang qua địa phận tỉnh mình hoặc ngăn cản chính những đồng hương của mình thì có một tỉnh, trong suốt gần 3 tháng qua đã lặng lẽ làm cái việc ngược lại: tổ chức đón đồng hương ngay trong những ngày bão dịch càn quét không chừa một góc phố, một nếp nhà nào. Đó là tỉnh Phú Yên - một địa phương không lấy gì làm giàu có.
Cũng xin được nói thêm rằng, chỉ cách đây một tuần thôi, địa phương này mới “chia tay” Chỉ thị 16. Nghĩa là, Phú Yên suốt ba tháng qua luôn luôn có dịch xuất hiện trong cộng đồng. Đón người từ vùng dịch về trong lúc “trong nhà” đang có dịch, đó không chỉ là một nghĩa cử tận tâm đầy trách nhiệm mà còn là một thái độ dũng cảm nữa.
Suốt gần ba tháng qua, đều đặn ngày nào Phú Yên cũng thông báo hàng chục ca dương tính trong cộng đồng, đồng thời cũng thông báo luôn cho toàn dân biết, ngày nào, giờ nào thì đoàn xe sẽ xuất phát tại Sân vận động Tuy Hòa để vào TP.HCM đón đồng hương trở về. Mỗi tuần 3 chuyến, mỗi chuyến 25 xe, suốt gần 3 tháng qua, Phú Yên đã đón 18.000 người về từ vùng dịch một cách an toàn. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này?
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh, nói một câu đơn giản nhưng là được chắt ra từ tấm lòng của một lãnh đạo thật sự biết lo nghĩ cho từng số phận của người dân: “Bà con của quê mình mà mình không đón thì họ biết đi về đâu bây giờ?”. Đơn giản thế thôi nhưng không dễ nói, càng không dễ thực hiện mà lại thực hiện rất tốt như Phú Yên. Cho đến giờ này, Phú Yên đã kiểm soát được dịch Covid-19 và “không một ai bị bỏ lại phía sau”. Nghĩa là, 25 chuyến xe đưa 1.200 công nhân người Phú Yên mắc kẹt tại Bình Dương hôm 7.10 là những chuyến xe cuối cùng. Vì vậy, trong đoàn người đi xe máy, xe đạp đội mưa gió để hồi hương trong những ngày qua, chắc chắn là không có một người “xứ Nẫu” nào! Không những thế, tỉnh này còn chuẩn bị một “sân bãi” thật ấm áp tại khu ga Hòa Đa để đón đồng bào các tỉnh phía bắc ngang qua đây mà lỡ độ đường thì có thể dừng chân ăn, nghỉ miễn phí.
Để có được những điều như thế, tỉnh Phú Yên đã biết cách vận hành bộ máy quản lý của mình một cách nhịp nhàng, khoa học. Tùy theo từng thời điểm và diễn biến của dịch mà vận dụng một cách linh hoạt. Không dồn cục để rồi bị lây nhiễm chéo, mỗi người dân đều tự giác tuyệt đối trong phòng chống dịch, nhất là những người được đón về từ vùng dịch... Chính quyền tạo điều kiện cho dân, còn dân thì hợp tác với chính quyền.
Đón đồng bào như cách của Phú Yên vừa mang lại hiệu quả, vừa tránh những sang chấn không nên có trong lòng mỗi người dân vậy.
(Đón đồng bào - tác giả: Trần Đăng)
Ảnh: Các tình nguyện viên hỗ trợ thức ăn, nước uống cho những người trở về quê.
ĐỨC HUY
Những lúc dịch bệnh, hoạn nạn thế này mới rõ tầm của người lãnh đạo
Yêu lãnh đạo Phú Yên, ấm lòng người dân xa xứ
Đã có biết bao số phận làm ta rơi nước mắt dọc đường về khi hàng ngàn người phải băng mình trong mưa lũ miền Trung những ngày qua.
Trong lúc không ít những địa phương đã tìm cách ngăn cản dòng người đi ngang qua địa phận tỉnh mình hoặc ngăn cản chính những đồng hương của mình thì có một tỉnh, trong suốt gần 3 tháng qua đã lặng lẽ làm cái việc ngược lại: tổ chức đón đồng hương ngay trong những ngày bão dịch càn quét không chừa một góc phố, một nếp nhà nào. Đó là tỉnh Phú Yên - một địa phương không lấy gì làm giàu có.
Cũng xin được nói thêm rằng, chỉ cách đây một tuần thôi, địa phương này mới “chia tay” Chỉ thị 16. Nghĩa là, Phú Yên suốt ba tháng qua luôn luôn có dịch xuất hiện trong cộng đồng. Đón người từ vùng dịch về trong lúc “trong nhà” đang có dịch, đó không chỉ là một nghĩa cử tận tâm đầy trách nhiệm mà còn là một thái độ dũng cảm nữa.
Suốt gần ba tháng qua, đều đặn ngày nào Phú Yên cũng thông báo hàng chục ca dương tính trong cộng đồng, đồng thời cũng thông báo luôn cho toàn dân biết, ngày nào, giờ nào thì đoàn xe sẽ xuất phát tại Sân vận động Tuy Hòa để vào TP.HCM đón đồng hương trở về. Mỗi tuần 3 chuyến, mỗi chuyến 25 xe, suốt gần 3 tháng qua, Phú Yên đã đón 18.000 người về từ vùng dịch một cách an toàn. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này?
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh, nói một câu đơn giản nhưng là được chắt ra từ tấm lòng của một lãnh đạo thật sự biết lo nghĩ cho từng số phận của người dân: “Bà con của quê mình mà mình không đón thì họ biết đi về đâu bây giờ?”. Đơn giản thế thôi nhưng không dễ nói, càng không dễ thực hiện mà lại thực hiện rất tốt như Phú Yên. Cho đến giờ này, Phú Yên đã kiểm soát được dịch Covid-19 và “không một ai bị bỏ lại phía sau”. Nghĩa là, 25 chuyến xe đưa 1.200 công nhân người Phú Yên mắc kẹt tại Bình Dương hôm 7.10 là những chuyến xe cuối cùng. Vì vậy, trong đoàn người đi xe máy, xe đạp đội mưa gió để hồi hương trong những ngày qua, chắc chắn là không có một người “xứ Nẫu” nào! Không những thế, tỉnh này còn chuẩn bị một “sân bãi” thật ấm áp tại khu ga Hòa Đa để đón đồng bào các tỉnh phía bắc ngang qua đây mà lỡ độ đường thì có thể dừng chân ăn, nghỉ miễn phí.
Để có được những điều như thế, tỉnh Phú Yên đã biết cách vận hành bộ máy quản lý của mình một cách nhịp nhàng, khoa học. Tùy theo từng thời điểm và diễn biến của dịch mà vận dụng một cách linh hoạt. Không dồn cục để rồi bị lây nhiễm chéo, mỗi người dân đều tự giác tuyệt đối trong phòng chống dịch, nhất là những người được đón về từ vùng dịch... Chính quyền tạo điều kiện cho dân, còn dân thì hợp tác với chính quyền.
Đón đồng bào như cách của Phú Yên vừa mang lại hiệu quả, vừa tránh những sang chấn không nên có trong lòng mỗi người dân vậy.
(Đón đồng bào - tác giả: Trần Đăng)
Ảnh: Các tình nguyện viên hỗ trợ thức ăn, nước uống cho những người trở về quê.
ĐỨC HUY
Những lúc dịch bệnh, hoạn nạn thế này mới rõ tầm của người lãnh đạo
Yêu lãnh đạo Phú Yên, ấm lòng người dân xa xứ