[Luật] Có hay không lỗi vượt đèn vàng?

HoangTung76

Xe điện
Biển số
OF-57976
Ngày cấp bằng
28/2/10
Số km
2,657
Động cơ
471,450 Mã lực
CÓ HAY KHÔNG LỖI VƯỢT ĐÈN VÀNG?

Hôm nay, tôi xin được trình bày một số quan điểm cá nhân về lỗi vượt đèn VÀNG mà sau khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 171/2013/NĐ-CP trong đó có tăng hình thức xử phạt với hành vi VƯỢT ĐÈN VÀNG mà mấy ngày này một số Báo chí và cả VTV đều nói về vấn đề này. Vậy có hay không lỗi Vượt đèn vàng?

Đèn vàng tác dụng để làm gì? :

Từ trước đến nay, chúng ta đều biết ĐÈN VÀNG là đèn tín hiệu để cho người tham gia giao thông (TGGT) nhận biết khi đến các nút giao nhau là đang từ mầu xanh chuẩn bị sang mầu đỏ, tức là từ trạng thái người TGGT đang được đi khi thấy đèn vàng có đủ thời gian đi chậm lại và dừng xe khi đèn chuyển đỏ. Điều này không chỉ ở VN mà các nước trên thế giới đều đang làm như vậy. Ngoài ra tác dụng của đèn vàng cũng là khoảng thời gian vét đường, tức là khi đèn vàng bật sáng thì tất cả các phương tiện giao thông (PTGT) đã qua vạch dừng hoặc các PTGT đến sát vạch dừng ko thể dừng xe được vì nếu dừng đột ngột sẽ gây nguy hiểm cho mình và các xe đi sau thì phải nhanh chóng đi qua nút giao thông trước khi đèn vàng chuyển qua đỏ. Thời gian đèn vàng thường tối thiểu là 3s hoặc lớn hơn tùy thuộc vào cái nút giao thông đó dài hay ngắn.

Vậy nếu đèn vàng bật sáng bạn phải dừng ngay (dừng đột ngột) trước vạch dừng nếu đi qua sẽ bị phạt như bao tờ báo đang ra rả nói mấy ngày nay, Bạn có dừng được không? Vậy chúng ta thử phân tích xem thời gian ta nhìn thấy đèn vàng bật sáng và từ não bộ chỉ đạo cho các bộ phận như Tay hoặc Chân để phanh xe mất bao lâu? Và ta phanh xe rồi cái xe ấy nó có dừng ngay được không? Mời các bạn xem đoạn phân tích sau tôi sưu tầm được thế này:

Chiếc xe của bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể dừng lại hoàn toàn sau khi bạn đạp phanh.

Hãy nhớ rằng chính bạn cũng mất trung bình 1,5 giây để phản ứng với bất kỳ sự cố nào xảy ra trên đường nên đương nhiên chiếc xe của bạn không thể dừng lại một cách đột ngột. Khoảng cách cần thiết cho bạn dừng xe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ mà bạn đang chạy cũng như thời tiết, tình trạng chiếc xe và khả năng phản ứng của bạn.

Khoảng cách dừng xe (Stopping distance) là gì?

Đó là đoạn đường mà xe bạn còn tiếp tục đi được sau khi bạn nhấn phanh. Bạn chạy càng nhanh thì càng cần một khoảng đường xa để dừng xe. Biết được khoảng dừng của xe bạn là bao xa, bạn có thể tự ước tính được khoảng cách cần thiết để chuẩn bị dừng xe và tránh đâm phải đuôi xe phía trước khi cần dừng gấp.
Biểu đồ:

Tuy nhiên, không phải tay lái nào cũng có thể nhớ hết được những con số trên. Tuy vậy, có một cách đơn giản để bạn có thể nhớ được các khoảng cách này là tăng khoảng cách dừng xe cần thiết lên 10m cho mỗi 10km/h mà bạn đang đi nhanh hơn. Bạn đi càng nhanh thì khoảng cách cần tăng lên càng lớn. Ví dụ khi bạn đi với vận tốc 40km/h, khoảng cách dừng xe cần thiết là 25m, thì khi bạn đi với vận tốc 50km/h, khoảng cách này sẽ là 35m. Và với vận tốc 30km/h khoảng cách là 15m, 20km/h khoảng cách dừng là 5m. Đây là cách tính trung bình ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào sức nặng của xe.

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn?

Có nhiều yếu tố khác ngoài vận tốc lái xe ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn, trong đó phải kể đến:

• Khả năng phản ứng: Khả năng suy xét, phản ứng của bạn khi có sự cố bất ngờ xảy ra trên đường sẽ giảm đáng kể nếu bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, say rượu hoặc bạn đang bị phân tâm bởi một cú điện thoại... trong những thời điểm cần phải phanh xe gấp.

• Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng dừng xe của bạn. Theo ước tính, khoảng cách dừng xe cần thiết sẽ tăng gấp rưỡi khi trời mưa. Đôi khi trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt thì việc để xe ở nhà lại là một quyết định khôn ngoan.

• Tình trạng xe: Đây là yếu tố thường xuyên bị các tay lái bỏ qua. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chiếc xe của mình để đảm bảo các chi tiết như phanh, lốp xe vẫn trong tình trạng hoạt động tốt.

• Áp suất lốp xe: Lốp xe quá căng hoặc quá non đều rất nguy hiểm. Vì thế, hãy kiểm tra độ căng của lốp một cách thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra áp suất lốp xe tiêu chuẩn trong các cuốn hướng dẫn sử dụng xe cũng như tại website của nhà sản xuất.

Ngoài ra em cũng tìm hiểu thêm một số trang mạng về xe có một công thức tính khoảng cách an toàn tối thiểu cho xe là: Vận tốc * 3/10; VD xe đang chạy với tốc độ 30km/h à 30km/h x 3/10 = 9m. Giản đơn công thức này và tính nhanh nhất thì ta chỉ cần lấy số hàng chục nhân với 3 là ra, VD: 3 x 3 = 9m.

Như vậy nếu ta coi cái vạch dừng như một cái đích khi đèn vàng bật sáng thì khoảng cách để dừng được xe đến cái vạch đó với tốc độ 30km/h là 9m. (Hơi khác so với biểu đồ trên).

Nhưng tóm lại khi xe đang di chuyển đến nút giao thông đèn vàng bật sáng thì xe cần phải có một khoảng cách nhất định tùy theo tốc độ xe thì mới dừng được chứ không thể dừng ngay lập tức (Dừng đột ngột).

VỀ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT:

Hiện nay có Luật GTĐB 2008, NĐ 46/2016/NĐ-CP và QC41:2012 có đề cập đến qui định về đèn tín hiệu giao thông trong đó có nói rõ về qui định của đèn vàng, Như vậy Luật GTĐB được coi là Văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, các Nghị định và Qui chuẩn là các văn bản nhằm giải thích rõ hơn và cụ thể hơn cho Luật và có hiệu lực pháp lý thấp hơn:

Luật GTĐB 2008 qui định tại Điều 10 khoản 3:

Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Như vậy ta thấy qui định rõ: XANH là được đi, ĐỎ là CẤM ĐI, Vàng là phải dừng lại trước vạch dừng như vậy Luật chỉ nói rằng là phải dừng khi nhìn thấy tín hiệu vàng chứ không CẤM ĐI như tín hiệu đèn Đỏ. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp vậy quá vạch dừng ở đây là quá về phía nào? Quá về phía trước hay phía sau? Quá về phía phải hay phía trái? Luật lại không qui định rõ???? Do vậy ở đây ta có thể khẳng định Luật GTĐB 2008 Không CẤM ĐI khi có tín hiệu đèn Vàng. Mà Luật chỉ ra rằng khi ta đang di chuyển đến nút giao thông mà nhìn thấy đèn vàng bật sáng tức là ta phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trường hợp ta nhìn thấy đèn vàng rồi mà ta cho xe chạy chậm lại (bằng cách dùng phanh) mà xe vẫn còn gia tốc không dừng được ngay mà đi quá vạch dừng thì ta phải nhanh chóng đi tiếp qua nút giao đó, còn khi ta nhìn thấy đèn vàng bật sáng mà ta làm các thao tác trên mà xe dừng lại được trước vạch dừng một cách an toàn thì ta dừng lại. Điều này thể hiện rằng người soạn Luật đã có tính toán cụ thể, đưa ra một điều Luật để cho người TGGT sử dụng một cách an toàn chứ không thể nghĩ ra một điều Luật lại gây nguy hiểm cho người TGGT như các bài báo đang ra rả tuyên truyền và làm miếng mồi ngon cho các xx.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2016:

Tại Điều 5 khoản 5 mục a đối với xe ô tô, và Điều 6 khoản 4 mục c đối với xe mô tô, gắn máy … qui định lỗi:

“Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”

Trước khi Nghị định này có hiệu lực thì NĐ 171/2013 có phân biệt lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” và lỗi “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi” và có mức phạt khác nhau, nhưng NĐ 46 thì đã bỏ lỗi “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi” mà chỉ còn duy nhất Lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”

Trước hết ta phải hiểu rằng NĐ 46/2016 chỉ là một văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết hơn cho Luật GTĐB rằng anh vi phạm Luật GTĐB ở lỗi nào thì anh 46 này chỉ ra số tiền và hình thức phạt anh một cách cụ thể. Chứ anh 46 này không phải là căn cứ để xx bắt lỗi người TGGT. Vậy lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” là như thế nào?

XANH là được đi OK, vậy Xanh mà dừng lại có bị phạt lỗi này ko? Như một vị lãnh đạo xx nói trên báo gì đó là có???? Quan điểm cá nhân em là không, chả có căn cứ pháp luật nào nói đèn xanh là cấm dừng cả, nhưng nếu ta không dừng gọn vào bên đường thì có thể ta bị lỗi Cản trở giao thông.

VÀNG phải dừng trước vạch dừng. Vậy nếu vàng em ko dừng được thì có bị phạt lỗi này không? Cá nhân em khẳng định là KHÔNG, vì sao thì em đã phân tích ở phần Luật GTĐB.

ĐỎ là CẤM ĐI, vậy Đỏ mà em cứ đi thì em có bị phạt lỗi này không? Chắc chắn là bị phạt, Vì Luật đã CẤM rồi mà anh cứ đi thì bị phạt là đương nhiên.

Theo Quy chuẩn đường bộ VN, QC41:2012




Rõ ràng theo Qui chuẩn này đã chỉ rõ cho ta thấy Ý nghĩa của đèn VÀNG, nó có tác dụng báo hiểu sự thay đổi tín hiệu đèn từ Xanh sang Đỏ, báo hiệu cho người TGGT đang ở trạng thái di chuyển sang trạng thái dừng lại để cho người TGGT biết được trạng thái đó mà không bị bất ngờ dẫn đến nguy hiểm cho người TGGT nếu phanh gấp (dừng đột ngột). Nếu không có đèn vàng này thì đèn tín hiệu từ Xanh nhảy Đỏ ngay thì người TGGT phải phanh gấp thì mới dừng xe được và như vậy sẽ không tránh khỏi một tai nạn liên hoàn có thể đến mức thảm khốc nếu đi sau xe mình là xe tải nặng, xe container,… Ngoài ra Qui chuẩn cũng chỉ rõ nếu tín hiệu chuyển vàng, anh đã đi qua vạch dừng được đi tiếp nhưng nếu chưa qua vạch dừng, mà dừng lại thấy nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Vậy dừng đột ngột (phanh gấp) có thể dẫn đến ngã xe tự gây tai nạn cho mình, hoặc xe đằng sau ko phản ứng kịp đâm lên thì gây tai nạn như vậy có phải là Nguy hiểm không? Chắc chắn là cực kỳ nguy hiểm cho mình và cho cả những người xung quanh mình. Như vậy ta nhìn thấy quá rõ ràng về ý nghĩa của đèn Tín hiệu mầu vàng rồi. Chả có qui định, điều luật nào nói là đèn Vàng là CẤM đi cả.

Vậy chả có cơ sở pháp lý nào qui định Lỗi Vượt đèn Vàng như các báo chí và cả VTV đã từng nói cả.

Cuối cùng với cá nhân em khẳng định “KHÔNG CÓ LỖI VƯỢT ĐÈN VÀNG”
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Luật nói rõ rồi nên yêu cầu xxx và lều báo miễn suy diễn lung tung !
"Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường."

- Mọi trường hợp đã đi quá vạch dừng kể từ khi đèn vàng bắt đầu sáng đến khi đèn vàng chưa hết sáng đều được trừ ra không phải dừng lại trước vạch dừng và được đi tiếp.
 
Chỉnh sửa cuối:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Luật nói rõ rồi nên yêu cầu xxx và lều báo miễn suy diễn lung tung !
"Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường."

- Mọi trường hợp đã đi quá vạch dừng kể từ khi đèn vàng bắt đầu sáng đến khi đèn vàng chưa hết sáng đều được trừ ra không phải dừng lại trước vạch dừng và được đi tiếp.
Hiểu như cụ thì cái vế đâu tiên "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng" khi nào phải thực hiện.
Chính vì có kiểu suy nghi như cụ thì mới có cơ để lều báo viết bài.:))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
CÓ HAY KHÔNG LỖI VƯỢT ĐÈN VÀNG?

Hôm nay, tôi xin được trình bày một số quan điểm cá nhân về lỗi vượt đèn VÀNG mà sau khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 171/2013/NĐ-CP trong đó có tăng hình thức xử phạt với hành vi VƯỢT ĐÈN VÀNG mà mấy ngày này một số Báo chí và cả VTV đều nói về vấn đề này. Vậy có hay không lỗi Vượt đèn vàng?

Đèn vàng tác dụng để làm gì? :

Từ trước đến nay, chúng ta đều biết ĐÈN VÀNG là đèn tín hiệu để cho người tham gia giao thông (TGGT) nhận biết khi đến các nút giao nhau là đang từ mầu xanh chuẩn bị sang mầu đỏ, tức là từ trạng thái người TGGT đang được đi khi thấy đèn vàng có đủ thời gian đi chậm lại và dừng xe khi đèn chuyển đỏ. Điều này không chỉ ở VN mà các nước trên thế giới đều đang làm như vậy. Ngoài ra tác dụng của đèn vàng cũng là khoảng thời gian vét đường, tức là khi đèn vàng bật sáng thì tất cả các phương tiện giao thông (PTGT) đã qua vạch dừng hoặc các PTGT đến sát vạch dừng ko thể dừng xe được vì nếu dừng đột ngột sẽ gây nguy hiểm cho mình và các xe đi sau thì phải nhanh chóng đi qua nút giao thông trước khi đèn vàng chuyển qua đỏ. Thời gian đèn vàng thường tối thiểu là 3s hoặc lớn hơn tùy thuộc vào cái nút giao thông đó dài hay ngắn.

Vậy nếu đèn vàng bật sáng bạn phải dừng ngay (dừng đột ngột) trước vạch dừng nếu đi qua sẽ bị phạt như bao tờ báo đang ra rả nói mấy ngày nay, Bạn có dừng được không? Vậy chúng ta thử phân tích xem thời gian ta nhìn thấy đèn vàng bật sáng và từ não bộ chỉ đạo cho các bộ phận như Tay hoặc Chân để phanh xe mất bao lâu? Và ta phanh xe rồi cái xe ấy nó có dừng ngay được không? Mời các bạn xem đoạn phân tích sau tôi sưu tầm được thế này:

Chiếc xe của bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể dừng lại hoàn toàn sau khi bạn đạp phanh.

Hãy nhớ rằng chính bạn cũng mất trung bình 1,5 giây để phản ứng với bất kỳ sự cố nào xảy ra trên đường nên đương nhiên chiếc xe của bạn không thể dừng lại một cách đột ngột. Khoảng cách cần thiết cho bạn dừng xe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ mà bạn đang chạy cũng như thời tiết, tình trạng chiếc xe và khả năng phản ứng của bạn.

Khoảng cách dừng xe (Stopping distance) là gì?

Đó là đoạn đường mà xe bạn còn tiếp tục đi được sau khi bạn nhấn phanh. Bạn chạy càng nhanh thì càng cần một khoảng đường xa để dừng xe. Biết được khoảng dừng của xe bạn là bao xa, bạn có thể tự ước tính được khoảng cách cần thiết để chuẩn bị dừng xe và tránh đâm phải đuôi xe phía trước khi cần dừng gấp.
Biểu đồ:

Tuy nhiên, không phải tay lái nào cũng có thể nhớ hết được những con số trên. Tuy vậy, có một cách đơn giản để bạn có thể nhớ được các khoảng cách này là tăng khoảng cách dừng xe cần thiết lên 10m cho mỗi 10km/h mà bạn đang đi nhanh hơn. Bạn đi càng nhanh thì khoảng cách cần tăng lên càng lớn. Ví dụ khi bạn đi với vận tốc 40km/h, khoảng cách dừng xe cần thiết là 25m, thì khi bạn đi với vận tốc 50km/h, khoảng cách này sẽ là 35m. Và với vận tốc 30km/h khoảng cách là 15m, 20km/h khoảng cách dừng là 5m. Đây là cách tính trung bình ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào sức nặng của xe.

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn?

Có nhiều yếu tố khác ngoài vận tốc lái xe ảnh hưởng đến khoảng cách dừng xe của bạn, trong đó phải kể đến:

• Khả năng phản ứng: Khả năng suy xét, phản ứng của bạn khi có sự cố bất ngờ xảy ra trên đường sẽ giảm đáng kể nếu bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, say rượu hoặc bạn đang bị phân tâm bởi một cú điện thoại... trong những thời điểm cần phải phanh xe gấp.

• Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng dừng xe của bạn. Theo ước tính, khoảng cách dừng xe cần thiết sẽ tăng gấp rưỡi khi trời mưa. Đôi khi trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt thì việc để xe ở nhà lại là một quyết định khôn ngoan.

• Tình trạng xe: Đây là yếu tố thường xuyên bị các tay lái bỏ qua. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chiếc xe của mình để đảm bảo các chi tiết như phanh, lốp xe vẫn trong tình trạng hoạt động tốt.

• Áp suất lốp xe: Lốp xe quá căng hoặc quá non đều rất nguy hiểm. Vì thế, hãy kiểm tra độ căng của lốp một cách thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra áp suất lốp xe tiêu chuẩn trong các cuốn hướng dẫn sử dụng xe cũng như tại website của nhà sản xuất.

Ngoài ra em cũng tìm hiểu thêm một số trang mạng về xe có một công thức tính khoảng cách an toàn tối thiểu cho xe là: Vận tốc * 3/10; VD xe đang chạy với tốc độ 30km/h à 30km/h x 3/10 = 9m. Giản đơn công thức này và tính nhanh nhất thì ta chỉ cần lấy số hàng chục nhân với 3 là ra, VD: 3 x 3 = 9m.

Như vậy nếu ta coi cái vạch dừng như một cái đích khi đèn vàng bật sáng thì khoảng cách để dừng được xe đến cái vạch đó với tốc độ 30km/h là 9m. (Hơi khác so với biểu đồ trên).

Nhưng tóm lại khi xe đang di chuyển đến nút giao thông đèn vàng bật sáng thì xe cần phải có một khoảng cách nhất định tùy theo tốc độ xe thì mới dừng được chứ không thể dừng ngay lập tức (Dừng đột ngột).

VỀ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT:

Hiện nay có Luật GTĐB 2008, NĐ 46/2016/NĐ-CP và QC41:2012 có đề cập đến qui định về đèn tín hiệu giao thông trong đó có nói rõ về qui định của đèn vàng, Như vậy Luật GTĐB được coi là Văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, các Nghị định và Qui chuẩn là các văn bản nhằm giải thích rõ hơn và cụ thể hơn cho Luật và có hiệu lực pháp lý thấp hơn:

Luật GTĐB 2008 qui định tại Điều 10 khoản 3:

Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Như vậy ta thấy qui định rõ: XANH là được đi, ĐỎ là CẤM ĐI, Vàng là phải dừng lại trước vạch dừng như vậy Luật chỉ nói rằng là phải dừng khi nhìn thấy tín hiệu vàng chứ không CẤM ĐI như tín hiệu đèn Đỏ. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp vậy quá vạch dừng ở đây là quá về phía nào? Quá về phía trước hay phía sau? Quá về phía phải hay phía trái? Luật lại không qui định rõ???? Do vậy ở đây ta có thể khẳng định Luật GTĐB 2008 Không CẤM ĐI khi có tín hiệu đèn Vàng. Mà Luật chỉ ra rằng khi ta đang di chuyển đến nút giao thông mà nhìn thấy đèn vàng bật sáng tức là ta phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trường hợp ta nhìn thấy đèn vàng rồi mà ta cho xe chạy chậm lại (bằng cách dùng phanh) mà xe vẫn còn gia tốc không dừng được ngay mà đi quá vạch dừng thì ta phải nhanh chóng đi tiếp qua nút giao đó, còn khi ta nhìn thấy đèn vàng bật sáng mà ta làm các thao tác trên mà xe dừng lại được trước vạch dừng một cách an toàn thì ta dừng lại. Điều này thể hiện rằng người soạn Luật đã có tính toán cụ thể, đưa ra một điều Luật để cho người TGGT sử dụng một cách an toàn chứ không thể nghĩ ra một điều Luật lại gây nguy hiểm cho người TGGT như các bài báo đang ra rả tuyên truyền và làm miếng mồi ngon cho các xx.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2016:

Tại Điều 5 khoản 5 mục a đối với xe ô tô, và Điều 6 khoản 4 mục c đối với xe mô tô, gắn máy … qui định lỗi:

“Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”

Trước khi Nghị định này có hiệu lực thì NĐ 171/2013 có phân biệt lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” và lỗi “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi” và có mức phạt khác nhau, nhưng NĐ 46 thì đã bỏ lỗi “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi” mà chỉ còn duy nhất Lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”

Trước hết ta phải hiểu rằng NĐ 46/2016 chỉ là một văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết hơn cho Luật GTĐB rằng anh vi phạm Luật GTĐB ở lỗi nào thì anh 46 này chỉ ra số tiền và hình thức phạt anh một cách cụ thể. Chứ anh 46 này không phải là căn cứ để xx bắt lỗi người TGGT. Vậy lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” là như thế nào?

XANH là được đi OK, vậy Xanh mà dừng lại có bị phạt lỗi này ko? Như một vị lãnh đạo xx nói trên báo gì đó là có???? Quan điểm cá nhân em là không, chả có căn cứ pháp luật nào nói đèn xanh là cấm dừng cả, nhưng nếu ta không dừng gọn vào bên đường thì có thể ta bị lỗi Cản trở giao thông.

VÀNG phải dừng trước vạch dừng. Vậy nếu vàng em ko dừng được thì có bị phạt lỗi này không? Cá nhân em khẳng định là KHÔNG, vì sao thì em đã phân tích ở phần Luật GTĐB.

ĐỎ là CẤM ĐI, vậy Đỏ mà em cứ đi thì em có bị phạt lỗi này không? Chắc chắn là bị phạt, Vì Luật đã CẤM rồi mà anh cứ đi thì bị phạt là đương nhiên.

Theo Quy chuẩn đường bộ VN, QC41:2012




Rõ ràng theo Qui chuẩn này đã chỉ rõ cho ta thấy Ý nghĩa của đèn VÀNG, nó có tác dụng báo hiểu sự thay đổi tín hiệu đèn từ Xanh sang Đỏ, báo hiệu cho người TGGT đang ở trạng thái di chuyển sang trạng thái dừng lại để cho người TGGT biết được trạng thái đó mà không bị bất ngờ dẫn đến nguy hiểm cho người TGGT nếu phanh gấp (dừng đột ngột). Nếu không có đèn vàng này thì đèn tín hiệu từ Xanh nhảy Đỏ ngay thì người TGGT phải phanh gấp thì mới dừng xe được và như vậy sẽ không tránh khỏi một tai nạn liên hoàn có thể đến mức thảm khốc nếu đi sau xe mình là xe tải nặng, xe container,… Ngoài ra Qui chuẩn cũng chỉ rõ nếu tín hiệu chuyển vàng, anh đã đi qua vạch dừng được đi tiếp nhưng nếu chưa qua vạch dừng, mà dừng lại thấy nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Vậy dừng đột ngột (phanh gấp) có thể dẫn đến ngã xe tự gây tai nạn cho mình, hoặc xe đằng sau ko phản ứng kịp đâm lên thì gây tai nạn như vậy có phải là Nguy hiểm không? Chắc chắn là cực kỳ nguy hiểm cho mình và cho cả những người xung quanh mình. Như vậy ta nhìn thấy quá rõ ràng về ý nghĩa của đèn Tín hiệu mầu vàng rồi. Chả có qui định, điều luật nào nói là đèn Vàng là CẤM đi cả.

Vậy chả có cơ sở pháp lý nào qui định Lỗi Vượt đèn Vàng như các báo chí và cả VTV đã từng nói cả.

Cuối cùng với cá nhân em khẳng định “KHÔNG CÓ LỖI VƯỢT ĐÈN VÀNG”
Đồng ý với cách diễn giải của cụ. Chỉ cần đưa ra khái niệm " quãng đường phanh" điển hình mà phạt lỗi vượt đèn vàng là luật sai chắc. Đang đi 40km/h, còn cách vạch tầm 10m mà đèn chuyển vàng thì chỉ có dừng bằng cách... đâm vào mit xe trước (nếu có) !
Tuy nhiên với các đèn GT có đếm ngược thì lái xe cấm cãi: đồng hồ đếm ngược đủ cho lái xe biết còn bao nhiêu s là chuyển mầu và cần phải dừng sớm cho dù là chuyển mầu vàng hay đỏ.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,836
Động cơ
379,393 Mã lực
Lại khởi đầu cho 1 chủ đề đã có
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Hiểu như cụ thì cái vế đâu tiên "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng" khi nào phải thực hiện.
Chính vì có kiểu suy nghi như cụ thì mới có cơ để lều báo viết bài.:))
Trích luật: Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng được đi tiếp
Theo đó "Tín hiệu vàng" có 2 chỉ dẫn rất rõ ràng:
1. Khi đang có tín hiêu vàng với trường hợp dừng lại là: Phải dừng lại trước vạch dừng (như tín hiệu đỏ)
2. Khi đang có tín hiệu vàng với trường hợp đã không dừng lại trước vạch dừng là: Được đi tiếp (như tín hiệu xanh)

Chính vì suy diễn chỉ dẫn vị trí cho người dừng lại là "phải dừng lại trước vạch dừng" thành hiệu lệnh bắt buộc "phải dừng lại" với điều kiện bắt buộc là "trước vạch dừng" rồi lại suy diễn thêm chỉ trường hợp đã đi quá trước khi đèn vàng sáng hay khi đèn vàng bắt đầu sáng mới được đi tiếp nên xxx và lều báo có được cơ hội tưởng tượng ra cái lỗi không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu vàng hay "vượt đèn vàng"

- Trên thực tế Luật GTĐB chả có chữ nào thể hiện trường hợp đi quá vạch dừngtrước khi bắt đầu tín hiệu vàng hay sau khi bắt đầu tín hiệu vàng hay khi bắt đầu tín hiệu vàng !


P/s: Nghị định 46 đã phải xóa bỏ điều khoản chứa mốc thời gian được suy diễn mà không hề có trong luật là "trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng".
- Điều khoản bị bãi bỏ : “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mời các cụ đọc phân tích của TS Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng UBATGT Quốc gia đăng trên báo Tiền phong:

TS. Khương Kim Tạo cho rằng, việc lái xe cơ giới vượt đèn vàng sẽ bị CSGT xử phạt như vượt đèn đỏ là không phù hợp với luật giao thông đường bộ 2008 và không đúng với ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn vàng.


Cụ thể, khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định tín hiệu đèn giao thông có 3 màu với các ý nghĩa như sau: Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.


Như vậy, người lái xe có thể đi qua vạch dừng khi đèn tín hiệu màu vàng là đúng luật, tín hiệu màu vàng chỉ cảnh báo cho lái xe nhanh chóng dừng lại trước vạch dừng vì sắp có tín hiệu đèn màu đỏ chứ không cấm người lái xe chạy qua vạch dừng.


Ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn tín hiệu màu vàng được xác định như sau: Khi lái xe đến nút giao phát hiện có tín hiệu đèn màu vàng sẽ nhanh chóng đạp phanh để dừng lại trước vạch dừng.


Ô tô không dừng được ngay mà phải di chuyển một đoạn đường là quãng đường phanh. Chiều dài quãng đường phanh phụ thuộc vào loại ô tô, chất lượng hệ thống phanh, tình trạng mặt đường và khả năng phản ứng của lái xe.
...


Mời các cụ đọc tiếp tại : http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ts-khuong-kim-tao-csgt-xu-phat-den-vang-la-sai-luat-1033634.tpo
Ở đây TS. Tạo cũng nhắc tới quãng đường phanh, khái niệm mà em cũng đưa ra trong nhiều bài tranh luận. Đây chính là mấu chốt của vấn đề với tinh thần: luật không thể bắt người ta thực hiện những điều không thể.
 

nthanhnam

Xe điện
Biển số
OF-438366
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,292
Động cơ
228,738 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Cảnh sát giao thông nào cũng hiểu như bác thuy_ck hay tiến sỹ Khương Kim Tạo thì còn gì bằng, chỉ có điều mấy anh ý cố tình không hiểu thôi. Các bác có nhớ trước đây mấy năm khi ngã tư ở Trần Duy Hưng trước cửa BigC chưa có đồng hồ đếm giờ thì mấy anh xxx hoạt động tích cực để bắt lỗi vượt đèn vàng lắm (tôi đã mất 200k vì lỗi này ở đây) nhưng từ khi có đèn đếm ngược mới thôi. Thiết nghĩ nên có lãnh đạo nào đó đứng ra giải thích đàng hoàng hoặc ghi vào trong luật để dân tình và cảnh sát hiểu tránh phải tranh luận đặc biệt giai đoạn QC41:2016 chưa có hiệu lực!
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,836
Động cơ
379,393 Mã lực
Theo em chúng ta không cần trích xuất hay tìm kiếm cơ sở lý luận từ Luật nữa vì nhưng bác tâm huyết cho vấn đề này đã dẫn luận đầy đủ rồi. Vì thế ta chuyển qua cách xử lý tình huống sao cho ngắn gọn và đúc kết nhất, cụ thể;
Khi bị xxx báo lỗi "vượt đèn vàng" thì
A- Lái xe cần có đủ cơ sở tại thực địa chứng minh trường hợp của mình là bất khả kháng vì: nếu dừng xe sẽ bị húc mit, quá sát vạch khi đèn chuyển vàng không thể dừng lại an toàn đc.....
B - XXX sẽ cố gắng chứng minh 1 điều là; lx đã có thể nhìn đc đèn chuyển vàng trc khi tới vạch dừng.

Lưu ý: Do tính chất khó phân biệt đúng-sai của vấn đề nên sẽ có 2 tình huống xử lý như sau.
- A có thể thắng B bằng lý luận hoạc dữ liệu hình ảnh. Vì thưc tế nhiều lx gặp khó khăn về diễn đạt, hoặc sợ hãi, hoác không có đủ hiểu biết về cơ sở lý luận...
- B có thể thắng A khi và chỉ khi có dữ liệu hình ảnh rõ ràng và hợp lý để khẳng định lx đã có thể nhìn thấy đèn chuyển vàng trước khi tới vạch dừng mà không dừng lại ở 1 khoảng cách hợp lý với tốc độ hợp lý.

Nếu các bác đồng ý thì hãy dùng biện pháp cụ thế này để tự vệ
 

HUNGSMUN

Xe lăn
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
10,759
Động cơ
584,890 Mã lực
Khả năng là 2 tháng nữa nó lại thêm quy định "các phương tiện phải dừng trước đèn vàng 2,1234567890m". Muốn hốc thì tìm cách khác, đừng coi dân đen là những con bò sữa.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,836
Động cơ
379,393 Mã lực
Em xin bổ xung
Với B: Nếu không có hình ảnh hoạc clip thì không thể cm mắc lỗi đc vì tình huống đã trôi qua và không có cách nào chứng minh hành vi này. Cũng không thể miêu tả hành vi vi phạm bằng lời đc.
Với A: Luật cho phép không bắt buộc đưa ra bằng chứng không vi phạm
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Mời các cụ đọc phân tích của TS Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng UBATGT Quốc gia đăng trên báo Tiền phong:

TS. Khương Kim Tạo cho rằng, việc lái xe cơ giới vượt đèn vàng sẽ bị CSGT xử phạt như vượt đèn đỏ là không phù hợp với luật giao thông đường bộ 2008 và không đúng với ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn vàng.


Cụ thể, khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định tín hiệu đèn giao thông có 3 màu với các ý nghĩa như sau: Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.


Như vậy, người lái xe có thể đi qua vạch dừng khi đèn tín hiệu màu vàng là đúng luật, tín hiệu màu vàng chỉ cảnh báo cho lái xe nhanh chóng dừng lại trước vạch dừng vì sắp có tín hiệu đèn màu đỏ chứ không cấm người lái xe chạy qua vạch dừng.


Ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn tín hiệu màu vàng được xác định như sau: Khi lái xe đến nút giao phát hiện có tín hiệu đèn màu vàng sẽ nhanh chóng đạp phanh để dừng lại trước vạch dừng.


Ô tô không dừng được ngay mà phải di chuyển một đoạn đường là quãng đường phanh. Chiều dài quãng đường phanh phụ thuộc vào loại ô tô, chất lượng hệ thống phanh, tình trạng mặt đường và khả năng phản ứng của lái xe.
...


Mời các cụ đọc tiếp tại : http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ts-khuong-kim-tao-csgt-xu-phat-den-vang-la-sai-luat-1033634.tpo
Ở đây TS. Tạo cũng nhắc tới quãng đường phanh, khái niệm mà em cũng đưa ra trong nhiều bài tranh luận. Đây chính là mấu chốt của vấn đề với tinh thần: luật không thể bắt người ta thực hiện những điều không thể.
Em hoàn toàn nhất trí với phân tích và kết luận của bác TS này. Nhưng phân tích mới chỉ dựa trên "ý nghĩa khoa học" của cái đèn vàng và kết quả thực tiễn của thời gian, khoảng cách cần thiết để "dừng trước vạch dừng" khi có đèn vàng chứ không phải phân tích trên các văn bản luật hiện hành.

Khi nào Luật vẫn ghi "tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp" thì khó bắt ai cũng có thể hiểu như TS được, đặc biệt với xxx đểu.

Muốn không có lỗi vượt đèn vàng thì Luật phải ghi là "Tín hiệu vàng là báo hiệu sự chuẩn bị thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ". là chấm hết. Chứ còn vẫn có những từ "phải dừng" hay "phải đi" thì vẫn có tính hiệu lệnh của đèn vàng. Khi "phải dừng" mà lại đi là sai, khi "phải đi" mà lại dừng cũng sai. Mã đã sai thì bị phạt.
Vấn đề là thực tế xác định đúng khi nào phải dừng, khi nào phải đi là rất khó. Lái xe thì nói tôi không thể dừng được nhưng xxx lại nói có thể thì còn cãi nhau mệt, đâu phải lúc nào cũng có đầy đủ các thông tin về tốc độ và khoảng cách để mà CM.

QC mới có chỉnh sửa theo hướng có lợi cho lái xe nhưng vẫn có "phải cho xe dừng" và "phải nhanh chóng đi tiếp" thì không thể không có hành vi "không chấp hành tín hiệu đèn vàng" (goi tặt là "vượt đèn vàng") được.

Ro ràng để hiểu đúng "ý nghĩa khoa học" của cái đèn vàng thì Luật hay ít ra các văn bản dưới Luật phải được bổ sung, điều chỉnh cho khoa học.

Ví dụ tín hiệu đỏ chỉ được mô tả là "Tín hiệu đỏ là cấm đi" thì không bắt phải hiểu là cấm đi qua vạch dừng, xxx đểu nó bắt cụ phải dừng tại điểm cụ nhìn thấy đèn đỏ thì sao? sao đèn đỏ cấm đi mà cụ vẫn đi?
 

nthanhnam

Xe điện
Biển số
OF-438366
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,292
Động cơ
228,738 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Báo Tiền Phong và VNExpress đã có giải thích rất rõ về đèn vàng thế mà ông Dân Trí vẫn đăng bài Trưởng phòng CSGT Hà Nội nói về việc "đèn vàng phạt như đèn đỏ" mặc dù trong bài đó ông TP CSGT đã nói là "tín hiệu đèn vàng là dừng lại trước vạch sơn, trừ trường hợp đèn vàng xuất hiện khi người điều khiển phương tiện đã đi quá vạch dừng xe thì được đi tiếp." và cuối bài còn đặt một câu hỏi "Đã có bao nhiêu trường hợp vượt đèn vàng bị xử phạt trong ngày đầu CSGT Hà Nội ra quân..."
Bó tay với nhà báo này!
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Theo em chúng ta không cần trích xuất hay tìm kiếm cơ sở lý luận từ Luật nữa vì nhưng bác tâm huyết cho vấn đề này đã dẫn luận đầy đủ rồi. Vì thế ta chuyển qua cách xử lý tình huống sao cho ngắn gọn và đúc kết nhất, cụ thể;
Khi bị xxx báo lỗi "vượt đèn vàng" thì
A- Lái xe cần có đủ cơ sở tại thực địa chứng minh trường hợp của mình là bất khả kháng vì: nếu dừng xe sẽ bị húc mit, quá sát vạch khi đèn chuyển vàng không thể dừng lại an toàn đc.....
B - XXX sẽ cố gắng chứng minh 1 điều là; lx đã có thể nhìn đc đèn chuyển vàng trc khi tới vạch dừng.

Lưu ý: Do tính chất khó phân biệt đúng-sai của vấn đề nên sẽ có 2 tình huống xử lý như sau.
- A có thể thắng B bằng lý luận hoạc dữ liệu hình ảnh. Vì thưc tế nhiều lx gặp khó khăn về diễn đạt, hoặc sợ hãi, hoác không có đủ hiểu biết về cơ sở lý luận...
- B có thể thắng A khi và chỉ khi có dữ liệu hình ảnh rõ ràng và hợp lý để khẳng định lx đã có thể nhìn thấy đèn chuyển vàng trước khi tới vạch dừng mà không dừng lại ở 1 khoảng cách hợp lý với tốc độ hợp lý.

Nếu các bác đồng ý thì hãy dùng biện pháp cụ thế này để tự vệ
Cần gì phức tạp thế đâu cụ !
A. Tín hiệu vàng (không nháy) có quy định gồm 2 phần, phần 1 là quy định phải thực hiện, phần 2 là điều kiện để loại trừ không phải thực hiện phần 1: "tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp"
1. Phải dừng lại trước vạch dừng
2. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp (không phải thực hiện phần 1)
* Cả 2 phần đều có hiệu lực tương đương trong thời gian có hiệu lực của "tín hiệu vàng" là từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vì luật không có quy định khác về thời gian có hiệu lực của từng phần

B. Lỗi này phải lập BB vi phạm hành chính!
- Xxx sẽ chứng minh cụ vi phạm quy định của phần 1 khi đang có đèn vàng
- Khi đó cụ chỉ cần chứng minh mình là đối tượng của phần 2 khi đang có đèn vàng tức "trường hợp đã đi quá vạch dừng" khi đang có đèn vàng

C. Khi ghi biên bản xxx thường dùng thủ thuật ghi luôn vi phạm hành chính là "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" mà bỏ qua phần mô tả hành vi như tiếp tục đi khi đèn vàng hay không dừng lại khi đèn vàng. Cụ yêu cầu xxx ghi rõ phần này theo quy định
Nếu xxx có tình với lí do không đủ chỗ ghi cụ ghi thẳng vào phần ghi ý kiến Trường hợp của tôi là: "trường hợp đã đi quá vạch dừng khi đèn vàng"

Với BB có nội dung như trên xxx không thể ra QĐ xử phạt cụ được !
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Cần gì phức tạp thế đâu cụ !
A. Tín hiệu vàng (không nháy) có quy định gồm 2 phần, phần 1 là quy định phải thực hiện, phần 2 là điều kiện để loại trừ không phải thực hiện phần 1: "tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp"
1. Phải dừng lại trước vạch dừng
2. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp (không phải thực hiện phần 1)
* Cả 2 phần đều có hiệu lực tương đương trong thời gian có hiệu lực của "tín hiệu vàng" là từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vì luật không có quy định khác về thời gian có hiệu lực của từng phần

B. Lỗi này phải lập BB vi phạm hành chính!
- Xxx sẽ chứng minh cụ vi phạm quy định của phần 1 khi đang có đèn vàng
- Khi đó cụ chỉ cần chứng minh mình là đối tượng của phần 2 khi đang có đèn vàng tức "trường hợp đã đi quá vạch dừng" khi đang có đèn vàng

C. Khi ghi biên bản xxx thường dùng thủ thuật ghi luôn vi phạm hành chính là "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" mà bỏ qua phần mô tả hành vi như tiếp tục đi khi đèn vàng hay không dừng lại khi đèn vàng. Cụ yêu cầu xxx ghi rõ phần này theo quy định
Nếu xxx có tình với lí do không đủ chỗ ghi cụ ghi thẳng vào phần ghi ý kiến Trường hợp của tôi là: "trường hợp đã đi quá vạch dừng khi đèn vàng"

Với BB có nội dung như trên xxx không thể ra QĐ xử phạt cụ được !
A. Tức là cụ có thể chọn thời điểm gần kết thúc mới chấp hành hiệu lệnh của đèn vàng. Còn thời điểm trước đấy của đèn vàng cụ không chấp hành?
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
A. Tức là cụ có thể chọn thời điểm gần kết thúc mới chấp hành hiệu lệnh của đèn vàng. Còn thời điểm trước đấy của đèn vàng cụ không chấp hành?
Em chỉ cần xác định trong thời gian có hiệu lực của tín hiệu vàng em thuộc trường hợp "đã đi quá vạch dừng" nên theo luật em được trừ ra không phải dừng lại mà được đi tiếp !
Em chả cần quan tâm và cũng không đồng ý suy diễn cái nào là trước cái nào là sau khi mà Luật không hề quy định !
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Em chỉ cần xác định trong thời gian có hiệu lực của tín hiệu vàng em thuộc trường hợp "đã đi quá vạch dừng" nên theo luật em được trừ ra không phải dừng lại mà được đi tiếp !
Em chả cần quan tâm và cũng không đồng ý suy diễn cái nào là trước cái nào là sau khi mà Luật không hề quy định !
Để mang cái suy không diễn của cụ áp dụng với đèn đỏ nhé:
"Em chỉ cần xác định trong thời gian có hiệu lực của tín hiệu đỏ em chấp hành lệnh cấm đi là được". Kết quả khi em đứng lại thì xe đã đi qua nơi giao nhau.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Để mang cái suy không diễn của cụ áp dụng với đèn đỏ nhé:
"Em chỉ cần xác định trong thời gian có hiệu lực của tín hiệu đỏ em chấp hành lệnh cấm đi là được". Kết quả khi em đứng lại thì xe đã đi qua nơi giao nhau.
Cụ vui lòng nõi rõ ràng và liền mạch hơn ạ !
Xin cám ơn !
 

nthanhnam

Xe điện
Biển số
OF-438366
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,292
Động cơ
228,738 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top