[Funland] Chuyện bới đồ ăn trong các bữa ăn tập thể.

VoCan

Xe điện
Biển số
OF-394022
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
2,256
Động cơ
269,733 Mã lực
Cái này em phục bọn tây, nó chia luôn vào đĩa, ai cũng có phần
Mình thì ăn theo mâm, ăn ít thì thấy thiệt, ăn nhiều thì sợ nhục, nên lúc ăn cứ phải nhìn phải nghĩ đến là mệt!
Cụ nào bảo đấy là văn hóa người Việt thì em xin nói thẳng: em không thích cái văn hóa này!
Thì cụ có thể thay đổi mà , bắt đầu từ gia đình , khi đi ăn ngoài thì cứ xin bát đĩa , chia sẵn , thế là xong
 

Mrs.Xòa

Xe tải
Biển số
OF-484390
Ngày cấp bằng
16/1/17
Số km
262
Động cơ
196,179 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
có cụ phát biểu"văn hóa nông thôn" Em chả đồng tình. em nông thôn xin đây , k có thói ấy bao giờ. ngày bé mâm cơm mẹ rèn đảo đồ ăn là auto bị trở đũa gõ vào tay và mẹ chỉnh ngay, ngay cả việc để đồ ăn cho người ăn sau phải ngon hơn nhiều hơn ng ăn trước
Chung quy do nếp từng nhà tính từng người
 

freechoice

Xe tăng
Biển số
OF-354878
Ngày cấp bằng
19/2/15
Số km
1,092
Động cơ
274,170 Mã lực
có cụ phát biểu"văn hóa nông thôn" Em chả đồng tình. em nông thôn xin đây , k có thói ấy bao giờ. ngày bé mâm cơm mẹ rèn đảo đồ ăn là auto bị trở đũa gõ vào tay và mẹ chỉnh ngay, ngay cả việc để đồ ăn cho người ăn sau phải ngon hơn nhiều hơn ng ăn trước
Chung quy do nếp từng nhà tính từng người
Đồng ý với cụ
 

darkks

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-650990
Ngày cấp bằng
13/5/19
Số km
418
Động cơ
112,797 Mã lực
Tuổi
38
em nhìn nó phản cảm, còn theo các cụ đúc kết, kiểu người này ko chơi được. còn theo các nhà vệ sinh học, văn minh học, ăn ko chấm chung, vv...thì nó buồn nôn ko dám gắp.
 

Ăn mày dĩ vãng

Xe điện
Biển số
OF-26864
Ngày cấp bằng
4/1/09
Số km
3,790
Động cơ
512,295 Mã lực
Nhà cháu ăn tập thể không nhiều lắm, có lẽ duy nhất chỉ là giai đoạn đi lính. Có câu " lính tráng có suất" lại ở thời kt rất khó khăn nên bữa ăn ko bao giờ có sự lựa chọn, hay như cụ chủ gọi là "bới" í. :))
Cũng phải trư bát giới thêm phát, chính nhà cháu là người viết khẩu hiệu trong nhà ăn doanh trại, câu thơ:
Khi ăn trở đũa hai đầu
Ăn không nói chuyện nhắc nhau hàng ngày
:D
Lính tiêu chuẩn đũa 3 nắm 1 ngón, ăn trở đũa. Hay
 

freechoice

Xe tăng
Biển số
OF-354878
Ngày cấp bằng
19/2/15
Số km
1,092
Động cơ
274,170 Mã lực
Nhận 4000 năm văn hiến cho to tát thôi, chứ ăn lông ở lỗ quá dài, cách đây 50 năm thôi đã khác quá xa với bây giờ rồi
Việc ăn bới chỉ là 1 trong những thứ chứng minh cho thực trạng văn hóa 4000 năm của chúng ta.
Em lôi cái 4000 năm vào vì không muốn ai bị người ta ru ngủ bằng cái tinh thần AQ ấy.
Cám ơn cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

farmer80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729211
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
160
Động cơ
73,781 Mã lực
Tuổi
44
Một vấn đề nhỏ nhưng thể hiện nét văn hóa hơi chán của 1 dân tộc 4000 năm văn hiến, không chỉ ở các vùng quê mà có cả ở các thành phố, đó là Chuyện bới đồ ăn trong các bữa ăn tập thể.
Điều đáng buồn là nó còn thấy ở cả các bạn trẻ, nông thôn có, thành thị có.
Các cụ nghĩ sao về việc này?
Em đi nhậu, hay say vì gặp mấy vụ kiểu này xong là khỏi ăn, chỉ uống (vì vẫn còn đc uống cốc, chén riêng)
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
5,525
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một vấn đề nhỏ nhưng thể hiện nét văn hóa hơi chán của 1 dân tộc 4000 năm văn hiến, không chỉ ở các vùng quê mà có cả ở các thành phố, đó là Chuyện bới đồ ăn trong các bữa ăn tập thể.
Điều đáng buồn là nó còn thấy ở cả các bạn trẻ, nông thôn có, thành thị có.
Các cụ nghĩ sao về việc này?
Em ghét nhất ăn lẩu vì người ăn cứ cho đũa vào ngoáy vớt.
 

Africa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-725581
Ngày cấp bằng
15/4/20
Số km
830
Động cơ
84,369 Mã lực
Tuổi
23
Em lại nhớ cái câu mấy cháu trẻ hay nói trên mạng" Người hay lên mạng nói đạo lý thường sống như L" Trường hợp này có áp dụng được với ông thớt này không nhỉ?
quá chuẩn rồi mà cụ còn đi hỏi em
 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
7,748
Động cơ
573,455 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Lỗi này do bố mẹ ko biết để dạy con từ nhỏ thôi. Cũng do ô bà ko biết để dạy bố mẹ từ nhỏ nên bố mẹ ko biết. Cũng do cụ kị ko biết để dạy ô bà nên ô bà ko biết từ nhỏ,... truy cho cùng là do lão Hùng Vương cụ ạ.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Điều đáng buồn là nó còn thấy ở cả các bạn trẻ, nông thôn có, thành thị có.
Liên quan gì đến 4000 năm văn hiến mà tự nhục?
Bới thức ăn là do ý thức kém của một số Thành phần.
Còn là người Việt khi đến tuổi ngồi vào mâm cơm chung là đc người lớn chỉ dạy hàng loạt các quy tắc, từ ăn phải mời, không chống đũa, không chấm ngập miếng thức ăn... cho đến không bới thức ăn.

Thớt không nhớ hay không được dạy mà đổ tại vô lối thế?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Một thời để tỏ ra quan trọng thì người ta xúi dại chúng ta rằng nó thối và nát. Giờ thì ngóng nó như ngóng mẹ về chợ.
Vì văn hóa nghìn năm của chúng ta còn thấp kém. Không dám thừa nhận điều này thì không khá lên được.
Có lẽ do xuất thân bần cố nông nên cụ thông cảm.
Việc ăn bới chỉ là 1 trong những thứ chứng minh cho thực trạng văn hóa 4000 năm của chúng ta.
Em lôi cái 4000 năm vào vì không muốn ai bị người ta ru ngủ bằng cái tinh thần AQ ấy.
Cám ơn cụ.
Hoá ra thớt có ý đồ khác, chẳng trách bị xì lốp
 

TPCN

Xe đạp
Biển số
OF-405740
Ngày cấp bằng
20/2/16
Số km
38
Động cơ
226,923 Mã lực
Tuổi
34
Chả hiểu cụ là người ntn mà lại có vẻ hay gặp phải vấn đề này, chứ xung quanh cháu để ý chả ai làm vậy?
 

Nad SK

Xe đạp
Biển số
OF-726534
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
19
Động cơ
74,590 Mã lực
Tuổi
45
Xin lỗi em chỉ là thằng Copy Paste:

LUẬT ĂN CƠM: 50 QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT

| DÙNG ĐŨA |
1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

| KHI NGỒI ĂN |
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.

23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).

25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.

33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.
 

haitm

Xe buýt
Biển số
OF-329602
Ngày cấp bằng
2/8/14
Số km
593
Động cơ
388,848 Mã lực
Ở nhà em ngứa mắt là em nói luôn. Trẻ con thích thì nhường cho ăn ngon, chấp, nh chọn miếng nào thì tia trước đi rồi hạ đũa phát là xong. Đừng có moi moi bới bới ^^
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top