[Funland] Có một Hamburger Hill thứ 2 trên chiến trường Thừa Thiên Huế năm 1970 mà ít người biết đến.

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
15/12/2022 - 06:45
KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2022)
Trận đánh cuối cùng của Quân đội Mỹ ở Việt Nam - Kỳ 1: Cao điểm 935 nằm ở đâu?
TTH - LTS: Cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã lùi xa gần 50 năm, nhưng những ký ức của nó vẫn còn đậm sâu trong những người tham gia cả 2 bên chiến tuyến. Nhân Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Báo Thừa Thiên Huế trân trọng giới thiệu loạt bài viết Trận đánh cuối cùng của Quân đội Mỹ ở Việt Nam của Nhà báo Phạm Hữu Thu, để bạn đọc có thêm thông tin về một số trận đánh có tính quyết định làm thay đổi cục diện trên chiến trường Thừa Thiên Huế nói riêng và cả miền Nam nói chung…

Trong một lần trò chuyện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn cho biết, năm 2001, ông có tiếp xúc với một vị tướng Mỹ hồi hưu tên là tướng Harrison. Trong chiến tranh Việt Nam, tướng Harrison là Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn 101 Dù của Quân đội Mỹ.
Cuộc thất bại 30 năm nhìn lại

Đến Huế, vị tướng này mong muốn được thăm lại chiến trường xưa, nhưng do giao thông cách trở nên không thể. Cuối cùng, ông chỉ gặp Trung tá Phạm Văn Đính (nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 Sư đoàn 3 Bộ binh Quân đội Sài Gòn năm 1972 đầu hàng Quân giải phóng), người mà ông đã quen biết trong chiến dịch Lam Sơn 719 khi tướng Harrison được cử làm Cố vấn cho Sư đoàn I Quân đội Sài Gòn.

Căn cứ 935/Ripcord. Ảnh: Tư liệu
Để có cái nhìn từ hai phía, năm 2003, tướng Harrison trở lại Việt Nam và lần này ông đã lên Cao Bằng gặp tướng Chu Phương Đới, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 324 Quân Giải phóng - người trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công, bao vây cứ điểm 935, phía Quân đội Mỹ gọi là trận Ripcord diễn ra trong tháng 7/1970.
Sau những chuyến đi này, năm 2004, tướng hồi hưu tướng Harrison cho xuất bản cuốn sách “Hell on a hill top: America’s last major battle in Vietnam - Địa ngục trên đỉnh đồi: Trận đánh cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam”.
Trong tác phẩm của mình, tướng Harrison dẫn bối cảnh tình hình chiến cuộc ở Việt Nam năm 1970; đặc biệt là sau khi Quân đội Mỹ phối hợp với Quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân vượt biên giới Cambodia nhằm tìm và diệt các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam nhưng thất bại và chiến dịch Ngôi sao Texas (Texas star operations) ở Trị Thiên do Sư đoàn 101 Dù Mỹ phối hợp với Sư đoàn I Bộ binh của Quân đội Sài Gòn triển khai nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho miền Nam qua tuyến đường mòn Hồ Chí Minh nhưng không thành. Nguyên nhân sâu xa là do Ripcord - căn cứ hỏa lực trọng yếu của Quân đội Mỹ bị Quân giải phóng tấn công, bao vây và bị vùi dập, để cuối cùng buộc phải tháo chạy khỏi nơi mà ông xem là Địa ngục trần gian!
Vậy cao điểm 935/ Ripcord nằm ở đâu?
Theo bản đồ quân sự Mỹ, căn cứ hỏa lực Ripcord/ 935 nằm ở phía đông thung lũng A Shau - A Lưới còn hiện tại nó nằm ở phía tây xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. Do ô tô không đến được, muốn lên 935/Ripcord, từ vùng nước nóng Thanh Tân phải đi bộ vượt qua dốc Chuối, vượt dãy núi Cốc Muộn đi tiếp mới đến nơi.
Mặc dù không cao hơn các ngọn núi xung quanh, nhưng sau khi san bằng, đỉnh núi 935/Ripcord rộng hơn 100.000m2 nên nó đáp ứng yêu cầu để thiết lập một căn cứ hỏa lực mạnh. Tại đây, trận địa pháo hỗn hợp gồm cối 81 và 106,7 ly; các loại pháo: 85, 105 và 155 ly. Nhờ có tới 3 bãi đáp nên các loại máy bay vận tải Chinook, CH-47 và trực thăng chiến đấu dễ dàng đưa quân, vũ khí, hậu cần tiếp ứng cho Ripcord!
Riêng Trung tâm tác chiến ở Ripcord, để tránh đạn cối pháo kích, Quân Mỹ cho đặt hệ thống conexes bằng thép bên trên có nhiều lớp bao cát ken dày. Bên trong căn cứ là hệ thống hầm hào có từng tấm cover che chắn và xung quanh Ripcord những lớp kẽm gai bùng nhùng, xen kẽ những bãi mìn định hướng Claymo, bẫy mìn chiếu sáng bảo vệ.
Khi Ripcord bị Quân Giải phóng tấn công, ngoài dùng hỏa lực từ các trận địa pháo xung quanh như: O’Reilly(Cốc Muộn), Barbara và Rakkasan đáp trả, Sư đoàn 101 Dù điều động trực thăng vũ trang, máy bay chiến lược B.52, máy bay B.57, máy bay C.130, máy bay được mệnh danh là Marine Intruder của Hạm đội 7 và thậm chí còn dùng cả máy bay Skyraider (của quân đội Sài Gòn) yểm trợ.
Việc vận chuyển vũ khí, đạn dược và quân nhu tiếp viện cho Ripcord được giao cho 2 tiểu đoàn hàng không số158, 159 đảm trách.
Sau hơn 3 tuần liên tục “vây - lấn - tấn - phá - triệt - diệt”, đến ngày 23/7/1970, bằng tinh thần chiến đấu ngoan cường, Quân Giải phóng đã buộc Lữ đoàn 3 Sư đoàn 101 Dù Mỹ tháo chạy khỏi căn cứ 935/Ripcord!
Câu hỏi đặt ra là tại sao phải mất 30 năm (1970-2000) trận đánh giải vây cho Ripcord mới được phía Mỹ nhìn nhận là thất bại?
Keith W. Nolan, tác giả của cuốn sách “Ripcord: Screaming Eagles under siege - Đại bàng gào thét đang bị bao vây” cho biết: Sư 101 cấm các phóng viên đến căn cứ trong và sau trận chiến nên không hề có một dòng nào viết về trận đánh này, mà sự trả giá thậm chí còn nặng nề hơn cả Humbuger Hill”, do vậy mà tin tức, bài viết cũng như hình ảnh về Ripcord không hề xuất hiện trên báo chí, truyền hình Mỹ.
Khi cuộc chiến diễn ra, Chriss Jensen, một nhiếp ảnh viên của Sư đoàn Dù 101 liều lĩnh tìm đến đến Ripcord. Do bị buộc phải ở trong căn cứ nên hình ảnh về cuộc chiến diễn ra ở xung quanh Ripcord không được ghi lại vì e sợ nếu hình ảnh bị lộ lọt cho báo chí thì Ripcord sẽ tạo cơn địa chấn trên chính trường Mỹ không thua kém gì Hambuger Hill - Đồi thịt băm diễn ra vào tháng 5/1969!
Do bị bưng bít thông tin nên mãi đến năm 1985, những cựu binh Mỹ tham dự trận chiến này mới kể lại.
Và đến nay đã có 5 cuốn sách được xuất bản ở Mỹ đề cập về trận đánh này.
Trong khi đó, ở Việt Nam mặc dù các nhà quân sự, các tác giả tuy có đề cập (như bộ Lịch sử chiến tranh chống Mỹ, cuốn Lịch sử Sư đoàn 324, cuốn Lịch sử Trung đoàn 3, cuốn Lịch sử Trung đoàn 6 và một số hồi ký, trong đó có cuốn của Đại tá Hồ Hữu Lạn, Thiếu tướng Lê Huy Mai…), nhưng vẫn chưa đánh giá hết tầm quan trọng về “trận đánh cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam” ở cao điểm 935/Ripcord.
Trận đánh phủ đầu
Nhằm từng bước tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh, tháng 4/1970, Sư đoàn 101 Dù của Mỹ phối hợp với của Sư đoàn I Bộ binh của Quân đội Sài Gòn mở “Chiến dịch Ngôi sao Texas - Texas Star Operations.”
Trọng tâm của chiến dịch này là tấn công vào phía nam thung lũng Đắc Krông - Quảng Trị và phía bắc thung lũng A Shau - Thừa Thiên Huế nhằm đánh phá kho tàng và tuyến đường 559, ngăn chặn Quân Giải phóng thâm nhập đồng bằng, đô thị.
Đã nhiều lần chạm trán với binh sĩ của Sư đoàn 101 Dù của Mỹ, đặc biệt là trận A Bia/Hamburger Hill tháng 5/1969, do biết rõ ưu thế tầng tầng, lớp lớp của hỏa lực không quân Mỹ nên Sư đoàn 324 đã xây dựng phương án tác chiến tối ưu nhằm “nhổ” cho bằng được Ripcord - cái đinh quan trọng của “Chiến dịch Ngôi sao Texas”!
Để đảm bảo thắng lợi, đích thân Sư trưởng Chu Phương Đới đã cùng chỉ huy và trinh sát Trung đoàn I đã đến những khu vực xung quanh Ripcord và các cao điểm mà đối phương thường đóng quân hoặc đổ quân. Đồng thời, quan sát độ cao cũng như hướng máy bay thường vào ra Ripcord, qua đó chuẩn bị công sự, dự kiến nơi rút lui; bố trí hỏa lực vừa tấn công vừa khống chế, triệt tiêu sự cơ động của binh sĩ Mỹ.
Do mọi hoạt động từ chuyển quân, tiếp tế, tải thương đến chiến đấu ở vùng rừng núi tất tần tật, Quân đội Mỹ đều dựa vào trực thăng và đây cũng chính là “gót chân Achilles” được Quân giải phóng khai thác triệt để.
Chính vì vậy mà trước khi khai chiến, Trung đoàn I (do Vũ Thế Đào làm Trung đoàn trưởng; Nguyễn Đàm làm Chính ủy - sau này là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên; Lê Hữu Thỏa làm Trung đoàn phó - sau này là Thiếu tướng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị), được tăng cường 1 Tiểu đoàn Đặc công (7B) và 3 Đại đội hỏa lực gồm: Đại đội 17 DKZ, Đại đội 16 súng cối 82 ly và Đại đội súng máy 12,7 ly để phối hợp với Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 6 Quân khu Trị Thiên (do Nguyễn Khắc Dương làm Tiểu đoàn trưởng - sau này là Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 4) trực tiếp tấn công, bao vây căn cứ 935/Ripcord.
Còn Trung đoàn 3 (do Nguyễn Hòa Bình chỉ huy; Lê Văn Dánh làm Chính ủy) được tăng cường 1 Đại đội 12,7 ly, được Sư đoàn 324 giao nhiệm vụ ghìm, ngăn không cho đối phương từ núi Cô Pung (Mỹ gọi là khu vực nhà kho - Warehouse Area) và cao điểm 1078 chi viện cho Ripcord.
Khi tất cả đã sẵn sàng vào trận, Sư đoàn 324 quyết định tấn công.
Sáng 1/7/1970, những quả đạn cối đầu tiên của Quân Giải phóng đã rót vào các cao điểm: 935/Ripcord,1.278/Cô Pung và 1078, mở màn cho trận đánh kéo dài hơn 3 tuần ở núi rừng phía tây Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Phía Quân giải phóng gọi là trận đánh cao điểm 935, phía Quân đội Mỹ gọi làn trận Ripcord!
Nếu trận kịch chiến ở A Bia - Hamburger Hill (tháng 5/1969), chủ yếu là do Quân Mỹ chủ động tấn công, thì ngược lại ở trận chiến xung quanh 935/Ripcord chủ yếu do Quân giải phóng chủ động khai chiến.
Đúng như nhận định, sau khi Ripcord bị pháo kích, Tiểu đoàn 2/506 của Lữ đoàn 3 Dù Mỹ đã điều 2 Đại đội Delta và Charlie cho máy bay đổ quân xuống cao điểm 805. Nhưng trên đường bay đến, 4 chiếc trực thăng đã bị khẩu đội 12,7 ly bắn rơi; còn số binh sĩ đổ quân, chưa kịp đào công sự đã bị Quân giải phóng áp sát tiêu diệt, buộc phải tháo chạy.
Hàng chục lượt máy bay vận tải: Chinook và CH-47 chở vũ khí, đạn dược, quân nhu bay đến tiếp ứng cho Ripcord đã bị bắn, trong đó có 2 chiếc bị rơi!
Tình huống bất ngờ này làm cho Lữ đoàn 3 Sư đoàn Dù 101 Mỹ lúng túng và bị động. Sau khi huy động tối đa sức mạnh hỏa lực của không quân và pháo binh đáp trả, sáng 2/7, tướng Hennessey, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Dù 101 đã cho điều Tiểu đoàn 2/501 (do Trung tá Livingston chỉ huy) đến giải vây cho 935/Ripcord, nhưng không ngờ khi đổ quân xuống cao điểm 902 (Dốc Mây) đã có đến 10 chiếc trực thăng bị bắn hạ. Do bị Quân giải phóng đánh phủ đầu, binh sĩ Mỹ buộc phải tản ra các sườn đồi phòng thủ.
(Còn nữa)
Phạm Hữu Thu
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: ITI
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
16/12/2022 - 07:31
Trận đánh cuối cùng của Quân đội Mỹ ở Việt Nam - Kỳ 2: Giằng co
TTH - Muốn giải vây cho Ripcord, Đại tá Lữ đoàn trưởng Harrison đề ra mục tiêu phải chiếm cho bằng được cao điểm 805, để lập căn cứ ngoại vi và chiếm cao điểm 1.000 để ngăn hỏa lực của đối phương từ hướng Cô Pung.



Trực thăng tải thương
Nếu không làm chủ được hai cao điểm này thì số phận của Ripcord hoàn toàn do đối phương định đoạt.
Mục tiêu đánh chiếm cao điểm 805 được giao cho Tiểu đoàn 2/501 do Trung tá Livingston chỉ huy; còn mục tiêu đánh chiếm cao điểm 1.000 giao cho Tiểu đoàn 2/506 do Trung tá Lucas chỉ huy.
Để tấn công 2 cao điểm này, quân Mỹ đã huy động tối đa hỏa lực của pháo binh và không quân yểm trợ, nhưng hễ cứ sau mỗi khi ngưng tiếng bom, các đơn vị dã ngoại của hai Tiểu đoàn Mỹ liền bị đối phương đáp trả bằng cối hoặc tấn công trực diện.
Tại hướng cao điểm 805, sau khi đổ quân, Đại úy Hewitt, Đại đội trưởng Charlie đã cho dựng rào kẽm gai, gài mìn định hướng Claymo cũng như bẫy pháo sáng bảo vệ, nhưng binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây choáng, vì không rõ bằng cách nào mà ngay trong đêm 2/7, Đặc công của Quân giải phóng tìm vào tận sào huyệt để đánh, đến nỗi vì quá khiếp sợ có binh sĩ Mỹ, theo phản xạ đã “quên” rút chốt an toàn khi ném lựu đạn, buộc Đại đội Charlie phải rút khỏi 805.
Đại úy Hewitt là viên sĩ quan đầu tiên của Tiểu đoàn 2/501 tử trận ở mặt trận Ripcord.
Liên tiếp các đêm: 4-5/7, Đại đội Charlie (do Đại úy Wilcox làm Đại đội trưởng) bị Quân giải phóng tấn công, do quá khiếp sợ nên binh sĩ của Wilcox không ai dám đi đầu để tái chiếm 805 nên đã có 3 binh sĩ bị Tòa án quân sự kết tội hèn nhát; còn Tiểu đội trưởng Utecht bị chết do chính đồng đội bắn nhầm.

Trung đoàn trưởng Vũ Thế Đào ( phải), Chủ nhiệm Trinh sát Trung đoàn Lê Huy Mai (trái)
Do bị tấn công nên binh sĩ Mỹ không còn co cụm trong căn cứ, thay vào đó là di chuyển, thường vào lúc 16 giờ, đợi đêm xuống mới tìm nơi trú đóng.
Nếu như trước đây, sau khi phát hiện đối phương, trinh sát phải quay về báo cáo, khi Bộ đội hành quân đến nơi thì đối phương đã di chuyển đến nơi khác. Bộ đội gọi đùa là “Đánh hụt”.
Nhờ bám sát thực địa, nắm vững quy luật hoạt động mới của đối phương, Chủ nhiệm trinh sát của Trung đoàn I Lê Huy Mai (sau này là Thiếu tướng, Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng) đề xuất, Chỉ huy đơn vị đi cùng Trinh sát nắm tình hình và Bộ đội dịch chuyển theo. Phát hiện đối phương là chủ động tấn công, tránh tình trạng đánh “hụt” như đã từng xảy ra.
Chỉ huy Trung đoàn I chấp thuận.
Đại đội 11 của Tiểu đoàn 3 là đơn vị đầu tiên thực hiện đề xuất của Ban Trinh sát.
Và họ đã phát hiện 1 trung đội lính Mỹ sau khi di chuyển đã về đóng ở phía tây nam Ripcord. Trong thế chủ động, Đại đội đã dùng cối bắn áp chế, dùng B40, B41 bắn các ổ hỏa lực và sau đó là tấn công. Đánh xong, Đại đội rút ngay về hang đá, tránh phi pháo của Mỹ. Nhờ áp dụng triệt để phương châm “tìm địch mà diệt” nên Quân giải phóng luôn đặt mình trong thế chủ động, đẩy đối phương vào thế bị động đối phó. Tinh thần binh sĩ Mỹ trở nên hoang mang, dao động.
Bị tổn thất nặng, kèm theo đó là 4 chiếc máy bay bị bắn rơi nên ngày 7/7, tướng Hennessey, Tư lệnh Sư đoàn Dù 101 ra lệnh cho Tiểu đoàn 2/501 rút về căn cứ Phú Bài củng cố, vội vã đến mức phần lớn binh sĩ của Đại đội Alpha không kịp mang theo quân trang và bỏ lại vũ khí hạng nặng, trong đó có súng không giật 90 ly để B.52 dội bom hủy diệt cao điểm 805 và vùng phụ cận!
Cuộc tái chiếm cao điểm 805 lần thứ 2 được Tiểu đoàn 2/501 triển khai vào ngày 8/7. Đại đội Delta do Đại úy Straub chỉ huy chiếm được cao điểm sau đợt oanh kích của B.52.
Những tưởng bom, đạn đã đẩy đối phương ra xa nào ngờ trong nhiều đêm liền họ lại bị đánh, đặc biệt là nửa đêm về sáng 14/7, sau khi lọt vào doanh trại, chỉ với thủ pháo và tiểu liên AK, Đặc công Quân giải phóng đã dìm binh sĩ của Đại đội Delta vào địa ngục! Kho đạn chống tăng nổ tanh bành, biết không trụ được ở cao điểm 805, Đại đội Delta buộc phải rút quân sang đồi Ba Ngọn.
Trực thăng vũ trang bay tới yểm trợ. Để tránh lưới lửa phòng không, nhất là 12,7 ly, phi công buộc nâng độ cao hoặc liều lĩnh bay sát vách núi, sườn đồi để trút đạn và không ngờ 4 quả đạn phóng lựu 40 ly nổ ngay giữa đội hình và tiếp theo đó còn xả đạn làm nhiều binh sĩ của Đại đội Alpha bị chết và bị thương. Trong khi đó, Đại đội Alpha do bị pháo kích làm cho hơn 20 binh sĩ thiệt mạng và bị thương.
Phối hợp với Đặc công, Đại đội 12,7 ly trong trận này đã bắn rơi đến chiếc 7 chiếc trực thăng, gieo rắc kinh hoàng cho không quân Mỹ.
Mặc dù Quân đội Mỹ đã sử dụng đến 8 loại hỏa lực, kể cả dùng máy bay A6 của Hải quân ném bom 500 pound, nhưng hễ cứ sau khi tiếng bom ngưng và ánh hỏa châu không còn thắp sáng, đặc công lại tiếp tục tấn công.
Do bị tổn thất nặng nên ngày 11/7, Tiểu đoàn 2/501 buộc phải rút về căn cứ Phú Bài củng cố và sau đó được đưa trở lại.
Mặc dù đã tổ chức 5 cuộc tấn công, nhưng trước sự kháng cự kiên cường của Quân giải phóng, Tiểu đoàn 2/501 của Trung tá Livingston đã không chiếm được cao điểm 805 buộc rút lui và kể từ ngày 14/7, mục tiêu này được chuyển giao cho Tiểu đoàn 2/506 đảm nhiệm.
Sau 4 ngày bài binh bố trận, 4 Đại đội do Trung tá Lucas chỉ huy vẫn không tài nào chiếm được, do các đơn vị này lúc co cụm thì bị cối bắn phá, còn hành quân thì bị Quân giải phóng chặn đánh buộc phải rút lui.
Kể từ chiều ngày 18/7, cao điểm 805 nằm trong vùng kiểm soát của Quân giải phóng!
Trong khi đó, tình hình ở hướng cao điểm 1.000 không mấy khả quan.
Để tái chiếm cao điểm này, từ ngày 1-14/4, Tiểu đoàn 2/506 đã giao cho 2 đại đội: Đại đội Charlie và Đại đội Delpha đảm nhiệm. Sau một tuần triển khai, do bị đối phương đẩy lùi nên buộc cả 2 đại đội rút về co cụm ở dãy đồi yên ngựa. Điểm lại, riêng Đại đội Charlie chỉ còn 20 binh sĩ đủ sức chiến đấu, số còn lại bị chết hoặc bị thương.
Chiều 7/7, Tiểu đoàn trưởng Lucas bay đến thúc giục tấn công, nhưng Đại đội trưởng Charlie thằng thừng từ chối và Đại úy Wilcox là chỉ huy Đại đội đầu tiên bị cách chức tại trận. Đại đội Alpha được điều đến phối hợp với Đại đội Delta tiếp tục đánh chiếm cao điểm 1.000. Phán đoán ý đồ của đối phương, Quân giải phóng chủ động tấn công buộc Quân đội Mỹ tung hỏa lực đáp trả.
Nhiều máy bay trực thăng vũ trang: Huey và Cobra bị bắn rơi xung quanh cao điểm này.
Do bị thiệt hại nặng nên Đại tá Harrison cho điều Đại đội Delta (Tiểu đoàn 1/506) từ căn cứ Đồng Lâm lên chi viện.
Sau khi đổ quân, Đại đội Delta chia làm hai cánh quyết chiếm cho bằng được cao điểm 1.000 - nơi chỉ cách căn cứ Ripcord chừng 1 cây số đường chim bay. Giao tranh diễn ra ác liệt. Trước sự kháng cự quyết liệt của Quân giải phóng, Đại đội Delta buộc phải rút lui. Quân giải phóng truy kích. Trên đường tháo chạy, một toán binh lính của Đại đội Delta lại còn bị trực thăng bắn nhầm!
Trước tình thế đó, ngày 12/7, Đại tá Harrison điều thêm một số Đại đội của Tiểu đoàn 2/501 phối hợp với Tiểu đoàn 2/506 tiếp tục đánh chiếm cao điểm 1.000 nhưng đều bị Quân giải phóng tấn công đáp trả.
Ngày 14/7, tất cả các đơn vị tham gia đánh chiếm cao điểm 1.000 được lệnh rút lui, sau 2 tuần giao tranh ác liệt.
Cuộc tái chiếm cao điểm 1.000 lần thứ 2 thất bại và nó được tái khởi động từ ngày 18/7 – ngày mà những quả đạn cối 120 ly đầu tiên, có sức công phá mạnh dội xuống căn cứ Ripcord!
Để giảm áp lực cho căn cứ hỏa lực này, Đại tá Harrison cho điều các Đại đội Delta (Tiểu đoàn 1/506), Đại đội Charlie (Tiểu đoàn 2/506) phối hợp Đại đội Delta (Tiểu đoàn 2/506) cùng tiến chiếm cao điểm 1.000 nhưng bất thành.
Lo sợ hàng trăm binh sĩ lâm vào tình cảnh như ở A Bia -Humbeger Hill - Đồi thịt băm nên tướng Berry thay tướng Hennessey trao đổi với Đại tá Harrison về việc có nên dừng hay tiếp tục đưa quân tiến chiếm cao điểm 1.000, vì chỉ riêng ngày 20/7, ở xung quanh Ripcord đã có đến 11 chiếc trực thăng vũ trang của Mỹ đã bị lưới lửa phòng không của Quân giải phóng bắn rơi!
Thiếu tướng Berry, người trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 101 Dù Mỹ cay đắng thừa nhận: “Chúng ta có đối thủ khó trị nhất, quyết tâm nhất và đang phải chiến đấu với những cuộc chiến ác liệt nhất!.”
Lệnh rút quân được ban ra.
Trưa 21/7, dưới sự chỉ huy của Đại úy Spawding, 17 chiếc Huey của Tiểu đoàn không quân 158 được điều đến khu vực xung quanh cao điểm 1.000 bốc quân.
Trong cuộc tháo chạy này, Đại úy Workman bị cánh máy bay rơi, xé nát thi thể.
Do không chiếm được cao điểm 1.000 nên lúc này Ripcord trở thành tâm điểm của trận chiến.
(còn nữa)
Phạm Hữu Thu
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
17/12/2022 - 06:15
Trận đánh cuối cùng của Quân đội Mỹ ở Việt Nam - Kỳ 3: Vùi dập Ripcord!
TTH - Đúng thời đoạn khó khăn này, tướng Hennessey nghỉ phép. Sư đoàn 101 Dù do tướng Berry trực tiếp chỉ huy.


Máy bay tải thương của Quân đội Mỹ. Ảnh: Tư liệu
Do không chiếm được cao điểm 805 nên áp lực ngày mỗi đè nặng xuống Ripcord.
Sáng 17/7, binh sĩ đồn trú ở đây bàng hoàng khi lần đầu tiên chứng kiến những quả đạn 120 ly có sức công phá mạnh phát nổ.
Để đưa những quả đạn cối này ra trận, hàng trăm dân công của A Lưới, bất chấp hiểm nguy của đạn bom, lần đầu tiên họ đã kề vai gánh những quả đạn to nặng ra trận.
Do chỉ có 50 quả đạn 120 ly nên Sư đoàn 324 chỉ “ưu tiên” dùng nguồn hỏa lực này để vùi dập Ripcord!
Đầu giờ chiều 18/7, một thảm họa bất ngờ ập xuống mà nguyên nhân được xác định, trong khi thả những kiện đạn pháo105 ly thì chiếc Chinook do phi công Barrowcliff điều khiển bị trúng đạn và rơi xuống căn cứ, đúng lúc Quân giải phóng nã cối vào Ripcord.
Chiếc Chinook bốc cháy. Biển lửa khổng lồ trùm lên Ripcord, kéo dài trong 3 tiếng làm cho kho đạn 105 ly và phốt pho phát nổ, 6 khẩu cối của khẩu đội 105 ly bị hư hại.
Nhận tin dữ, Lữ đoàn trưởng Harrison và Sư trưởng Berry vội vàng bay tới thị sát xử lý tình hình, trong đó có việc dồn quân và hỏa lực đánh chiếm cao điểm 1.000 nhằm giảm áp lực cho Ripcord như đã đề cập ở trên.
Không chiếm được cao điểm quan trọng này nên Quân giải phóng xiết chặt vòng vây.
Bây giờ Ripcord đang ở trong tầm bắn DKZ, B40, B41 và súng bắn tỉa.
Ngày 22/7, pháo của Quân giải phóng dội xuống Ripcord, 1 máy bay Chinook vừa tiếp đất trúng đạn. Luồng gió từ cánh quạt chiếc máy bay này cuốn theo thuốc súng. Nó chạm lửa và kích nổ. Kho đạn M.79 và kho đạn 155 ly phát nổ. Sức mạnh của căn cứ hỏa lực, đến thời điểm này bị triệt tiêu, dù ở căn cứ 6 khẩu trọng pháo 155 ly vẫn còn nguyên. Tình huống này nằm ngoài trù liệu của Quân đội Mỹ.

Sách của tướng Harrison. Ảnh: Tư liệu
Cập nhật tình hình, ngày 22/7/1970, tướng Berry ghi lại: “Hiện giờ chúng ta đang phải chịu tổn thất không ngừng ở Ripcord từ những viên đạn súng cối đang bay đến… Chúng ta đang phải chịu tổn thất không ngừng ở các đại đội bộ binh đang hoạt động trong những ngọn núi, trong những khu rừng xung quanh Ripcord nhằm cố gắng xác định và phá hủy súng cối và súng máy phòng không của đối phương… ngày ngày hỏa lực pháo binh của chúng ta dần trở nên kém hiệu quả khi đạn cối của đối phương khiến các pháo thủ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc pháo kích…
Ngày hôm qua, chúng ta có thêm hai máy bay trực thăng bị bắn hạ trong cùng khu vực nơi một đại đội bộ binh (Đại đội Delta Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 506) đang trong tình trạng giao tranh quyết liệt. Quân Bắc Việt rất muốn giáng cho các lực lượng Mỹ một thất bại lớn…”.
Việc không chiếm được các cao điểm 1.000 đã biến căn cứ hỏa lực Ripcord trở thành địa ngục.
Sáng 23/7, sau khi phân tích tình hình do các đài quan sát báo về, ở cao điểm 935/Ripcord xuất hiện nhiều đám cháy và tiếng nổ lớn; pháo từ căn cứ này bắn vung vãi vào khu vực xung quanh. Chỉ huy Sư đoàn 324 nhận định có khả năng Mỹ cho bắn hết đạn để tháo chạy nên đã lệnh cho cho đơn vị tập trung hỏa lực, trong đó có cối 120 ly vùi dập Ripcord!
Đạn cối cấp tập dội xuống cũng là lúc hàng chục chiếc máy bay của Tiểu đoàn hàng không 159 nối nhau bay đến Ripcord.
Đúng 6 giờ 32 phút ngày 23/7, khẩu pháo 155 ly đầu tiên được CH-47 chuyển đi.
Để cẩu 5 khẩu pháo còn lại, 3 chiếc CH-47 dù bị trúng đạn nhưng vẫn bay về đến căn cứ Đồng Lâm - Camp Evans.
Mặc dù đã huy động tối đa sức mạnh hỏa lực của không quân và pháo binh bắn phá khu vực xung quanh, nhưng những chuyến bay giải cứu liên tục bị trúng đạn.
7 giờ 35 sáng hôm đó, một chiếc CH-47 khi đang cẩu chiếc xe ủi lại bị bắn rơi đâm thẳng xuống làm cho kho đạn 155 ly phát nổ. 7 chiếc khác bị trúng đạn.
Đang chỉ huy cuộc tháo chạy, Trung tá Lucass thiệt mạng do bị trúng cối 120 ly. Đại tá Harrison cử Thiếu tá King tiếp tục chỉ huy, lúc này 1/2 thiết bị ở Ripcord đã được di tản.
Ripcord mịt mù khói lửa vì chiếc Chinook bốc cháy, vì khói từ các bãi mìn claymo và đạn pháo phốt-pho xung quanh căn cứ được kích nổ. Thêm 4 chiếc Huey đến chở quân bị trúng đạn.
Binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây rơi vào tình thế hỗn loạn. Thiếu tá King và 24 binh sĩ cuối cùng tìm cách rời khỏi căn cứ Ripcord. Họ tìm đến một quả đồi khác và được máy bay chuyển đi lúc 12 giờ 14 phút ngày 23/7/1970.
Ripcord hoàn toàn thất thủ.
Tom Marshall là một trong những phi công của Sư đoàn 101 Dù tham gia vận chuyển binh sĩ Mỹ thoát khỏi Ripcord tháng 7/1970.
Sau hàng chục năm im lặng, ngày 30/3/2019 ông đã kể lại “câu chuyện có thật với những bức ảnh từ sổ lưu niệm” của mình.
Theo ghi chép của ông, tính từ tháng 4-7/1970 ở khu vực Ripcord đã có 135 chiếc HU-1A Hueys, 10 chiếc Corbas và 3 chiếc Hughes OH-6a bị trúng đạn nghiêm trọng, không thể bay được.
Một tổn thất quá lớn của không quân Mỹ ở mặt trận Ripcord năm 1970.
Hai bức ảnh: “Ripcord tan hoang sau sự cố kho đạn phát nổ và 2 chiếc Huey bị bắn rơi xuống vực căn cứ Ripcord” lần đầu được công bố là do ông chụp và lưu giữ được. Nó là minh chứng cho thất bại của Sư đoàn 101 Dù Mỹ trong trận đánh cuối cùng ở Việt Nam!

Sau 23 ngày đêm bao vây và tấn công, phía Quân giải phóng ghi nhận đã bắn rơi 45 chiếc máy bay (trong đó riêng khẩu đội 12,7 ly của Đặng Thọ Truật bắn rơi 4 chiếc) và phá hủy 11 khẩu pháo.
Để giữ Ripcord, phía Quân đội Mỹ thừa nhận, họ có gần 500 binh sĩ bị loại khỏi vòng chiến đấu (trong đó có 74 binh sĩ thiệt mạng, số còn lại bị thương); trong khi đó phía Quân giải phóng, cũng theo ghi nhận của Mỹ có 125 binh sĩ thiệt mạng, trong đó có Trung đoàn phó Trung đoàn 3 Phan Hà!
Cuộc tháo chạy của Lữ đoàn 3 tuy cứu được nhiều sinh mạng, nhưng không thể cứu được niềm kiêu hãnh của Sư đoàn Dù 101 Mỹ.
Thất bại ở Ripcord là thất bại về chiến lược, về chiến thuật, về tác chiến trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam của Quân đội Mỹ.
Chiều 23/7, Quân đội Mỹ cho B.52 ném bom hủy diệt căn cứ hỏa lực Ripcord, kết thúc trận chiến lớn cuối cùng mà Quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.
Mất Ripcord, đúng như Đại tá Lữ đoàn trưởng Harrison nhận định, các căn cứ ở phía trước do quân đội Mỹ tạo lập lần lượt bị Quân giải phóng hạ gục; trong đó nổi bật là trận bao vây, đánh lấn ở căn cứ Cốc Bai vào tháng 10/1970.
Việc để mất hai căn cứ 935/ Ripcord và Cốc Bai - những chốt chặn ở phía tây Thừa Thiên Huế đã làm cho “Chiến dịch đỉnh Chicago – Chicago peak campaign” của đối phương bị phá sản. Thế và lực mới của quân và dân Thừa Thiên Huế hình thành khi “ba vùng chiến lược: rừng núi - đồng bằng - đô thị” không còn bị chia cắt.
Nếu A Bia là nơi bị biến thành Đồi thịt băm thì 935/Ripcord đã trở thành Địa ngục của binh sĩ Mỹ.
“Screaming Eagles - Đại bàng gào thét” là biệt danh của Sư đoàn 101 Airbone, với hai trận bị thua đau, trên thực tế đã “tắt tiếng” ở chiến trường Thừa Thiên Huế bởi trí thông minh và lòng quả cảm của quân và dân Thừa Thiên Huế.
Năm 20022, A Bia/ Hamburger Hill đã được xếp hạng Di tích quốc gia và đã đến lúc cao điểm 935/ Ripcord cần được nhìn nhận để tôn vinh như chính tầm vóc vĩ đại của nó!
Phạm Hữu Thu
 
Chỉnh sửa cuối:

simacai

Xe hơi
Biển số
OF-47954
Ngày cấp bằng
4/10/09
Số km
120
Động cơ
460,875 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
namvietvn.vn
Bài tổng hợp trận cao điểm 935 của bác Thu đã khái quát đầy đủ. Hiện tại có một cựu binh đã dịch đầy đủ cuốn "Đại bàng gào thét trong vòng vây" sang tiếng việt, một số nhóm cựu binh cũng đang cố gắng thông tin nhiều hơn nữa trận 935 để nhiều người biết đến ý nghĩa quan trọng của trận đánh cũng như để được nhà nước công nhận di tích. Tướng Chu Phương Đới ( lúc đó là Đại tá) là sư đoàn trưởng sư 324 đã trực tiếp chỉ huy trận A Bia và 935. Sau hòa bình, rất tiếc Tướng Chu Phương Đới thẳng tính quá nên chưa được trọng dụng và chưa được ghi công xứng đáng
** Hình ảnh Trung đoàn Trưởng Vũ thế Đào (bên trái) và Trưởng ban trinh sát Lê Huy Mai (bên phải) bị nhầm ảnh, dưới đây mới là ảnh đúng ạ:
Trang 148 DSC00294_InPixio.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

stradi

Xe hơi
Biển số
OF-60907
Ngày cấp bằng
4/4/10
Số km
121
Động cơ
442,459 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
17/12/2022 - 06:15
Trận đánh cuối cùng của Quân đội Mỹ ở Việt Nam - Kỳ 3: Vùi dập Ripcord!
TTH - Đúng thời đoạn khó khăn này, tướng Hennessey nghỉ phép. Sư đoàn 101 Dù do tướng Berry trực tiếp chỉ huy.


Máy bay tải thương của Quân đội Mỹ. Ảnh: Tư liệu
Do không chiếm được cao điểm 805 nên áp lực ngày mỗi đè nặng xuống Ripcord.
Sáng 17/7, binh sĩ đồn trú ở đây bàng hoàng khi lần đầu tiên chứng kiến những quả đạn 120 ly có sức công phá mạnh phát nổ.
Để đưa những quả đạn cối này ra trận, hàng trăm dân công của A Lưới, bất chấp hiểm nguy của đạn bom, lần đầu tiên họ đã kề vai gánh những quả đạn to nặng ra trận.
Do chỉ có 50 quả đạn 120 ly nên Sư đoàn 324 chỉ “ưu tiên” dùng nguồn hỏa lực này để vùi dập Ripcord!
Đầu giờ chiều 18/7, một thảm họa bất ngờ ập xuống mà nguyên nhân được xác định, trong khi thả những kiện đạn pháo105 ly thì chiếc Chinook do phi công Barrowcliff điều khiển bị trúng đạn và rơi xuống căn cứ, đúng lúc Quân giải phóng nã cối vào Ripcord.
Chiếc Chinook bốc cháy. Biển lửa khổng lồ trùm lên Ripcord, kéo dài trong 3 tiếng làm cho kho đạn 105 ly và phốt pho phát nổ, 6 khẩu cối của khẩu đội 105 ly bị hư hại.
Nhận tin dữ, Lữ đoàn trưởng Harrison và Sư trưởng Berry vội vàng bay tới thị sát xử lý tình hình, trong đó có việc dồn quân và hỏa lực đánh chiếm cao điểm 1.000 nhằm giảm áp lực cho Ripcord như đã đề cập ở trên.
Không chiếm được cao điểm quan trọng này nên Quân giải phóng xiết chặt vòng vây.
Bây giờ Ripcord đang ở trong tầm bắn DKZ, B40, B41 và súng bắn tỉa.
Ngày 22/7, pháo của Quân giải phóng dội xuống Ripcord, 1 máy bay Chinook vừa tiếp đất trúng đạn. Luồng gió từ cánh quạt chiếc máy bay này cuốn theo thuốc súng. Nó chạm lửa và kích nổ. Kho đạn M.79 và kho đạn 155 ly phát nổ. Sức mạnh của căn cứ hỏa lực, đến thời điểm này bị triệt tiêu, dù ở căn cứ 6 khẩu trọng pháo 155 ly vẫn còn nguyên. Tình huống này nằm ngoài trù liệu của Quân đội Mỹ.

Sách của tướng Harrison. Ảnh: Tư liệu
Cập nhật tình hình, ngày 22/7/1970, tướng Berry ghi lại: “Hiện giờ chúng ta đang phải chịu tổn thất không ngừng ở Ripcord từ những viên đạn súng cối đang bay đến… Chúng ta đang phải chịu tổn thất không ngừng ở các đại đội bộ binh đang hoạt động trong những ngọn núi, trong những khu rừng xung quanh Ripcord nhằm cố gắng xác định và phá hủy súng cối và súng máy phòng không của đối phương… ngày ngày hỏa lực pháo binh của chúng ta dần trở nên kém hiệu quả khi đạn cối của đối phương khiến các pháo thủ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc pháo kích…
Ngày hôm qua, chúng ta có thêm hai máy bay trực thăng bị bắn hạ trong cùng khu vực nơi một đại đội bộ binh (Đại đội Delta Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 506) đang trong tình trạng giao tranh quyết liệt. Quân Bắc Việt rất muốn giáng cho các lực lượng Mỹ một thất bại lớn…”.
Việc không chiếm được các cao điểm 1.000 đã biến căn cứ hỏa lực Ripcord trở thành địa ngục.
Sáng 23/7, sau khi phân tích tình hình do các đài quan sát báo về, ở cao điểm 935/Ripcord xuất hiện nhiều đám cháy và tiếng nổ lớn; pháo từ căn cứ này bắn vung vãi vào khu vực xung quanh. Chỉ huy Sư đoàn 324 nhận định có khả năng Mỹ cho bắn hết đạn để tháo chạy nên đã lệnh cho cho đơn vị tập trung hỏa lực, trong đó có cối 120 ly vùi dập Ripcord!
Đạn cối cấp tập dội xuống cũng là lúc hàng chục chiếc máy bay của Tiểu đoàn hàng không 159 nối nhau bay đến Ripcord.
Đúng 6 giờ 32 phút ngày 23/7, khẩu pháo 155 ly đầu tiên được CH-47 chuyển đi.
Để cẩu 5 khẩu pháo còn lại, 3 chiếc CH-47 dù bị trúng đạn nhưng vẫn bay về đến căn cứ Đồng Lâm - Camp Evans.
Mặc dù đã huy động tối đa sức mạnh hỏa lực của không quân và pháo binh bắn phá khu vực xung quanh, nhưng những chuyến bay giải cứu liên tục bị trúng đạn.
7 giờ 35 sáng hôm đó, một chiếc CH-47 khi đang cẩu chiếc xe ủi lại bị bắn rơi đâm thẳng xuống làm cho kho đạn 155 ly phát nổ. 7 chiếc khác bị trúng đạn.
Đang chỉ huy cuộc tháo chạy, Trung tá Lucass thiệt mạng do bị trúng cối 120 ly. Đại tá Harrison cử Thiếu tá King tiếp tục chỉ huy, lúc này 1/2 thiết bị ở Ripcord đã được di tản.
Ripcord mịt mù khói lửa vì chiếc Chinook bốc cháy, vì khói từ các bãi mìn claymo và đạn pháo phốt-pho xung quanh căn cứ được kích nổ. Thêm 4 chiếc Huey đến chở quân bị trúng đạn.
Binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây rơi vào tình thế hỗn loạn. Thiếu tá King và 24 binh sĩ cuối cùng tìm cách rời khỏi căn cứ Ripcord. Họ tìm đến một quả đồi khác và được máy bay chuyển đi lúc 12 giờ 14 phút ngày 23/7/1970.
Ripcord hoàn toàn thất thủ.

Tom Marshall là một trong những phi công của Sư đoàn 101 Dù tham gia vận chuyển binh sĩ Mỹ thoát khỏi Ripcord tháng 7/1970.
Sau hàng chục năm im lặng, ngày 30/3/2019 ông đã kể lại “câu chuyện có thật với những bức ảnh từ sổ lưu niệm” của mình.
Theo ghi chép của ông, tính từ tháng 4-7/1970 ở khu vực Ripcord đã có 135 chiếc HU-1A Hueys, 10 chiếc Corbas và 3 chiếc Hughes OH-6a bị trúng đạn nghiêm trọng, không thể bay được.
Một tổn thất quá lớn của không quân Mỹ ở mặt trận Ripcord năm 1970.
Hai bức ảnh: “Ripcord tan hoang sau sự cố kho đạn phát nổ và 2 chiếc Huey bị bắn rơi xuống vực căn cứ Ripcord” lần đầu được công bố là do ông chụp và lưu giữ được. Nó là minh chứng cho thất bại của Sư đoàn 101 Dù Mỹ trong trận đánh cuối cùng ở Việt Nam!
Sau 23 ngày đêm bao vây và tấn công, phía Quân giải phóng ghi nhận đã bắn rơi 45 chiếc máy bay (trong đó riêng khẩu đội 12,7 ly của Đặng Thọ Truật bắn rơi 4 chiếc) và phá hủy 11 khẩu pháo.

Để giữ Ripcord, phía Quân đội Mỹ thừa nhận, họ có gần 500 binh sĩ bị loại khỏi vòng chiến đấu (trong đó có 74 binh sĩ thiệt mạng, số còn lại bị thương); trong khi đó phía Quân giải phóng, cũng theo ghi nhận của Mỹ có 125 binh sĩ thiệt mạng, trong đó có Trung đoàn phó Trung đoàn 3 Phan Hà!
Cuộc tháo chạy của Lữ đoàn 3 tuy cứu được nhiều sinh mạng, nhưng không thể cứu được niềm kiêu hãnh của Sư đoàn Dù 101 Mỹ.
Thất bại ở Ripcord là thất bại về chiến lược, về chiến thuật, về tác chiến trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam của Quân đội Mỹ.
Chiều 23/7, Quân đội Mỹ cho B.52 ném bom hủy diệt căn cứ hỏa lực Ripcord, kết thúc trận chiến lớn cuối cùng mà Quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.
Mất Ripcord, đúng như Đại tá Lữ đoàn trưởng Harrison nhận định, các căn cứ ở phía trước do quân đội Mỹ tạo lập lần lượt bị Quân giải phóng hạ gục; trong đó nổi bật là trận bao vây, đánh lấn ở căn cứ Cốc Bai vào tháng 10/1970.
Việc để mất hai căn cứ 935/ Ripcord và Cốc Bai - những chốt chặn ở phía tây Thừa Thiên Huế đã làm cho “Chiến dịch đỉnh Chicago – Chicago peak campaign” của đối phương bị phá sản. Thế và lực mới của quân và dân Thừa Thiên Huế hình thành khi “ba vùng chiến lược: rừng núi - đồng bằng - đô thị” không còn bị chia cắt.
Nếu A Bia là nơi bị biến thành Đồi thịt băm thì 935/Ripcord đã trở thành Địa ngục của binh sĩ Mỹ.
“Screaming Eagles - Đại bàng gào thét” là biệt danh của Sư đoàn 101 Airbone, với hai trận bị thua đau, trên thực tế đã “tắt tiếng” ở chiến trường Thừa Thiên Huế bởi trí thông minh và lòng quả cảm của quân và dân Thừa Thiên Huế.
Năm 20022, A Bia/ Hamburger Hill đã được xếp hạng Di tích quốc gia và đã đến lúc cao điểm 935/ Ripcord cần được nhìn nhận để tôn vinh như chính tầm vóc vĩ đại của nó!
Phạm Hữu Thu
Trận này đúng là ít thông tin thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top