- Biển số
- OF-682346
- Ngày cấp bằng
- 4/7/19
- Số km
- 1,264
- Động cơ
- 116,109 Mã lực
Mặc cho thị trường rơi mạnh, cổ phiếu SSB của ngân hàng SeABank vẫn tăng hết biên độ lên 20.150 đồng/cp và dư mua trần phiên ATO hơn 10 triệu đơn vị ngay phiên chào sàn 24/3. Sáng nay, SSB tiếp tục tăng trần (+6,9%) lên 21.550 đồng/cp, vốn hoá thị trường của SeABank lên tới 26.000 tỷ đồng. Dư mua hơn 5 triệu đơn vị ở mức giá trần, trắng bên bán. Khối lượng khớp lệnh chỉ có 1,5 triệu cổ phiếu.
Sức hấp dẫn của cổ phiếu SSB đến từ sự tăng trưởng thần tốc về lợi nhuận trong giai đoạn 2017-2020 từ 381 tỷ đồng lên 1.729 tỷ đồng trong năm qua.
SeABank gây chú ý nhất khi lên sàn HoSE trong năm 2021 nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng ngoạn mục
Dấu ấn tăng trưởng “thần tốc”, gia nhập CLB lợi nhuận nghìn tỷ
Yếu tố đầu tiên mang lại sức hấp dẫn cho cổ phiếu SSB đến từ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Kể từ năm 2017, lợi nhuận của SeABank tăng 100% mỗi năm, từ mức 381 tỷ đồng lên gấp 4,5 lần, đạt 1.729 tỷ đồng năm 2020. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) cải thiện rõ rệt từ mức 7% (năm 2018) lên gần 12% (năm 2019)...
SeABank dự kiến thu nhập lãi và lợi nhuận hợp nhất năm 2021 tăng trưởng cao, khoảng 15% và thu nhập ngoài lãi sẽ đạt mức tăng trưởng 50%...
Dự kiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất sẽ tăng trưởng 36% so với năm 2020, vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng trưởng ngoạn mục trong giai đoạn 2015-2020. Nguồn: BCTC SeABank
Trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, ngân hàng SeABank đặc biệt chú trọng quản trị rủi ro.
Đi cùng với chiến lược mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận là các giải pháp quản trị rủi ro tích cực hơn. SeABank là một trong 5 nhà băng Việt Nam đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II trước thời hạn quy định 01/01/2021. SeABank được Moody’s xếp hạng tín nhiệm mức B1 - tương đương với đánh giá triển vọng phát triển ổn định liên tục trong các năm 2019, 2020. Tỷ lệ nợ xấu năm 2020 của ngân hàng chỉ ở mức 1,86%...
Quy mô vốn điều lệ tăng nhanh những năm gần đây
Năm 2009, vốn điều lệ SeABank ở mức 5.466 tỷ đồng, năm 2018, tăng lên gần 7.688 tỷ đồng. Chỉ 2 năm sau đó, SeABank đã liên tiếp tăng quy mô vốn lên 9.369 tỷ đồng và năm 2020 đạt mức 12.088 tỷ đồng nhờ phát hành chia cổ tức (131,2 triệu cp) và chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu ra công chúng.
Quy mô vốn điều lệ tăng nhanh chóng đạt hơn 12.087 tỷ đồng
Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, là cơ sở để nâng cao năng lực tài chính thông qua việc nâng cao giá trị thực của vốn điều lệ so với mức vốn pháp định, tạo điều kiện đẩy mạnh kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng (bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cấp hạn mức tín dụng, nâng cao khả năng thanh khoản, tăng cường dự phòng rủi ro…).
Tạo lập hệ sinh thái tiềm năng
SeABank có lợi thế vượt trội nhờ mạng lưới của ngân hàng này không chỉ giới hạn ở quy mô phòng giao dịch hiện có mà còn nằm ở cả chiến lược khai thác hệ sinh thái riêng, đặc biệt là tệp khách hàng của các đối tác lớn, bao gồm Tập đoàn BRG qua tất cả các mảng, nổi bật là golf, bán lẻ, bất động sản, khách sạn; VNPT, Vietnam Post, Prudential Việt Nam, Sumitomo Việt Nam, PVGas, Vietnam Airlines, Central Retail, Coca-Cola Việt Nam...
Những doanh nghiệp đối tác này chính là nền tảng quan trọng để SeABank có thể mở rộng thị phần, tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ, phát triển khách hàng mới về tín dụng, thẻ, thanh toán...
Riêng với đối tác BRG Group, SeABank thậm chí đã thành lập "đội phản ứng nhanh" để chuẩn hóa quy trình, dịch vụ khi cung cấp tới đối tác, từ đó tăng trải nghiệm và độ hài lòng của khách hàng.
Năm 2021, SeABank dự kiến tăng trưởng tài sản khoảng10%, thu nhập lãi thuần tăng trưởng 15%, thu nhập ngoài lãi sẽ đạt mức tăng trưởng 50% và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 39,6% so với năm 2020. Lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tiếp tục đến từ hoạt động kinh doanh, cho vay, hoạt động thu phí dịch vụ và các khoản thu ngoài lãi từ các hoạt động chủ yếu như hoạt động bảo hiểm, thu phí từ dịch vụ gia tăng từ tài khoản khách hàng, từ kênh giao dịch điện tử, dịch vụ thẻ…
Sức hấp dẫn của cổ phiếu SSB đến từ sự tăng trưởng thần tốc về lợi nhuận trong giai đoạn 2017-2020 từ 381 tỷ đồng lên 1.729 tỷ đồng trong năm qua.
SeABank gây chú ý nhất khi lên sàn HoSE trong năm 2021 nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng ngoạn mục
Dấu ấn tăng trưởng “thần tốc”, gia nhập CLB lợi nhuận nghìn tỷ
Yếu tố đầu tiên mang lại sức hấp dẫn cho cổ phiếu SSB đến từ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Kể từ năm 2017, lợi nhuận của SeABank tăng 100% mỗi năm, từ mức 381 tỷ đồng lên gấp 4,5 lần, đạt 1.729 tỷ đồng năm 2020. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) cải thiện rõ rệt từ mức 7% (năm 2018) lên gần 12% (năm 2019)...
SeABank dự kiến thu nhập lãi và lợi nhuận hợp nhất năm 2021 tăng trưởng cao, khoảng 15% và thu nhập ngoài lãi sẽ đạt mức tăng trưởng 50%...
Dự kiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất sẽ tăng trưởng 36% so với năm 2020, vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng trưởng ngoạn mục trong giai đoạn 2015-2020. Nguồn: BCTC SeABank
Trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, ngân hàng SeABank đặc biệt chú trọng quản trị rủi ro.
Đi cùng với chiến lược mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận là các giải pháp quản trị rủi ro tích cực hơn. SeABank là một trong 5 nhà băng Việt Nam đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II trước thời hạn quy định 01/01/2021. SeABank được Moody’s xếp hạng tín nhiệm mức B1 - tương đương với đánh giá triển vọng phát triển ổn định liên tục trong các năm 2019, 2020. Tỷ lệ nợ xấu năm 2020 của ngân hàng chỉ ở mức 1,86%...
Quy mô vốn điều lệ tăng nhanh những năm gần đây
Năm 2009, vốn điều lệ SeABank ở mức 5.466 tỷ đồng, năm 2018, tăng lên gần 7.688 tỷ đồng. Chỉ 2 năm sau đó, SeABank đã liên tiếp tăng quy mô vốn lên 9.369 tỷ đồng và năm 2020 đạt mức 12.088 tỷ đồng nhờ phát hành chia cổ tức (131,2 triệu cp) và chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu ra công chúng.
Quy mô vốn điều lệ tăng nhanh chóng đạt hơn 12.087 tỷ đồng
Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, là cơ sở để nâng cao năng lực tài chính thông qua việc nâng cao giá trị thực của vốn điều lệ so với mức vốn pháp định, tạo điều kiện đẩy mạnh kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng (bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cấp hạn mức tín dụng, nâng cao khả năng thanh khoản, tăng cường dự phòng rủi ro…).
Tạo lập hệ sinh thái tiềm năng
SeABank có lợi thế vượt trội nhờ mạng lưới của ngân hàng này không chỉ giới hạn ở quy mô phòng giao dịch hiện có mà còn nằm ở cả chiến lược khai thác hệ sinh thái riêng, đặc biệt là tệp khách hàng của các đối tác lớn, bao gồm Tập đoàn BRG qua tất cả các mảng, nổi bật là golf, bán lẻ, bất động sản, khách sạn; VNPT, Vietnam Post, Prudential Việt Nam, Sumitomo Việt Nam, PVGas, Vietnam Airlines, Central Retail, Coca-Cola Việt Nam...
Những doanh nghiệp đối tác này chính là nền tảng quan trọng để SeABank có thể mở rộng thị phần, tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ, phát triển khách hàng mới về tín dụng, thẻ, thanh toán...
Riêng với đối tác BRG Group, SeABank thậm chí đã thành lập "đội phản ứng nhanh" để chuẩn hóa quy trình, dịch vụ khi cung cấp tới đối tác, từ đó tăng trải nghiệm và độ hài lòng của khách hàng.
Năm 2021, SeABank dự kiến tăng trưởng tài sản khoảng10%, thu nhập lãi thuần tăng trưởng 15%, thu nhập ngoài lãi sẽ đạt mức tăng trưởng 50% và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 39,6% so với năm 2020. Lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tiếp tục đến từ hoạt động kinh doanh, cho vay, hoạt động thu phí dịch vụ và các khoản thu ngoài lãi từ các hoạt động chủ yếu như hoạt động bảo hiểm, thu phí từ dịch vụ gia tăng từ tài khoản khách hàng, từ kênh giao dịch điện tử, dịch vụ thẻ…