Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian quattro đã có nổi tiếng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quattro hiện nay là một thuật ngữ mang tính marketing hơn là kỹ thuật. Trên thực tế, có đến 2 hệ thống quattro khác nhau, tùy thuộc vào mẫu xe. Không phải chiếc xe Audi nào với logo “quattro” đều giống nhau.
Phân loại hai hệ thống quattro
Hệ thống quattro thứ nhất, tạm gọi là “quattro truyền thống”, được sử dụng trên những mẫu xe như A4, A6, A7, A8, Q5, Q7… Đây cũng chính là hệ thống quattro nguyên thủy của Audi. Hệ thống quattro thứ hai, tạm gọi là “quattro điện tử”, xuất hiện sau và được sử dụng trên những mẫu xe nhỏ, thuộc phân khúc thấp hơn, như A3, Q3, TT…
Hệ thống “quattro truyền thống” sử dụng một khóa vi sai trung tâm để truyền lực kéo đồng thời đến cả 2 trục bánh trước và sau. Và đúng như tên gọi “dẫn động toàn thời gian”, lực kéo này luôn được duy trì trong mọi điều kiện vận hành, với tỷ lệ phân bố khá cân bằng giữa 2 trục. Mặc dù trục bánh sau thường được ưu tiên nhận momen xoắn cao hơn nhưng sự chênh lệch này không quá lớn; trục bánh trước thường nhận không dưới 40% tổng momen xoắn. Cơ chế này giúp đảm bảo xe vận hàng ổn định hơn trong điều kiện trơn trượt. Một đặc trưng nữa của những mẫu xe sử dụng hệ thống quattro kiểu truyền thống này là có động cơ được đặt dọc.
Ngược lại, những mẫu xe dùng kiểu quattro điện tử có thiết kế động cơ đặt nằm ngang. Chúng không có khóa vi sai trung tâm mà thay vào đó sử dụng khớp ly hợp được điều khiển bởi các thiết bị điện tử. Điểm khác biệt đầu tiên giữa hệ thống này và kiểu quattro truyền thống là phần lớn sức kéo chỉ được tập trung vào 1 trục trong điều kiện thông thường, với tỷ lệ vào khoảng 95% momen xoắn cho trục bánh trước.
Điểm khác biệt thứ hai là hệ thống này dựa vào dữ liệu từ các cảm biến điện tử để đáp ứng theo điều kiện vận hành. Như khi các cảm biến phát hiện ra bánh trước mất sức bám, khớp ly hợp sẽ tự động chuyển phần lớn momen xoắn ra trục bánh sau để duy trì sức kéo.
Ưu và nhược điểm từng loại
Đối với khách hàng tại Việt Nam, sự khác biệt này có những ý nghĩa nhất định. Hiển nhiên là nếu bạn muốn trải nghiệm những ưu việt của hệ thống quattro nguyên bản, đúng chất Audi thì cần chọn mua những mẫu xe từ A4 trở lên. Và câu hỏi chính được đặt ra là có sự khác biệt lớn nào giữa kiểu ‘quattro truyền thống’ và ‘quattro điện tử’?
Về mặt khả năng vận hành, như đã đề cập ở trên, kiểu “quattro truyền thống” sẽ phát huy tối đa ưu điểm trong điều kiện mặt đường trơn trượt, như khi bị đóng băng trong mùa đông. Điều kiện này hầu như không xuất hiện tại Việt Nam, do đó ưu thế này có thể không tạo nhiều sự khác biệt. Ngoài ra, trong những điều kiện khác, như khi ôm cua ở tốc độ cao, kiểu “quattro truyền thống” vẫn sẽ thể hiện ưu thế so với “quattro điện tử”.
Bên cạnh đó, kiểu ‘quattro truyền thống’ sẽ có độ tin cậy cao hơn do là hệ thống thuần túy cơ khí, không đòi hỏi có các cảm biến điện tử. Mặt khác, kiểu “quattro điện tử” cũng có ưu thế riêng về mặt tiêu thụ nhiên liệu. Do phần lớn lực kéo chỉ được truyền đến một trục trong điều kiện thông thường, tiêu hao năng lượng do ma sát được giảm xuống. Ngoài ra, hệ thống “quattro điện tử” kết hợp với kiểu đặt động cơ nằm ngang làm giảm chiều dài khoang động cơ và tăng kích thước khoang hành khách.
Phân loại hai hệ thống quattro
Hệ thống quattro thứ nhất, tạm gọi là “quattro truyền thống”, được sử dụng trên những mẫu xe như A4, A6, A7, A8, Q5, Q7… Đây cũng chính là hệ thống quattro nguyên thủy của Audi. Hệ thống quattro thứ hai, tạm gọi là “quattro điện tử”, xuất hiện sau và được sử dụng trên những mẫu xe nhỏ, thuộc phân khúc thấp hơn, như A3, Q3, TT…
Hệ thống “quattro truyền thống” sử dụng một khóa vi sai trung tâm để truyền lực kéo đồng thời đến cả 2 trục bánh trước và sau. Và đúng như tên gọi “dẫn động toàn thời gian”, lực kéo này luôn được duy trì trong mọi điều kiện vận hành, với tỷ lệ phân bố khá cân bằng giữa 2 trục. Mặc dù trục bánh sau thường được ưu tiên nhận momen xoắn cao hơn nhưng sự chênh lệch này không quá lớn; trục bánh trước thường nhận không dưới 40% tổng momen xoắn. Cơ chế này giúp đảm bảo xe vận hàng ổn định hơn trong điều kiện trơn trượt. Một đặc trưng nữa của những mẫu xe sử dụng hệ thống quattro kiểu truyền thống này là có động cơ được đặt dọc.
Ngược lại, những mẫu xe dùng kiểu quattro điện tử có thiết kế động cơ đặt nằm ngang. Chúng không có khóa vi sai trung tâm mà thay vào đó sử dụng khớp ly hợp được điều khiển bởi các thiết bị điện tử. Điểm khác biệt đầu tiên giữa hệ thống này và kiểu quattro truyền thống là phần lớn sức kéo chỉ được tập trung vào 1 trục trong điều kiện thông thường, với tỷ lệ vào khoảng 95% momen xoắn cho trục bánh trước.
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=VMjYYS5yQjk[/YOUTUBE]
Audi Q3 2015, một trong những mẫu xe dùng "quattro điện tử"
Audi Q3 2015, một trong những mẫu xe dùng "quattro điện tử"
Điểm khác biệt thứ hai là hệ thống này dựa vào dữ liệu từ các cảm biến điện tử để đáp ứng theo điều kiện vận hành. Như khi các cảm biến phát hiện ra bánh trước mất sức bám, khớp ly hợp sẽ tự động chuyển phần lớn momen xoắn ra trục bánh sau để duy trì sức kéo.
Ưu và nhược điểm từng loại
Đối với khách hàng tại Việt Nam, sự khác biệt này có những ý nghĩa nhất định. Hiển nhiên là nếu bạn muốn trải nghiệm những ưu việt của hệ thống quattro nguyên bản, đúng chất Audi thì cần chọn mua những mẫu xe từ A4 trở lên. Và câu hỏi chính được đặt ra là có sự khác biệt lớn nào giữa kiểu ‘quattro truyền thống’ và ‘quattro điện tử’?
Về mặt khả năng vận hành, như đã đề cập ở trên, kiểu “quattro truyền thống” sẽ phát huy tối đa ưu điểm trong điều kiện mặt đường trơn trượt, như khi bị đóng băng trong mùa đông. Điều kiện này hầu như không xuất hiện tại Việt Nam, do đó ưu thế này có thể không tạo nhiều sự khác biệt. Ngoài ra, trong những điều kiện khác, như khi ôm cua ở tốc độ cao, kiểu “quattro truyền thống” vẫn sẽ thể hiện ưu thế so với “quattro điện tử”.
Bên cạnh đó, kiểu ‘quattro truyền thống’ sẽ có độ tin cậy cao hơn do là hệ thống thuần túy cơ khí, không đòi hỏi có các cảm biến điện tử. Mặt khác, kiểu “quattro điện tử” cũng có ưu thế riêng về mặt tiêu thụ nhiên liệu. Do phần lớn lực kéo chỉ được truyền đến một trục trong điều kiện thông thường, tiêu hao năng lượng do ma sát được giảm xuống. Ngoài ra, hệ thống “quattro điện tử” kết hợp với kiểu đặt động cơ nằm ngang làm giảm chiều dài khoang động cơ và tăng kích thước khoang hành khách.
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=u_CkZz7GA9A[/YOUTUBE]
Hệ thống quattro truyền thống giúp Audi S8 giành ưu thế trước Mercedes S63 AMG