- Biển số
- OF-165369
- Ngày cấp bằng
- 6/11/12
- Số km
- 4,402
- Động cơ
- 479,465 Mã lực
Tại Hội nghị trực tuyến về an toàn giao thông sáng 6/7, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, 6 tháng qua, số vụ và số người bị thương giảm nhưng số nạn nhân tử vong lại tăng 244 người, hơn 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân là số vụ tai nạn nghiêm trọng do xe khách và xe tải gây ra tăng cao. Công tác tuần tra, xử lý vi phạm ở nhiều địa phương chưa hiệu quả, vi phạm nhiều song xử lý ít. Đặc biệt có nơi, một số người vi phạm ngang nhiên thách thức pháp luật, dư luận.
Theo Bộ trưởng Thăng, công tác kiểm tra, thanh tra công vụ với cán bộ chưa nghiêm để xảy ra hiện tượng thông đồng, bao che cho vi phạm về kinh doanh vận tải, để tồn tại những “đoàn xe vua” gây bức xúc trong dư luận. Cơ quan quản lý buông lỏng trong cấp giấy phép, chấp thuận mở tuyến, dẫn đến cung vượt quá cầu. Các đơn vị kinh doanh, lái xe bằng mọi giá để giành khách để tăng doanh thu, bất chấp các quy định về an toàn giao thông.
Hiện trường một vụ lật xe khách làm nhiều hành khách bị thương. Ảnh: Văn Đông
Về công tác xử lý vi phạm, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy - Bộ Công an) cho biết, công an các địa phương đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tập trung xử lý lái xe vi phạm các lỗi có nguy cơ gây tai nạn cao như: chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, tránh vượt xe sai quy định, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, quá số người quy định…
Góp ý các giải pháp an toàn giao thông, tướng Tuyên kiến nghị thay đổi một số điều của Luật Giao thông đường bộ để có thể khởi tố, đưa ra xét xử một số trường hợp vi phạm giao thông điển hình. Với các vụ tai nạn nghiêm trọng, cần thành lập hội đồng khám nghiệm hiện trường tại địa phương để đảm bảo kết luận khám nghiệm nhanh chóng và chính xác.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo hướng “vận tải ôtô là ngành kinh doanh có điều kiện đặc thù, đặc biệt với vận tải hành khách bằng ôtô đường dài và vận tải hàng hoá bằng ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc chở conteiner và hàng quá khổ quá tải”.
Theo đó, các điều kiện kinh doanh phải khắt khe hơn, như quy mô của doanh nghiệp, chất lượng phương tiện, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ nhân viên để cho phép vùng hoạt động của từng đơn vị vận tải. Đơn vị đạt loại cao được phép hoạt động đường dài còn loại thấp chỉ được hoạt động nội tỉnh - nội huyện.
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đề nghị tăng cường kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trong khi đăng kiểm cũng như có biện pháp xử lý, chấn chỉnh ngay các hành vi tiêu cực khi kiểm định. Ngoài ra, hầu hết tai nạn do lỗi phóng nhanh, vượt ẩu, xe chở quá khổ nên cảnh sát cần tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để.
“Bộ Y tế có quy định về việc khám sức khỏe cho người học, người đổi giấy phép lái xe, đặc biệt nên định kỳ kiểm tra xét nghiệm máu 6 tháng một lần đối với lái xe chuyên nghiệp nhằm hạn chế người điều khiển phương tiện sử dụng chất kích thích”, ông Dũng đề xuất.
Trước ý kiến các đại biểu, Phó Thủ tướng **************** lưu ý các ngành siết chặt công tác kinh doanh vận tải, không phải chỉ có giấy phép mà phải phối hợp kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, để không được có vùng cấm trong hoạt động kinh doanh vận tải, không có "đoàn xe vua", bảo kê taxi…
Đặc biệt, ngành giao thông cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý cấp phép, lắp thiết bị giám sát hành trình, lắp đặt camera để có thể giảm được 30% vụ tai nạn. Đăng kiểm phải được kiểm tra chặt chẽ, đúng quy trình, chấm dứt ngay tình trạng tiêu cực trong hoạt động này.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có những giải pháp cấp bách để kéo giảm tai nạn nghiêm trọng như tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm mọi người vi phạm, luân chuyển cán bộ trong tuần tra kiểm soát. Đặc biệt, lãnh đạo ngành công an phải thường xuyên mặc thường phục đi kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra được công khai, xử phạt vi phạm không trừ một ai.
Một lần nữa, Phó thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh thành nghiêm khắc với tình trạng cán bộ uống rượu bia buổi trưa để không tốn kém thời gian, vừa góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Đoàn Loan
Nguyên nhân là số vụ tai nạn nghiêm trọng do xe khách và xe tải gây ra tăng cao. Công tác tuần tra, xử lý vi phạm ở nhiều địa phương chưa hiệu quả, vi phạm nhiều song xử lý ít. Đặc biệt có nơi, một số người vi phạm ngang nhiên thách thức pháp luật, dư luận.
Theo Bộ trưởng Thăng, công tác kiểm tra, thanh tra công vụ với cán bộ chưa nghiêm để xảy ra hiện tượng thông đồng, bao che cho vi phạm về kinh doanh vận tải, để tồn tại những “đoàn xe vua” gây bức xúc trong dư luận. Cơ quan quản lý buông lỏng trong cấp giấy phép, chấp thuận mở tuyến, dẫn đến cung vượt quá cầu. Các đơn vị kinh doanh, lái xe bằng mọi giá để giành khách để tăng doanh thu, bất chấp các quy định về an toàn giao thông.
Hiện trường một vụ lật xe khách làm nhiều hành khách bị thương. Ảnh: Văn Đông
Về công tác xử lý vi phạm, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy - Bộ Công an) cho biết, công an các địa phương đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tập trung xử lý lái xe vi phạm các lỗi có nguy cơ gây tai nạn cao như: chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, tránh vượt xe sai quy định, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, quá số người quy định…
Góp ý các giải pháp an toàn giao thông, tướng Tuyên kiến nghị thay đổi một số điều của Luật Giao thông đường bộ để có thể khởi tố, đưa ra xét xử một số trường hợp vi phạm giao thông điển hình. Với các vụ tai nạn nghiêm trọng, cần thành lập hội đồng khám nghiệm hiện trường tại địa phương để đảm bảo kết luận khám nghiệm nhanh chóng và chính xác.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo hướng “vận tải ôtô là ngành kinh doanh có điều kiện đặc thù, đặc biệt với vận tải hành khách bằng ôtô đường dài và vận tải hàng hoá bằng ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc chở conteiner và hàng quá khổ quá tải”.
Theo đó, các điều kiện kinh doanh phải khắt khe hơn, như quy mô của doanh nghiệp, chất lượng phương tiện, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ nhân viên để cho phép vùng hoạt động của từng đơn vị vận tải. Đơn vị đạt loại cao được phép hoạt động đường dài còn loại thấp chỉ được hoạt động nội tỉnh - nội huyện.
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đề nghị tăng cường kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trong khi đăng kiểm cũng như có biện pháp xử lý, chấn chỉnh ngay các hành vi tiêu cực khi kiểm định. Ngoài ra, hầu hết tai nạn do lỗi phóng nhanh, vượt ẩu, xe chở quá khổ nên cảnh sát cần tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để.
“Bộ Y tế có quy định về việc khám sức khỏe cho người học, người đổi giấy phép lái xe, đặc biệt nên định kỳ kiểm tra xét nghiệm máu 6 tháng một lần đối với lái xe chuyên nghiệp nhằm hạn chế người điều khiển phương tiện sử dụng chất kích thích”, ông Dũng đề xuất.
Trước ý kiến các đại biểu, Phó Thủ tướng **************** lưu ý các ngành siết chặt công tác kinh doanh vận tải, không phải chỉ có giấy phép mà phải phối hợp kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, để không được có vùng cấm trong hoạt động kinh doanh vận tải, không có "đoàn xe vua", bảo kê taxi…
Đặc biệt, ngành giao thông cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý cấp phép, lắp thiết bị giám sát hành trình, lắp đặt camera để có thể giảm được 30% vụ tai nạn. Đăng kiểm phải được kiểm tra chặt chẽ, đúng quy trình, chấm dứt ngay tình trạng tiêu cực trong hoạt động này.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có những giải pháp cấp bách để kéo giảm tai nạn nghiêm trọng như tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm mọi người vi phạm, luân chuyển cán bộ trong tuần tra kiểm soát. Đặc biệt, lãnh đạo ngành công an phải thường xuyên mặc thường phục đi kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra được công khai, xử phạt vi phạm không trừ một ai.
Một lần nữa, Phó thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh thành nghiêm khắc với tình trạng cán bộ uống rượu bia buổi trưa để không tốn kém thời gian, vừa góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Đoàn Loan