- Biển số
- OF-12752
- Ngày cấp bằng
- 18/1/08
- Số km
- 7,730
- Động cơ
- 567,720 Mã lực
(Bài viết này từ báo Pháp Luật)
Người tiêu dùng phải "vượt" nhiều nhiêu khê để có được chiếc biển kiểm soát (BKS) ô tô, xe máy. Công đoạn này khá gian truân và muốn nhanh gọn, nhiều người tiêu dùng buộc phải nhờ "cò". Đội ngũ "cò" vẫn thỏa sức "quay" người tiêu dùng để moi tiền... ngay trước cổng một số cơ quan thuế.
"Cò" mới đóng được thuế...
Muốn nộp thuế trước bạ để con xe được "đặt tên" (theo BKS), bạn phải đến cơ quan thuế các quận. Những quận mà người đi nộp thuế khổ nhất phải kể đến Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình... Trước thời điểm 24/9/2009, tại các điểm nộp thuế này, mới hơn 8h sáng đã có cả rừng người, người muốn vào nộp thuế phải chen đến bẹp ruột mà có khi vẫn... "hết giờ".
Bên ngoài, tất cả các điểm nộp thuế trước bạ và đăng ký xe máy là một đội ngũ "cò" chuyên nghiệp. Thấy khách là "cò" mời chào: "Anh ơi, nộp thuế à? Để em giúp nhé, mấy bát phở thôi": "Chị đăng ký xe phải không? Chị cứ ngồi ngoài này cho mát, em lo trọn gói cho"... Giá bao trọn gói cả nộp thuế và đăng ký ở mỗi quận mỗi khác nhưng thường là từ 250 - 500 ngàn đồng.
Tuy nhiên, hầu hết những người nhờ "cò" đều bị lừa về "giá dịch vụ". Để dụ khách, lúc đầu "cò" đề nghị giá trọn gói cả nộp thuế và lấy biển là 80 ngàn đồng (có nơi 100 ngàn đồng). Với số tiền người hào hứng đưa toàn bộ giấy tờ cho "cò" để làm thay phần việc của mình. Sau khi nộp thuế xong, "cò" bắt đầu quay: "Tiền thuế, tiền biển số anh đóng theo hóa đơn, tiền dịch vụ của em hết 500 ngàn đồng". Khi khách ớ người ra vì khoản tiền không đúng với thỏa thuận ban đầu, "cò" sẽ giải thích: "80 ngàn đồng là tiền công của em thôi. Mấy ông làm thủ tục cũng phải có chứ anh, ai làm không công. Họ ăn nhiều chứ đâu phải mấy chục như em". Tất nhiên, cãi nhau chán rồi khách cũng thua vì giấy tờ vẫn đang ở trong tay "cò".
Trở lại chuyện chiếc xe Rebel USA của anh Việt mà chúng tôi đã đề cập ở số báo trước. Ngày 20/9, tôi và anh Việt đi xe xuống Chi cục thuế huyện Thanh Trì để nộp thuế và làm thủ tục đăng ký chiếc xe trên. Vừa đến cổng, một "cò" chạy ra mời: "Hai sếp đi đăng ký xe à? Để em lo cho, giá 80 ngàn đồng tất tần tật". Đã quá quen với cảnh này, tôi nói: "Ông nói giá chuẩn đi, có đúng là ngoài tiền nộp theo hóa đơn chỉ cộng 80 ngàn đồng thôi không", "Cò" cười: "Sếp biết rồi thì em nói thật, cho bọn em xin 250 ngàn đồng. Chỉ bằng bữa bia cỏ của sếp". Trước khi đi đăng ký, tôi đã nghe thấy một vài người nói về sự phiền phức có thể xảy ra đối với loại xe Rebel USA này nên chúng tôi đồng ý.
Khoảng 15 phút sau, "cò" đi ra nói: "Không nộp được thuế anh ạ. Cán bộ thuế nói chưa có bảng giá để áp". Một "cò" từng trải hơn đáp": "Loại xe gồ ghề thế này chỉ tao mới OK". Khoảng 30 phút sau, "cò" này đi ra than: "Chó thật, họ không cho nộp thuế. Họ bảo trên Giấy chứng nhận kiểm định và các giấy tờ kèm theo đều không thể hiện chiếc xe máy này được sản xuất ở nước nào. Phải có nước sản xuất mới áp giá được".
Tôi thoảng lo lắng thì "cò" trấn an: "Xe anh mua bằng tiền thật, lo gì. Để em nghiên cứu kỹ rồi lại vào trình bày tiếp". Lần thứ 3 lại thất bại, "cò" nói: "Giá bán xe trong hóa đơn của anh ghi có 11 triệu đồng, bọn nó bảo phải áp giá 60 triệu đồng (thuế trước bạ bằng 5% giá xe máy), thu được 3 triệu tiền thuế mới đúng. Thế nhưng khi em đồng ý nó lại không dám thu vì sợ áp thuế sai. Giờ phải sửa một vài chỗ trong tờ khai hải quan và Giấy chứng nhận kiểm định mới mới làm thủ tục đăng ký được anh ạ".
Với vốn kiến thức của mình, tôi biết chuyện làm được những yêu cầu của "cò" (cũng là của cán bộ thuế) còn khó hơn... lên giời. Kiểm tra lại hồ sơ của chiếc xe, chúng tôi thấy lộ ra một lỗi cố ý "chết người" của Cty TNHH Hồng Đà. Để lừa người tiêu dùng, trên mọi giấy tờ liên quan đến chiếc xe, phần nước sản xuất đều để trống (thực tế nước sản xuất loại xe này là Trung Quốc nhưng Cty này quảng cáo là Mỹ) và đây chính là cơ sở để cán bộ thuế bắt lỗi người tiêu dùng.
Thất vọng, chúng tôi quyết định gọi về địa chỉ bảo hành của hãng Rebel USA trên phố Võ Thị Sáu (Hai Bà Trưng) để chất vấn. Nhân viên của trạm bảo hành tên Đắc nói: "Anh nhờ "cò" làm cho, quen mới đăng ký được". Sau khi biết thông tin "cò" ở Chi cục thuế huyện Thanh Trì đã bó tay, Đắc nói: "Anh mang hồ sơ qua đây. Cửa hàng sẽ có người lo cho anh, chỉ mấy trăm dịch vụ thôi.
Sau khi giao toàn bộ giấy tờ xe đã 3 ngày mà không thấy hồi âm, tôi điện thoại cho Đắc thì được biết, phải một tuần nữa mới xong và giá dịch vụ phải là 1,3 triệu đồng. Ngày 28/9, "cò" Tr. (người Đắc được gọi là "siêu cò") gọi chúng tôi đi nộp thuế gặp nhau, "cò" Tr. nói: "Em phải có thư tay mới nộp được thuế cho anh đấy. Nếu không đi tắt, cuối năm xe của anh cũng chưa chắc đã có BKS". Đơn giá Chi cục thuế huyện Thanh trì áp cho chiếc xe của anh Việt là 25 triệu đồng (thuế phải nộp là 1,25 triệu đồng).
Vậy là, anh Việt đã bỏ trên 80 triệu đồng ra để mua chiếc xe Rebel USA nhưng vì sự lập lờ của nhà sản xuất, sự "yêu cầu" của một vài cán bộ Chi cục thuế huyện Thanh Trì nên anh phải mua luôn cả sự phiền toái, khổ cực hơn 1 tháng. Anh Việt bức xúc nói: "Xe mình mua hợp pháp, vậy mà phải mất thêm hơn một triệu và bao nhiêu phiền toái mới lấy được BKS. Tiêu cực thế này khác gì bỏ tiền ra "mua" BKS". Chiếc xe máy cuối cùng cũng có BKS nhưng lòng tin của anh Việt cứ khắc khoải.
Ai tiếp tay cho tiêu cực?
Người có trách nhiệm đầu tiên trong việc "quên" ghi nơi sản xuất vào hàng trăm chiếc xe Rebel USA chính là Cty TNHH Hồng Đà (quận Tân Bình, TP.HCM). Cty này đã "lập lờ đánh lận con đen", cố tình không ghi nơi sản xuất để đánh lừa người tiêu dùng. Với sự lập lờ đó, Cty này thỏa sức quảng cáo đây là xe được sản xuất và nhập khẩu (chính xác là nhập từ hãng Lifeng của Trung Quốc). Đây cũng chính là lý do để chiếc xe được bán với giá gần 100 triệu đồng (hóa đơn ghi từ 11 - 25 triệu đồng). Nếu Cty TNHH Hồng Đà sai một thì cơ quan đồng ý "quên" ghi nước sản xuất những chiếc xe Rebel USA sai gấp hai lần vì chính những cơ quan này đã thực hiện không nghiêm các qui định của pháp luật.
Trong trường hợp cụ thể này, trên Giấy chứng nhạn kiểm định chất lượng và tờ khai nhập khẩu xe máy phần ghi nước sản xuất đều bỏ trống. Tất nhiên, phần bỏ trống này có lợi cho Cty TNHH Hồng Đà nhưng gây thiệt hại và phiền toái cho người tiêu dùng. Việc "quên" ghi những thông tin quan trọng này là sự cố ý hay vô tình của cơ quan cấp các loại giấy trên? Câu trả lời chúng tôi sẽ đề cập trong số báo sau. Và vì không ghi rõ nước sản xuất nên cơ quan thuế mới "có cớ" để nói không biết chiếc xe trên có giá 20 triệu đồng (nếu sản xuất tại Trung Quốc) hay 60 triệu đồng (nếu sản xuất tại Nhật) để áp thuế.
Điều kỳ lạ là, cũng loại xe này, ở các quận khác (Hòa Kiếm, Ba Đình) đều áp giá là 25 triệu đồng/chiếc. Kỳ lạ hơn, người tieu dùng (chính chủ) không thể nộp thuế cho chiếc xe của chính mình nhưng "cò" thì lại làm thay được điều đó (?!) Có sự bất minh tại Chi cục thuế huyện Thanh Trì hay không, số tiền dịch vụ 1,3 triệu đồng của những người tương tự đã "chui" vào túi ai? Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo Cục Thuế TP Hà Nội.
Sau khi lấy BKS tại CA huyện Thanh Trì, nhận tiền dịch vụ xong, "cò" Tr. nói: "Em chơi thân với anh Cục phó mà có thằng vẫn dám gây khó khăn, nó định hẹn em đến mai. Thằng đó sẽ gay to vì bị điều lên gặp sếp". Không biết câu chuyện trên là hư hay thực nhưng chuyện "cò" Tr. nộp được thuế khi các "cò" sở tại không thể làm được là sự thật 100%.
Người tiêu dùng phải "vượt" nhiều nhiêu khê để có được chiếc biển kiểm soát (BKS) ô tô, xe máy. Công đoạn này khá gian truân và muốn nhanh gọn, nhiều người tiêu dùng buộc phải nhờ "cò". Đội ngũ "cò" vẫn thỏa sức "quay" người tiêu dùng để moi tiền... ngay trước cổng một số cơ quan thuế.
"Cò" mới đóng được thuế...
Muốn nộp thuế trước bạ để con xe được "đặt tên" (theo BKS), bạn phải đến cơ quan thuế các quận. Những quận mà người đi nộp thuế khổ nhất phải kể đến Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình... Trước thời điểm 24/9/2009, tại các điểm nộp thuế này, mới hơn 8h sáng đã có cả rừng người, người muốn vào nộp thuế phải chen đến bẹp ruột mà có khi vẫn... "hết giờ".
Bên ngoài, tất cả các điểm nộp thuế trước bạ và đăng ký xe máy là một đội ngũ "cò" chuyên nghiệp. Thấy khách là "cò" mời chào: "Anh ơi, nộp thuế à? Để em giúp nhé, mấy bát phở thôi": "Chị đăng ký xe phải không? Chị cứ ngồi ngoài này cho mát, em lo trọn gói cho"... Giá bao trọn gói cả nộp thuế và đăng ký ở mỗi quận mỗi khác nhưng thường là từ 250 - 500 ngàn đồng.
Tuy nhiên, hầu hết những người nhờ "cò" đều bị lừa về "giá dịch vụ". Để dụ khách, lúc đầu "cò" đề nghị giá trọn gói cả nộp thuế và lấy biển là 80 ngàn đồng (có nơi 100 ngàn đồng). Với số tiền người hào hứng đưa toàn bộ giấy tờ cho "cò" để làm thay phần việc của mình. Sau khi nộp thuế xong, "cò" bắt đầu quay: "Tiền thuế, tiền biển số anh đóng theo hóa đơn, tiền dịch vụ của em hết 500 ngàn đồng". Khi khách ớ người ra vì khoản tiền không đúng với thỏa thuận ban đầu, "cò" sẽ giải thích: "80 ngàn đồng là tiền công của em thôi. Mấy ông làm thủ tục cũng phải có chứ anh, ai làm không công. Họ ăn nhiều chứ đâu phải mấy chục như em". Tất nhiên, cãi nhau chán rồi khách cũng thua vì giấy tờ vẫn đang ở trong tay "cò".
Trở lại chuyện chiếc xe Rebel USA của anh Việt mà chúng tôi đã đề cập ở số báo trước. Ngày 20/9, tôi và anh Việt đi xe xuống Chi cục thuế huyện Thanh Trì để nộp thuế và làm thủ tục đăng ký chiếc xe trên. Vừa đến cổng, một "cò" chạy ra mời: "Hai sếp đi đăng ký xe à? Để em lo cho, giá 80 ngàn đồng tất tần tật". Đã quá quen với cảnh này, tôi nói: "Ông nói giá chuẩn đi, có đúng là ngoài tiền nộp theo hóa đơn chỉ cộng 80 ngàn đồng thôi không", "Cò" cười: "Sếp biết rồi thì em nói thật, cho bọn em xin 250 ngàn đồng. Chỉ bằng bữa bia cỏ của sếp". Trước khi đi đăng ký, tôi đã nghe thấy một vài người nói về sự phiền phức có thể xảy ra đối với loại xe Rebel USA này nên chúng tôi đồng ý.
Khoảng 15 phút sau, "cò" đi ra nói: "Không nộp được thuế anh ạ. Cán bộ thuế nói chưa có bảng giá để áp". Một "cò" từng trải hơn đáp": "Loại xe gồ ghề thế này chỉ tao mới OK". Khoảng 30 phút sau, "cò" này đi ra than: "Chó thật, họ không cho nộp thuế. Họ bảo trên Giấy chứng nhận kiểm định và các giấy tờ kèm theo đều không thể hiện chiếc xe máy này được sản xuất ở nước nào. Phải có nước sản xuất mới áp giá được".
Tôi thoảng lo lắng thì "cò" trấn an: "Xe anh mua bằng tiền thật, lo gì. Để em nghiên cứu kỹ rồi lại vào trình bày tiếp". Lần thứ 3 lại thất bại, "cò" nói: "Giá bán xe trong hóa đơn của anh ghi có 11 triệu đồng, bọn nó bảo phải áp giá 60 triệu đồng (thuế trước bạ bằng 5% giá xe máy), thu được 3 triệu tiền thuế mới đúng. Thế nhưng khi em đồng ý nó lại không dám thu vì sợ áp thuế sai. Giờ phải sửa một vài chỗ trong tờ khai hải quan và Giấy chứng nhận kiểm định mới mới làm thủ tục đăng ký được anh ạ".
Với vốn kiến thức của mình, tôi biết chuyện làm được những yêu cầu của "cò" (cũng là của cán bộ thuế) còn khó hơn... lên giời. Kiểm tra lại hồ sơ của chiếc xe, chúng tôi thấy lộ ra một lỗi cố ý "chết người" của Cty TNHH Hồng Đà. Để lừa người tiêu dùng, trên mọi giấy tờ liên quan đến chiếc xe, phần nước sản xuất đều để trống (thực tế nước sản xuất loại xe này là Trung Quốc nhưng Cty này quảng cáo là Mỹ) và đây chính là cơ sở để cán bộ thuế bắt lỗi người tiêu dùng.
Thất vọng, chúng tôi quyết định gọi về địa chỉ bảo hành của hãng Rebel USA trên phố Võ Thị Sáu (Hai Bà Trưng) để chất vấn. Nhân viên của trạm bảo hành tên Đắc nói: "Anh nhờ "cò" làm cho, quen mới đăng ký được". Sau khi biết thông tin "cò" ở Chi cục thuế huyện Thanh Trì đã bó tay, Đắc nói: "Anh mang hồ sơ qua đây. Cửa hàng sẽ có người lo cho anh, chỉ mấy trăm dịch vụ thôi.
Sau khi giao toàn bộ giấy tờ xe đã 3 ngày mà không thấy hồi âm, tôi điện thoại cho Đắc thì được biết, phải một tuần nữa mới xong và giá dịch vụ phải là 1,3 triệu đồng. Ngày 28/9, "cò" Tr. (người Đắc được gọi là "siêu cò") gọi chúng tôi đi nộp thuế gặp nhau, "cò" Tr. nói: "Em phải có thư tay mới nộp được thuế cho anh đấy. Nếu không đi tắt, cuối năm xe của anh cũng chưa chắc đã có BKS". Đơn giá Chi cục thuế huyện Thanh trì áp cho chiếc xe của anh Việt là 25 triệu đồng (thuế phải nộp là 1,25 triệu đồng).
Vậy là, anh Việt đã bỏ trên 80 triệu đồng ra để mua chiếc xe Rebel USA nhưng vì sự lập lờ của nhà sản xuất, sự "yêu cầu" của một vài cán bộ Chi cục thuế huyện Thanh Trì nên anh phải mua luôn cả sự phiền toái, khổ cực hơn 1 tháng. Anh Việt bức xúc nói: "Xe mình mua hợp pháp, vậy mà phải mất thêm hơn một triệu và bao nhiêu phiền toái mới lấy được BKS. Tiêu cực thế này khác gì bỏ tiền ra "mua" BKS". Chiếc xe máy cuối cùng cũng có BKS nhưng lòng tin của anh Việt cứ khắc khoải.
Ai tiếp tay cho tiêu cực?
Người có trách nhiệm đầu tiên trong việc "quên" ghi nơi sản xuất vào hàng trăm chiếc xe Rebel USA chính là Cty TNHH Hồng Đà (quận Tân Bình, TP.HCM). Cty này đã "lập lờ đánh lận con đen", cố tình không ghi nơi sản xuất để đánh lừa người tiêu dùng. Với sự lập lờ đó, Cty này thỏa sức quảng cáo đây là xe được sản xuất và nhập khẩu (chính xác là nhập từ hãng Lifeng của Trung Quốc). Đây cũng chính là lý do để chiếc xe được bán với giá gần 100 triệu đồng (hóa đơn ghi từ 11 - 25 triệu đồng). Nếu Cty TNHH Hồng Đà sai một thì cơ quan đồng ý "quên" ghi nước sản xuất những chiếc xe Rebel USA sai gấp hai lần vì chính những cơ quan này đã thực hiện không nghiêm các qui định của pháp luật.
Trong trường hợp cụ thể này, trên Giấy chứng nhạn kiểm định chất lượng và tờ khai nhập khẩu xe máy phần ghi nước sản xuất đều bỏ trống. Tất nhiên, phần bỏ trống này có lợi cho Cty TNHH Hồng Đà nhưng gây thiệt hại và phiền toái cho người tiêu dùng. Việc "quên" ghi những thông tin quan trọng này là sự cố ý hay vô tình của cơ quan cấp các loại giấy trên? Câu trả lời chúng tôi sẽ đề cập trong số báo sau. Và vì không ghi rõ nước sản xuất nên cơ quan thuế mới "có cớ" để nói không biết chiếc xe trên có giá 20 triệu đồng (nếu sản xuất tại Trung Quốc) hay 60 triệu đồng (nếu sản xuất tại Nhật) để áp thuế.
Điều kỳ lạ là, cũng loại xe này, ở các quận khác (Hòa Kiếm, Ba Đình) đều áp giá là 25 triệu đồng/chiếc. Kỳ lạ hơn, người tieu dùng (chính chủ) không thể nộp thuế cho chiếc xe của chính mình nhưng "cò" thì lại làm thay được điều đó (?!) Có sự bất minh tại Chi cục thuế huyện Thanh Trì hay không, số tiền dịch vụ 1,3 triệu đồng của những người tương tự đã "chui" vào túi ai? Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo Cục Thuế TP Hà Nội.
Sau khi lấy BKS tại CA huyện Thanh Trì, nhận tiền dịch vụ xong, "cò" Tr. nói: "Em chơi thân với anh Cục phó mà có thằng vẫn dám gây khó khăn, nó định hẹn em đến mai. Thằng đó sẽ gay to vì bị điều lên gặp sếp". Không biết câu chuyện trên là hư hay thực nhưng chuyện "cò" Tr. nộp được thuế khi các "cò" sở tại không thể làm được là sự thật 100%.