Trường hợp nhiều người hâm mộ thì nhiều lắm, sao lại là 4 người đó ạ?
Đại loại là 4 người này là thế hệ mở đầu cho thời đại NHẠC NHẸ phía Bắc.
Trước đó chỉ có nhạc đỏ hoặc nhạc vàng, rồi những năm 89-90 mợ Thanh Lam học lỏm được của Tây các phong cách nhạc nhẹ rồi áp dụng vào lối hát ở VN: ví dụ nhạc nhẹ có các biến tấu như thay đổi nhịp của câu hát với bản gốc sao cho ấn tượng hơn, thêm các câu hú, phiêu, gằn,.... đại loại là ghi dấu ấn của ca sỹ trong bài hát. Còn trước đó nhạc đỏ thì dường như khó mà sáng tạo, ca sỹ phải hát chỉn chu tuân thủ bản nhạc. Sau thời đại nhà nhà nghe nhạc vàng của Tuấn Vũ, Hương Lan, .... thì đến thời của các mợ này. Lúc này nhạc vàng thoái lui, nhường chỗ cho sự hưng thịnh của nhạc Pop, nhạc nhẹ.
Mấy mợ này có giọng hát tốt, học hành bài bản, có nhiều bản hit (của thời 90s), nên báo chí tung hô như thế. Đại loại là có công khởi đầu thời đại nhạc nhẹ, cộng với giọng hát xuất sắc, đào tạo bài bản, có nhiều ca khúc hit.
Nói về bài hit, thực ra thời đó chưa có internet, thậm chí CD còn hiếm, mà các bài hit của các mợ này cũng làm mưa làm gió, so sánh quy đổi ra thời này khéo chả kém gì lượng view Sơn Tường ôm Ti Vi
Em còn nhớ hồi em học cấp 2, cấp 3, ra cửa hàng băng Catset ở Hàng Bài mua băng nhạc thì thấy băng catxet của mợ Mỹ Linh bán chạy như tôm tươi, 7-8k/cái, chỉ cần có bài Trên đỉnh Phù Vân là hãng băng bán chạy hết veo
Đấy là tương quan so sánh độ hot của 2 thời đại khác nhau, ngoài ra xét về thẩm định của giới chuyên môn thì mấy mợ này đều được giới chuyên môn đánh giá cao giọng hát, mợ Hà thì giọng hơi yếu nhờ truyền thống gia đình cũng ké vào, còn 3 mợ kia thì giọng tương đối khủng. Còn ca sỹ thời nay chú trọng nhiều vào trang phục, vũ đạo nên cái giọng cũng chỉ chiếm 1/3, nên giới chuyên môn nó không đánh giá cao nữa.
4 mợ này cũng là nhân tố chấp cánh cho các ca khúc của các thế hệ nhạc sỹ tiên phong viết nhạc nhẹ ở VN: Trần Tiến, Dương Thụ, Phó đức Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Cường, Bảo Chấn,.....
Xét theo chiều dài thanh nhạc, thì tạm chia thành mấy giai đoạn theo thời gian:
- Giai đoạn nhạc cách mạng: các ca sỹ như Trần Hiếu, Lê Dung, Trung Kiên,....
- Sau đó nhạc vàng phát triển: Tuấn Vũ, Chế linh, Hương Lan,....
- Rồi nhạc nhẹ phát triển tiếp sau, với đại biểu cho cả các bản hit + chuyên môn thanh nhạc xuất sắc là mấy mợ kia.
- Sau đó, giai đoạn nhạc thị trường, đáp ứng cả phần nhìn, phong trào fan: đại biểu đầu tiên là Đan Trường (giọng hát thường thường nhưng xuất hiện đúng thời bọn con gái mê trai đẹp
), rồi mợ Hồ Ngọc Hà xuất hiện đúng thời kinh tế tăng tốc các đại gia mê ngắm chọn hàng