Chuyện “CSGT đuối lý” lan truyền trên Facebook và góc độ pháp lý .

hungblue

Xe tải
Biển số
OF-116824
Ngày cấp bằng
14/10/11
Số km
203
Động cơ
387,630 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thấy bài này hay quá xin post lại hầu anh em .

http://infonet.vn/chuyen-csgt-duoi-ly-lan-truyen-tren-facebook-va-goc-do-phap-ly-post103943.info

Gần đây, trên Facebook lan truyền rất mạnh mẽ câu chuyện một người phụ nữ tranh luận với CSGT. Dù người kể không chỉ ra địa chỉ con người cụ thể nhưng câu chuyện thực sự là bài học đáng lưu tâm đối với người tham gia giao thông.

Để có cái nhìn sâu hơn về góc độ pháp lý xung quanh câu chuyện thú vị này, PV Infonet đã có bài phỏng vấn Luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM).

Không thể giữ mãi tâm lý "xin- cho" khi gặp CSGT
Gần đây cư dân mạng lan truyền một câu chuyện người dân "đối phó" với CSGT, khiến CSGT đuối lý, quan điểm của luật sư thế nào?
Tôi nghĩ việc làm của các cơ quan nhất là những cơ quan thực thi pháp luật đều phải được sự giám sát của người dân. Có sự giám sát, hiểu biết pháp luật thì việc thực thi pháp luật mới công bằng, minh bạch, công khai...
Chúng ta bấy lâu bị tâm lý “xin- cho” đè nặng. Hễ cứ bị CSGT dừng xe là xin xỏ, nhã nhặn... kiểu như: “Bác châm chước”, “Bác thông cảm”.... Vì thực tế có nhiều trường hợp tỏ ra “biết luật” liền bị xử lý mạnh tay hơn, xử lý nhiều lỗi hơn. Chính vì vậy, tâm lý này ngày càng nặng nề.
Chính vì vậy, khi một ai đó “dám đấu lý” với CSGT hay một cá nhân thực hiện mệnh lệnh hành chính nào đó thì đã trở thành một hiện tượng gây chú ý. Câu chuyện mà mọi người lan truyền trên mạng không biết đúng hay sai, có thật hay không có thật nhưng nó thực sự là những câu chuyện đáng lưu tâm về việc phá bỏ “tâm lý xin-cho” giữa công dân và cá nhân, tổ chức thực thi pháp luật.

Luật sư đồng tình với nhân vật người dân trong câu chuyện “tranh luận với CSGT”?

Tôi rất đồng tình. Xã hội công bằng, văn minh là xã hội người dân đều hiểu biết pháp luật và giám sát sự thực thi pháp luật của cơ quan hành chính Nhà nước. Công bằng ở chỗ phải coi pháp luật làm thước đo các hành xử. Không phân biệt cá nhân thực thi mệnh lệnh hành chính với công dân phải chịu tác động của mệnh lệnh hành chính về ngôi thứ và quyền được phát biểu. Có nghĩa là, nếu cá nhân, cơ quan tổ chức thực hiện mệnh lệnh hành chính nếu làm sai vẫn phải chịu sự giám sát, lên án của người dân.
Tôi thấy nhân vật trong câu chuyện này đã rất dũng cảm khi chỉ ra những điều chưa hợp lý của CSGT. Ví dụ tác phong điều lệnh. Theo quy định, CSGT phải chào công dân sau khi dừng xe và thông báo lý do dừng xe. Người CSGT trong câu chuyện này đã chưa thực hiện đúng điều lệnh khi dừng xe.Việc người dân yêu cầu thực hiện điều lệnh là đương nhiên vì khi anh bắt lỗi người khác thì bản thân anh phải không có lỗi.


Một đoạn câu chuyện "tranh luận với CSGT" lan truyền trên mạng.

Luật sư nghĩ sao khi mới đây, một vị Cục phó Cục CSGT Đường bộ- Đường sắt phát biểu: “CSGT chỉ cần chào công dân lịch sự, không chào những người vừa xuống xe đã hỏi “mày chào tao chưa”?

Thế nào là người lịch sự? Có cần phải ra văn bản về người lịch sự khi ứng xử với CSGT không? Mặt khác, pháp luật không phân biệt điều này. Người thực thi pháp luật phải tuân theo pháp luật, không nên phân biệt chi tiết đến mức “chẻ sợi tóc làm tư” gây khó cho CSGT và người dân. Vô hình trung lúc đó CSGT phải nhớ trong dầu là hành vi của công dân này đã lịch sự chưa, mình nên chào hay không nên chào?

Còn người dân khi không được chào cũng phân vân mình đã lịch sự chưa và theo tiêu chuẩn nào. Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân, còn luật vẫn là luật, ý kiến cá nhân không thể thay luật được. Trong trường hợp người dân không lịch sự mà người làm nhiệm vụ vẫn tuân thủ điều lệnh “chào” thì tôi nghĩ hình ảnh của người CSGT sẽ rất đẹp, người dân càng nể trọng, chứ đừng nói theo kiểu anh mất lịch sự tôi cũng mất lịch sự thì hóa ra người thực thi pháp luật cũng “ăn miếng trả miếng” sao?
Tôi nói như vậy phải ngoại trừ trường hợp người vi phạm có biểu hiện chống đối. Nếu có biểu hiện chống đối, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của CSGT thì lúc đó không thể thực hiện theo điều lệnh là đương nhiên.
Người dân yêu cầu thông báo lỗi là đương nhiên

Vậy nhân vật trong câu chuyện “đối phó với CSGT” yêu cầu CSGT thông báo lỗi trước khi giao giấy tờ có đúng không?

Đúng. Theo khoản 1 điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA của Bộ Công an, có 5 trường hợp CSGT được dừng phương tiện để kiểm soát gồm các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

Trường hợp thứ hai, thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

Trường hợp thứ 3, thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

Trường hợp thứ 4, có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

Trường hợp thứ 5, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Thông thường, trước khi kiểm tra giấy tờ của công dân, CSGT phải cho biết lý do dừng phương tiện đang lưu thông. Lý do sẽ là 1 trong 5 trường hợp kể trên. Nếu việc dừng xe là trường hợp thứ nhất (trực tiếp phát hiện lỗi hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện), CSGT có trách nhiệm phải thông báo lỗi cho người vi phạm biết.

Như vậy người dân khi bị dừng xe cần yêu cầu CSGT thông báo lỗi trước khi đưa giấy tờ cho CSGT?

Đó là quyền của công dân và nghĩa vụ của CSGT. Việc thông báo lý do dừng xe còn đảm bảo sự minh bạch trong xử lý vi phạm luật giao thông. Mặt khác, ý nghĩa của việc xử phạt vi phạm Luật Giao thông chính là tính răn đe, giáo dục. Chúng ta không thể giáo dục nếu chỉ có phạt mà không cho người bị phạt biết lý do. Biết lý do, người bị phạt sẽ sẵn sàng chấp hành quy định đồng thời sẽ coi đó là bài học để không tái phạm lỗi này nữa.

Thế còn đòi hỏi xem bằng chứng về lỗi của mình thì sao?

Tại điểm d khoản 2 điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì “Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”.

Như vậy, việc công dân yêu cầu người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính chứng minh lỗi là hoàn toàn hợp pháp. Phải chứng minh được lỗi của người vi phạm, người có thẩm quyền mới có quyền ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
(Trích Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

Trong câu chuyện, việc lỗi chạy vượt quá tốc độ thường phải có sự ghi nhận kiểm chứng bằng phương tiện kỹ thuật. Nếu không có bằng chứng đương nhiên không thể xử lý người vi phạm. Tuy nhiên, trên mạng còn có cuộc “đấu lý với CSGT” vì những lý do đơn giản như đè vạch, sai làn... nếu không có bằng chứng thì ai “cãi cùn” người ấy thoát sao?
Câu hỏi này khá thú vị. Đúng là nhiều lúc CSGT cũng luống cuống khi dân hỏi bằng chứng, phải giải thích một hồi rất dài mà chẳng đi đến đâu. Điều này rất cần trang bị cho CSGT nhiều phương tiện để thực thi nhiệm vụ hơn. Đồng thời phải đòi hỏi CSGT sử dụng nhiều hơn các phương tiện kỹ thuật. Không nên chỉ dùng mắt thường quan sát rồi cuối cùng “đuối lý” khi không có bằng chứng.

Một ví dụ về việc "tranh cãi" giữa CSGT với người vi phạm (nguồn: Youtube):

Ngoài ra, tôi ủng hộ việc tăng các biện pháp “phạt nguội” để tránh tình trạng “xin-cho”, nể nang. Mà việc phạt nguội sẽ do các phương tiện ghi lại hình ảnh khách quan, rõ ràng. Tất cả các chủ phương tiện đều phải tuân thủ pháp luật ở bất cứ trường hợp nào, không phân biệt thân quen, địa vị hay công việc. Nhiều khi có tâm lý cứ thấy có CSGT thì người dân tuân thủ luật, không có lại đâu vào đấy. Đó cũng là điều khó khăn với vấn đề an toàn giao thông ở Việt Nam chăng(?).
Xin cảm ơn luật sư
 
Chỉnh sửa cuối:

taylailua

Xe buýt
Biển số
OF-73
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
672
Động cơ
588,160 Mã lực
Tôi luôn ủng hộ việc đi đúng luật và chiến với bọn CGST lợi dụng để trục lợi cá nhân
 
Biển số
OF-172388
Ngày cấp bằng
18/12/12
Số km
125
Động cơ
343,670 Mã lực
Tham gia giao thông là phải nắm rõ luật, nếu k thì tiền ở túi mình nhưng cứ phải "em xin anh"
 

tt0812us

Xe điện
Biển số
OF-158294
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
3,683
Động cơ
348,381 Mã lực
Xin cụ mang post này sang bên Box Chung tay xây dựng văn hóa giao thông cho các cụ/mợ ném đá cụ nhé!
 

hungblue

Xe tải
Biển số
OF-116824
Ngày cấp bằng
14/10/11
Số km
203
Động cơ
387,630 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đọc xong bài này thấy vững tin hơn khi bị tuýt còi nhỉ các bác ?
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,644
Động cơ
-164,058 Mã lực
Nói chung cũng như nghề nái se đấy ạ, hồi xưa thời bao cấp nó là đỉnh, giờ thì nó là gì các cụ đã thấy ....
Tiến tới csgt sẽ như ở nước ngoài, tức là kỉ luật ở các đơn vị khác sẽ bị sang thổi còi, nhưng lộ trình là 50 năm :P
 

winnghiepdu

Xe điện
Biển số
OF-192662
Ngày cấp bằng
5/5/13
Số km
4,873
Động cơ
332,291 Mã lực
dù thế nào thì cái thiệt vẫn về phía dân,dân ít va chạm với luật và tình huống hơn XXX, thường thì 1 lái xe bị 3-4 xxx thay nhau quây,xxx sai thì kiểm tra hành chính thôi, dân sai xích xe,các đồng chí luôn có súng còng và bùa chông người thi hành công vụ,dân lại chẳng có bùa chống hành dân và dù có bao nhiêu clip quay và bụng các xxx có >100cm thì các đồng chí lương chỉ đủ ăn bánh mì,hãn hĩu lắm thì các đồng chí luân chuyển đứng đường sang ngồi phòng.
Luật thì e với các cụ xe con cố mà cãi chứ xe tải cãi đằng giời.
 

nganvitga

Xe điện
Biển số
OF-7978
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
2,086
Động cơ
553,850 Mã lực
Nói chung cũng như nghề nái se đấy ạ, hồi xưa thời bao cấp nó là đỉnh, giờ thì nó là gì các cụ đã thấy ....
Tiến tới csgt sẽ như ở nước ngoài, tức là kỉ luật ở các đơn vị khác sẽ bị sang thổi còi, nhưng lộ trình là 50 năm :P
Giờ phải chạy mấy trăm chai mà chưa ra đường được đấy cụ ạ.
 

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,351 Mã lực
Chỉ bao giờ người dân thắng CSGT hay quan chức chính quyền mà CSGT hay quan chức chính quyền phải chịu trách nhiệm pháp lý về các sai phạm của mình và đền bù thiệt hại cho tổ chức cá nhân về các thiệt hại đó thì lúc đó các anh ấy mới không dám làm bậy chứ còn như bây giờ thì.....bậy với thằng này không được thì bậy với thằng khác. Mười lần bậy mà chín lần phải xin lỗi nhưng chỉ cần bắt được 1 thằng ngơ thì đã thắng rồi thì các anh đó vẫn còn làm bậy.
 

bộ hành

Xe buýt
Biển số
OF-166457
Ngày cấp bằng
12/11/12
Số km
846
Động cơ
353,030 Mã lực
Nơi ở
otofun.net
khá chuẩn bài. hơi hơi có mùi of!!!
dù sao thì e cũng ủng hộ việc đi đúng luật và chiến với các xxx ăn bửn!!! mình cần phải tự trang bị kiến thức cho mình để tránh bị thuốc!
 

Bill-2007

Xe máy
Biển số
OF-64525
Ngày cấp bằng
20/5/10
Số km
91
Động cơ
437,690 Mã lực
Tuỳ trường hợp thôi các cụ ạ, anh em nó cũng áp lực chỉ tiêu rồi hoàn vốn đầu vào thôi chứ ngày nào cũng cãi nhau, căng thẳng phạt phọt cũng không sướng đâu, cho các cụ làm cũng đầy cụ không làm. Các cụ không thấy mấy anh em nó phải đi điều trị tâm thần thường xuyên à?
 

hungblue

Xe tải
Biển số
OF-116824
Ngày cấp bằng
14/10/11
Số km
203
Động cơ
387,630 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các bác ....XXX thì từ xưa tới nay vẫn là cửa trên mà , luôn luôn đúng , chả bao giờ lắng nghe , nói mãi không hiểu !!
 

huypt

Đi bộ
Biển số
OF-7023
Ngày cấp bằng
13/7/07
Số km
4
Động cơ
541,130 Mã lực
Em nghe chính xxx giao thông tỉnh TB nói tỉnh có 5 cái máy bắn tốc dộ, nếu nhóm nào muốn dùng thì 1 tỷ/năm. Chuyện thật 100%
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,145
Động cơ
695,283 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
Em nghe chính xxx giao thông tỉnh TB nói tỉnh có 5 cái máy bắn tốc dộ, nếu nhóm nào muốn dùng thì 1 tỷ/năm. Chuyện thật 100%
-Hóa ra nó là 1 ngành kinh doanh có cả chỉ tiêu doanh số cơ đấy, hài nhỉ, chắc chuyện chỉ có ở VN!:D
 

luanhh

Xe hơi
Biển số
OF-104186
Ngày cấp bằng
26/6/11
Số km
127
Động cơ
397,682 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này giúp ích khá nhiều cho anh em đây.
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Mợ này offer nhà mềnh mà.
Trong Kia club.
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Em nghe chính xxx giao thông tỉnh TB nói tỉnh có 5 cái máy bắn tốc dộ, nếu nhóm nào muốn dùng thì 1 tỷ/năm. Chuyện thật 100%
Phét.
Nếu thế mấy ông trong đội xxx nào đó chung xiền mua, mỗi năm dôi ra tỷ chia nhau à.
Thế thì đội nào cũng bỏ tiền túi ra làm chiếc mà bắn.
 

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,103
Động cơ
321,603 Mã lực
Phét.
Nếu thế mấy ông trong đội xxx nào đó chung xiền mua, mỗi năm dôi ra tỷ chia nhau à.
Thế thì đội nào cũng bỏ tiền túi ra làm chiếc mà bắn.
Giá đấy là có kèm tem kiểm định cùng bảo lãnh khi gặp ofer cụ ạ.
 

huypt

Đi bộ
Biển số
OF-7023
Ngày cấp bằng
13/7/07
Số km
4
Động cơ
541,130 Mã lực
Phét.
Nếu thế mấy ông trong đội xxx nào đó chung xiền mua, mỗi năm dôi ra tỷ chia nhau à.
Thế thì đội nào cũng bỏ tiền túi ra làm chiếc mà bắn.
E tưởng cụ khôn, nếu tự mua mỗi thằng xxx nó làm 10 cái
 

hungblue

Xe tải
Biển số
OF-116824
Ngày cấp bằng
14/10/11
Số km
203
Động cơ
387,630 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nghe đồn là máy bắn có thể chỉnh lên hoặc chỉnh xuống các bác ạ .... em thì cũng chả tin lắm , làm gì ai lại thế ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top