- Biển số
- OF-209061
- Ngày cấp bằng
- 6/9/13
- Số km
- 159
- Động cơ
- 317,990 Mã lực
Thực tế, không ai phủ nhận hiệu quả của phim chống
nóng cho kính ôtô, chỉ là có đúng với kỳ vọng, có đúng như quảng cáo, có
tương đương với số tiền bỏ ra hay không thôi.
Các tranh luận không phải là dán phim chống nóng cho
kính thân xe, kính hậu mà là việc có nên dán cho kính lái, nơi thường
xuyên tiếp nhận trực tiếp ánh nắng chói trang của mùa hè nhiệt đới và
cũng là nơi đòi hỏi tầm quan sát rõ ràng, trong nhất đặc biệt lúc đi
dưới trời mưa, tối.
Phim chống nóng dành cho kính lái có độ phản gương
dưới 15%, xuyên sáng trên 70%. Độ xuyên sáng càng lớn thì khả năng chống
nóng chống nóng thấp, độ xuyên thấu UV cao.
Ôtô hiện nay, hầu hết đều nhuộm màu khoảng 15-20 cm ở
phía trên của kính lái (trừ Toyota) để hạn chế ánh nắng trực tiếp rọi
vào mặt người ngồi hàng ghế đầu, ngoài ra đều trang bị bảng chống chói
cho bên lái và bên phụ.
Vậy có nên dán phim chống nóng cho kính lái, khi mà
vẫn còn gần 30% ánh sáng nhìn thấy không thể xuyên qua được. Tức là ảnh
hưởng đến tầm nhìn, nhất là đêm tối, thời tiết xấu…trong khi khả năng
cách nhiệt kém do xuyên sáng những hơn 70%. Có ba luồng ý kiến cho vấn
đề này :
1- Tin tưởng vào nhà sản xuất, tin vào quảng cáo, tin
vào thương hiệu nên dán tất, dán cả kính lái. Vì có như vậy mới tăng
hiệu quả của phim chống nắng và rằng sẽ giữ lạnh lâu hơn trong khoang xe
và bảo vệ nội thất tốt hơn….Bảo vệ làn da châu Á, nếu bị ung thư da
là phim đểu hoặc da lởm.
2- Không nên dán kính lái vì dễ đâm vào
cột điện do bị méo hình , nhất là đêm tối , mưa giông, ánh sáng yếu,
hoặc bị hoa nắng khi lái xe buổi trưa tại các tỉnh miền trung là ví
dụ. Chỉ cần thường xuyên phụt nước rửa kính để vừa sạch bụi và làm mát
kính lái mà thôi.
3- Cũng không nên dán kính lái. Nếu có dán, chỉ
cần dán khoảng 30-35 cm, chạy ngang theo mép trên của kính lái. Bởi mặt
trời chiếu xiên chứ không chiếu ngang, nên chỉ cần 30-35 cm đó là làm
dịu mắt, cản UV trực tiếp vào mặt, hơn nữa nếu cần, còn có bảng che nắng
chống chói lắp sẵn trên xe. Và khỏi lo méo hình, loá hình hay hoa nắng
do lớp phim, keo dán hoặc tay nghề thợ thi công, hoặc vì cả ba. Quan
trọng là khoảng không dán phim là khoảng kính lái nguyên bản cho ta tầm
nhìn thật, rất rõ ràng, trong sáng…
Các cụ giúp e chọn phương án nào trong ba phương án trên. Cám ơn các cụ nhiều.
nóng cho kính ôtô, chỉ là có đúng với kỳ vọng, có đúng như quảng cáo, có
tương đương với số tiền bỏ ra hay không thôi.
Các tranh luận không phải là dán phim chống nóng cho
kính thân xe, kính hậu mà là việc có nên dán cho kính lái, nơi thường
xuyên tiếp nhận trực tiếp ánh nắng chói trang của mùa hè nhiệt đới và
cũng là nơi đòi hỏi tầm quan sát rõ ràng, trong nhất đặc biệt lúc đi
dưới trời mưa, tối.
Phim chống nóng dành cho kính lái có độ phản gương
dưới 15%, xuyên sáng trên 70%. Độ xuyên sáng càng lớn thì khả năng chống
nóng chống nóng thấp, độ xuyên thấu UV cao.
Ôtô hiện nay, hầu hết đều nhuộm màu khoảng 15-20 cm ở
phía trên của kính lái (trừ Toyota) để hạn chế ánh nắng trực tiếp rọi
vào mặt người ngồi hàng ghế đầu, ngoài ra đều trang bị bảng chống chói
cho bên lái và bên phụ.
Vậy có nên dán phim chống nóng cho kính lái, khi mà
vẫn còn gần 30% ánh sáng nhìn thấy không thể xuyên qua được. Tức là ảnh
hưởng đến tầm nhìn, nhất là đêm tối, thời tiết xấu…trong khi khả năng
cách nhiệt kém do xuyên sáng những hơn 70%. Có ba luồng ý kiến cho vấn
đề này :
1- Tin tưởng vào nhà sản xuất, tin vào quảng cáo, tin
vào thương hiệu nên dán tất, dán cả kính lái. Vì có như vậy mới tăng
hiệu quả của phim chống nắng và rằng sẽ giữ lạnh lâu hơn trong khoang xe
và bảo vệ nội thất tốt hơn….Bảo vệ làn da châu Á, nếu bị ung thư da
là phim đểu hoặc da lởm.
2- Không nên dán kính lái vì dễ đâm vào
cột điện do bị méo hình , nhất là đêm tối , mưa giông, ánh sáng yếu,
hoặc bị hoa nắng khi lái xe buổi trưa tại các tỉnh miền trung là ví
dụ. Chỉ cần thường xuyên phụt nước rửa kính để vừa sạch bụi và làm mát
kính lái mà thôi.
3- Cũng không nên dán kính lái. Nếu có dán, chỉ
cần dán khoảng 30-35 cm, chạy ngang theo mép trên của kính lái. Bởi mặt
trời chiếu xiên chứ không chiếu ngang, nên chỉ cần 30-35 cm đó là làm
dịu mắt, cản UV trực tiếp vào mặt, hơn nữa nếu cần, còn có bảng che nắng
chống chói lắp sẵn trên xe. Và khỏi lo méo hình, loá hình hay hoa nắng
do lớp phim, keo dán hoặc tay nghề thợ thi công, hoặc vì cả ba. Quan
trọng là khoảng không dán phim là khoảng kính lái nguyên bản cho ta tầm
nhìn thật, rất rõ ràng, trong sáng…
Các cụ giúp e chọn phương án nào trong ba phương án trên. Cám ơn các cụ nhiều.