- Biển số
- OF-33666
- Ngày cấp bằng
- 21/4/09
- Số km
- 2,583
- Động cơ
- 510,703 Mã lực
Em copy lại 1 bài trên FB để cho các bác thêm 1 cái nhìn về việc bỏ Tết Âm lịch của Nhật Bản để có thêm th.tin.
CÓ PHẢI CỨ “BỎ TẾT TA, ĂN TẾT TÂY” LÀ ĐẤT NƯỚC HÓA RỒNG???
Khoảng 10-15 năm trở lại đây, ở trên nhiều diễn đàn diễn ra cuộc tranh luận rất hăng hái của người Việt về chuyện có nên “Bỏ Tết ta ăn tết Tây” hay “Gộp Tết âm lịch vào Tết dương lịch”.
Cuộc tranh luận rất hăng hái và ở nhiều nơi đi quá đà khi các “fan” của hai phe ủng hộ và phản đối ném vào nhau đủ thứ từ ngữ khó nghe.
Nói một cách ngắn gọn thì phe ủng hộ cho rằng Tết âm lịch cùng với tháng Giêng đã tạo cơ hội cho người Việt ăn chơi bù khú làm giảm năng suất lao động và tinh thần uể oải. Cần phải xóa Tết âm lịch hoặc gộp vào Tết dương lịch để cho hội nhập, từ đó thúc đẩy năng suất lao động đưa đất nước đi lên.
Phe phản đối thì cho rằng như thế là xóa bỏ truyền thống của của tổ tiên, xóa bỏ nét đẹp văn hóa cổ truyền.
Nghe chừng phe nào cũng có lý cả.
Nhưng ngẫm kĩ thì thấy lý luận của cả hai phe đều sơ hở và cuộc tranh luận này không đem lại điều gì thiết thực. Nó chỉ giống như một loại thuốc mê hoặc morphin.
Chẳng hạn phe ủng hộ hay viện dẫn rằng Nhật Bản nhờ bỏ lịch âm dùng lịch dương và đón Tết dương lịch mà trở nên giàu có, văn minh. Nhiều người gật gù với lý luận này.
Nhưng thực chất đây là một sự ngộ nhận và lầm lẫn lớn.
Rất khó chứng minh rằng việc đổi lịch của Nhật Bản làm cho nước Nhật văn minh, giàu mạnh.
Nhật Bản đổi sang dùng lịch dương năm 1873 dưới thời Minh Trị (năm Minh Trị thứ 6) nhưng để có nước Nhật như ngày nay thì còn phải đợi nước Nhật bại trận năm 1945 và cải cách hậu chiến (1945-1950) thành công. Minh Trị không phải là ông vua anh minh sáng suốt như người Việt tưởng và thời kì Minh Trị không phải chỉ toàn …màu hồng. Chỉ có 10 năm đầu của thời Minh Trị là thời kì khai sáng còn sau đó là sự trung ương tập quyền cao độ của chính quyền mới đi kèm với trấn áp đối lập. Ngay cả Đại tướng Saigo Takamori, công thần số 1, người góp phần quan trọng đưa phe duy tân giành lại chính quyền cũng phải tự sát trong vòng vây trùng điệp của quân đội Minh Trị khi cuộc dấy binh chống Minh Trị do ông lãnh đạo thất bại. Sách của Fukuzawa Yukichi cũng bị cấm. Nhiều trí thức tên tuổi khác bị Minh Trị tống vào tù. Từ 1889 trở đi tính chất quân phiệt của nước Nhật ngày càng rõ và từ 1931-1945 là 15 năm chiến tranh đẫm máu. Nước Nhật bị chủ nghĩa quân phiệt cai trị và người dân Nhật cũng như người dân nhiều nước châu Á khác phải gánh chịu sự đàn áp thảm khốc.
Giai đoạn mà nhiều người Việt Nam ca ngợi và ảo tưởng đó chính là giai đoạn mà sau này người Nhật thừa nhận đó là giai đoạn “đầy máu và nước mắt”, giai đoạn “không được sống cuộc sống thật sự là người”. Các giá trị nhân văn chỉ được tái lập sau 1945 khi Hiến pháp 1946 được công bố với ba nguyên lý “hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người”. 15 năm sau cuộc cải cách hậu chiến, nước Nhật mới trở thành cường quốc kinh tế và trở lại vũ đài quốc tế.
Như vậy có thể thấy sự phát triển của nước Nhật là nhờ vào cuộc khai sáng ở giai đoạn đầu thời Minh Trị, các phong trào dân quyền sau đó và công cuộc cải cách thời hậu chiến thiết lập chế độ dân chủ chứ không phải là nhờ vào…đổi lịch.
Trong khi khó chứng minh tác dụng của việc đổi lịch đối với phát triển thì lại dễ dàng tìm thấy lý do trực tiếp của việc này. Sách của người Nhật viết rằng chính quyền Minh Trị năm đó quyết định đổi sang lịch dương vì tránh việc phải trả thêm một tháng lương cho toàn bộ nhân viên nhà nước nếu dùng lịch cũ trong khi lúc đó tình hình tài chính quốc gia đang kiệt quệ.
Một điểm thú vị nữa mà những người ở Việt Nam hay viện dẫn chuyện Nhật đổi lịch cũng không biết hoặc không đề cập là sự thật người Nhật vẫn đón Tết âm lịch ngay khi đã đổi lịch chứ không phải đã bỏ ngay.
Sau khi chính quyền Minh Trị đã ban bố sắc lệnh dùng lịch dương, người dân Nhật ở vùng nông thôn vẫn đón Tết âm lịch như thường. Hiện tượng này kéo dài gần một thế kỉ và chỉ chấm dứt vào những năm 60 của thế kỉ XX khi nước Nhật bước vào thời kì phát triển thần kỳ , nông thôn trở thành đô thị và lực lượng lao động trẻ từ nông thôn ra thành phố làm việc trong các nhà máy, công sở theo nhịp sống hiện đại không thể về quê đón Tết âm lịch cùng gia đình.
Ngày nay ở một số đền thờ Thần đạo và một số ngôi làng ở vùng xa xôi người Nhật vẫn tiến hành các nghi thức cúng lễ vào dịp “Tết cũ”.
Gần đây, “Tết cũ” được người Nhật chú ý trở lại do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Nhật vào dịp nay tăng mạnh đem lại nguồn thu lớn.
Nếu Việt Nam đổi lịch đón Tết chắc chắn sẽ diễn ra hiện tượng tương tự và nó có thể kéo dài đến 200 năm do tốc độ và trình độ công nghiệp hóa ở Việt Nam khác xa Nhật Bản. Người Việt sẽ ăn Tết và chơi bời linh đình suốt từ Tết dương lịch qua Tết âm lịch và cả tháng giêng âm lịch.
Chuyện đổi lịch ở Nhật đơn thuần là một thao tác kĩ thuật nhưng trong mắt người Việt đang khát khao thay đổi nó đã trở thành “phương thuốc vạn năng” cho sự thịnh vượng và văn minh của một quốc gia.
Khát vọng đất nước hóa rồng, quốc dân thay đổi tâm tính, tư duy, thói quen sinh hoạt nhờ vào việc đổi lịch đón Tết thực ra là một giấc mơ đầy lãng mạn mà đau đớn.
(nguồn FB)
CÓ PHẢI CỨ “BỎ TẾT TA, ĂN TẾT TÂY” LÀ ĐẤT NƯỚC HÓA RỒNG???
Khoảng 10-15 năm trở lại đây, ở trên nhiều diễn đàn diễn ra cuộc tranh luận rất hăng hái của người Việt về chuyện có nên “Bỏ Tết ta ăn tết Tây” hay “Gộp Tết âm lịch vào Tết dương lịch”.
Cuộc tranh luận rất hăng hái và ở nhiều nơi đi quá đà khi các “fan” của hai phe ủng hộ và phản đối ném vào nhau đủ thứ từ ngữ khó nghe.
Nói một cách ngắn gọn thì phe ủng hộ cho rằng Tết âm lịch cùng với tháng Giêng đã tạo cơ hội cho người Việt ăn chơi bù khú làm giảm năng suất lao động và tinh thần uể oải. Cần phải xóa Tết âm lịch hoặc gộp vào Tết dương lịch để cho hội nhập, từ đó thúc đẩy năng suất lao động đưa đất nước đi lên.
Phe phản đối thì cho rằng như thế là xóa bỏ truyền thống của của tổ tiên, xóa bỏ nét đẹp văn hóa cổ truyền.
Nghe chừng phe nào cũng có lý cả.
Nhưng ngẫm kĩ thì thấy lý luận của cả hai phe đều sơ hở và cuộc tranh luận này không đem lại điều gì thiết thực. Nó chỉ giống như một loại thuốc mê hoặc morphin.
Chẳng hạn phe ủng hộ hay viện dẫn rằng Nhật Bản nhờ bỏ lịch âm dùng lịch dương và đón Tết dương lịch mà trở nên giàu có, văn minh. Nhiều người gật gù với lý luận này.
Nhưng thực chất đây là một sự ngộ nhận và lầm lẫn lớn.
Rất khó chứng minh rằng việc đổi lịch của Nhật Bản làm cho nước Nhật văn minh, giàu mạnh.
Nhật Bản đổi sang dùng lịch dương năm 1873 dưới thời Minh Trị (năm Minh Trị thứ 6) nhưng để có nước Nhật như ngày nay thì còn phải đợi nước Nhật bại trận năm 1945 và cải cách hậu chiến (1945-1950) thành công. Minh Trị không phải là ông vua anh minh sáng suốt như người Việt tưởng và thời kì Minh Trị không phải chỉ toàn …màu hồng. Chỉ có 10 năm đầu của thời Minh Trị là thời kì khai sáng còn sau đó là sự trung ương tập quyền cao độ của chính quyền mới đi kèm với trấn áp đối lập. Ngay cả Đại tướng Saigo Takamori, công thần số 1, người góp phần quan trọng đưa phe duy tân giành lại chính quyền cũng phải tự sát trong vòng vây trùng điệp của quân đội Minh Trị khi cuộc dấy binh chống Minh Trị do ông lãnh đạo thất bại. Sách của Fukuzawa Yukichi cũng bị cấm. Nhiều trí thức tên tuổi khác bị Minh Trị tống vào tù. Từ 1889 trở đi tính chất quân phiệt của nước Nhật ngày càng rõ và từ 1931-1945 là 15 năm chiến tranh đẫm máu. Nước Nhật bị chủ nghĩa quân phiệt cai trị và người dân Nhật cũng như người dân nhiều nước châu Á khác phải gánh chịu sự đàn áp thảm khốc.
Giai đoạn mà nhiều người Việt Nam ca ngợi và ảo tưởng đó chính là giai đoạn mà sau này người Nhật thừa nhận đó là giai đoạn “đầy máu và nước mắt”, giai đoạn “không được sống cuộc sống thật sự là người”. Các giá trị nhân văn chỉ được tái lập sau 1945 khi Hiến pháp 1946 được công bố với ba nguyên lý “hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người”. 15 năm sau cuộc cải cách hậu chiến, nước Nhật mới trở thành cường quốc kinh tế và trở lại vũ đài quốc tế.
Như vậy có thể thấy sự phát triển của nước Nhật là nhờ vào cuộc khai sáng ở giai đoạn đầu thời Minh Trị, các phong trào dân quyền sau đó và công cuộc cải cách thời hậu chiến thiết lập chế độ dân chủ chứ không phải là nhờ vào…đổi lịch.
Trong khi khó chứng minh tác dụng của việc đổi lịch đối với phát triển thì lại dễ dàng tìm thấy lý do trực tiếp của việc này. Sách của người Nhật viết rằng chính quyền Minh Trị năm đó quyết định đổi sang lịch dương vì tránh việc phải trả thêm một tháng lương cho toàn bộ nhân viên nhà nước nếu dùng lịch cũ trong khi lúc đó tình hình tài chính quốc gia đang kiệt quệ.
Một điểm thú vị nữa mà những người ở Việt Nam hay viện dẫn chuyện Nhật đổi lịch cũng không biết hoặc không đề cập là sự thật người Nhật vẫn đón Tết âm lịch ngay khi đã đổi lịch chứ không phải đã bỏ ngay.
Sau khi chính quyền Minh Trị đã ban bố sắc lệnh dùng lịch dương, người dân Nhật ở vùng nông thôn vẫn đón Tết âm lịch như thường. Hiện tượng này kéo dài gần một thế kỉ và chỉ chấm dứt vào những năm 60 của thế kỉ XX khi nước Nhật bước vào thời kì phát triển thần kỳ , nông thôn trở thành đô thị và lực lượng lao động trẻ từ nông thôn ra thành phố làm việc trong các nhà máy, công sở theo nhịp sống hiện đại không thể về quê đón Tết âm lịch cùng gia đình.
Ngày nay ở một số đền thờ Thần đạo và một số ngôi làng ở vùng xa xôi người Nhật vẫn tiến hành các nghi thức cúng lễ vào dịp “Tết cũ”.
Gần đây, “Tết cũ” được người Nhật chú ý trở lại do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Nhật vào dịp nay tăng mạnh đem lại nguồn thu lớn.
Nếu Việt Nam đổi lịch đón Tết chắc chắn sẽ diễn ra hiện tượng tương tự và nó có thể kéo dài đến 200 năm do tốc độ và trình độ công nghiệp hóa ở Việt Nam khác xa Nhật Bản. Người Việt sẽ ăn Tết và chơi bời linh đình suốt từ Tết dương lịch qua Tết âm lịch và cả tháng giêng âm lịch.
Chuyện đổi lịch ở Nhật đơn thuần là một thao tác kĩ thuật nhưng trong mắt người Việt đang khát khao thay đổi nó đã trở thành “phương thuốc vạn năng” cho sự thịnh vượng và văn minh của một quốc gia.
Khát vọng đất nước hóa rồng, quốc dân thay đổi tâm tính, tư duy, thói quen sinh hoạt nhờ vào việc đổi lịch đón Tết thực ra là một giấc mơ đầy lãng mạn mà đau đớn.
(nguồn FB)
Chỉnh sửa cuối: