Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi - BAODATVIET.VN

xegicungco

Xe tải
Biển số
OF-112772
Ngày cấp bằng
14/9/11
Số km
364
Động cơ
391,890 Mã lực
Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng.


Đã có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Dưới đây là một số loại máy bay do OKB Sukhoi thiết kế được đưa vào hoạt động:
Thiết kế đầu tay mang tên của Pavel Sukhoi - máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2. Loại máy bay này trang bị 6 súng máy cỡ 7,62mm và mang 400kg (bom hoặc rocket). Gần 1.000 chiếc Su-2 được chế tạo và phục vụ tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Sau "ánh hào quang" Su-2, OKB Sukhoi mất thời gian hơn 10 năm mới có lại được thành công - máy bay cường kích siêu âm Su-7 ra đời cuối những năm 1950.

Tuy thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng Su-7 có tải trọng vũ khí thấp (khoảng 2.000kg), bán kính chiến đấu ngắn. Dẫu sao, Su-7 vẫn là thiết kế "tạm gọi" là thành công của OKB Sukhoi sau thời gian dài gián đoạn Gần 2.000 chiếc Su-7 được chế tạo xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.

Trong quá trình hoạt động, Su-7 của Không quân Ấn Độ đã tham gia vào chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971. Kết thúc cuộc chiến, 14 chiếc Su-7 đã bị bắn hạ chủ yếu do hỏa lực phòng không.

Su-7 phát triển một loạt biến thể, đặc biệt trong số đó có biến thể Su-7BM có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật (quả bom cỡ 5kiloton).
Được phát triển gần như cùng thời gian với Su-7 là tiêm kích đánh chặn siêu âm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Su-9.

Su-9 có ngoại hình rất giống với MiG-21 và chúng cùng được đưa ra giới thiệu năm 1959. Nhưng Su-9 không có được thành công như mẫu tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Su-9 nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Quân chủng phòng không Xô Viết năm 1970. Trong khi "người bạn" MiG-21 vẫn phục vụ tích cực ở nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay.

Su-9 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu gần 600km, trần bay hơn 16.000m. Su-9 mang 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn K-5 (cự ly 2-6km).
Không bao lâu sau khi Su-9 đưa vào hoạt động, OKB Sukhoi tiếp tục giới thiệu thiết kế cải tiến từ Su-9 mang tên Su-11. Cơ bản ngoại hình vẫn tương tự Su-9 nhưng phần mũi của Su-11 kéo dài ra để chứa radar mạnh hơn.

Ngoài ra, thay vì sử dụng K-5, Su-11 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-98 (tầm bắn 23km, hai biến thể R-98MT dùng đầu dò hồng ngoại hoặc R-98MR dùng đầu dò radar bán chủ động).

Tuy nhiên, Su-11 chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế (hơn 100 chiếc) và nhanh chóng ngừng hoạt động và đầu những năm 1980.
Thừa nhận tiêm kích đánh chặn Su-9 và Su-11 khó có khả năng đánh chặn tốt máy bay ném bom B-52 của Mỹ. OKB Sukhoi xúc tiến nhanh việc phát triển mẫu tiêm kích đánh chặn mới.

Và năm 1967, OKB Sukhoi chính thức trình làng tiêm kích Su-15, loại máy bay này vẫn sử dụng kiểu cánh tam giác nhưng cửa hút khí được mở ra hai bên thân chừa lại không gian lớn ở mũi máy bay lắp radar mạnh hơn.

Su-15 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Turmansky R-13-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.230km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu gần 700km. Su-15 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung R-98 hoặc 2-4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60.

Ít nhiều Su-15 đã lấy lại được "uy tín" của OKB Sukhoi trong dòng tiêm kích đánh chặn. Hơn 1.000 chiếc được sản xuất phục vụ trong Không quân Xô Viết, tới tận năm 1996 mới ngừng hoạt động (trong ảnh là chiếc Su-15 của Ukraine thời điểm 1995).
Kế thừa cường kích Su-7, năm 1970 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu âm Su-17. Điểm đặc biệt trong thiết kế của Su-17 là sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe" - bước đột phá trong thiết kế cánh máy bay ở giai đoạn những năm 1960-1970.

Su-17 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-21F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trần bay cao hoặc 1.400km/h ở trần bay thấp, bán kính chiến đấu ngắn 600km.

Su-17 mang khối lượng vũ khí lên tới 4 tấn trên 10 giá treo ở thân và cánh. Các loại vũ khí gồm: tên lửa đối không R-60 tự phòng vệ, tên lửa không đối đất Kh-23/25/29/58, bom có điều khiển, bom không điều khiển, bom chùm và rocket.

Gần 3.000 chiếc Su-17 được sản xuất, phục vụ rộng rãi nhiều nước trên thế giới.
Tiếp tục sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe", năm 1974 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu thâm Su-24.

Su-24 trang bị hai động cơ, cửa hút khí mở ra hai bên thân, khối lượng vũ khí mang trên máy bay lên tới 8 tấn gồm: tên lửa đối không R-60 hoặc R-73, tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-23/25/29/59, tên lửa chống radar Kh-31P, bom có điếu khiển, rocket.

Khoảng 1.400 chiếc Su-24 được sản xuất nhưng xuất khẩu tới một vài nước ở Trung Đông và Châu Phi. Ngày nay, chúng vẫn còn hoạt động trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).
Năm 1981, OKB Sukhoi giới thiệu cường kích Su-25 được thiết kế cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm ngắn.

Su-25 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-195 cho phép đạt tốc độ cận âm 950km/h, bán kính chiến đấu 375km, trần bay 10.000m. Su-25 mang khối lượng vũ khí 4,4 tấn.
Dường như sự thành công trong giai đoạn phát triển máy bay của Sukhoi có duyên với con số "7", tiếp nối sau Su-7 và Su-17 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.

Su-27 chính thức đi vào phục vụ năm 1984, là đối thủ trực tiếp với các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ như F-15, F-16 và F/A-18. Su-27 có tốc độ cao, tầm bay xa, khối lượng vũ khí lớn (8 tấn), cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Ngoài vai trò chiếm ưu thế trên không, Su-27 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất (biến thể đầu chỉ mang vũ khí không điều khiển nhưng biến thể cải tiến sau trang bị vũ khí dẫn đường chính xác cao).

Thời "hậu Xô Viết", Su-27 là nguồn lợi chính của nước Nga nói chung và OKB Sukhoi nói riêng.
 

xegicungco

Xe tải
Biển số
OF-112772
Ngày cấp bằng
14/9/11
Số km
364
Động cơ
391,890 Mã lực
Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 2) Baodatviet.vn

Tiếp nối truyền thống và bề dày lịch sử phát triển, OKB Sukhoi tiếp tục thiết kế và chế tạo nhiều mẫu máy bay quân sự và dân sự hiện đại mới.


Dưới đây là một số loại máy bay do Sukhoi thiết kế:
Dựa trên mẫu chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27, OKB Sukhoi phát triển nhiều thiết kế cải tiến mới và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nổi bật hơn cả là chiến đấu cơ đa chức năng Su-30 (trong ảnh), đây là loại máy bay có khả năng thực hiện cả ba nhiệm vụ chính (đối không, đối đất, đối hải) với các loại vũ khí tiến tiến, chính xác cao.

Các biến thể của Su-30 được nhiều nước đặt hàng: Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MK2V (Việt Nam), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKV (Venezuela), Su-30MKA (Algeria). Mỗi biến thể được nhà sản xuất cải tiến theo yêu cầu của khách hàng.
Một thiết kế khác cải tiến từ Su-27 là chiến đấu cơ Su-33 hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga. Chỉ có khoảng 24 chiếc Su-33 được sản xuất, phục vụ trong Không quân Nga. Trung Quốc từng có ý định nhập khẩu Su-33 nhưng không thành công.

Khối lượng vũ khí mang trên Su-33 giảm xuống 6,5 tấn (gồm tên lửa đối không, bom và rocket) nhằm đáp ứng yêu cầu cất cánh trên tàu sân bay.
"Thú mỏ vịt" Su-34 được thiết kế cải tiến từ Su-27, dự định là sẽ thay thế máy bay cường kích Su-24 trong vai trò tấn công mặt đất.

Su-34 sử dụng cấu trúc thân, cánh, đuôi tương tự Su-27 nhưng có thêm cánh mũi và đặc biệt là hình dáng mũi kỳ quặc giống "mỏ vịt". Su-34 có tải trọng vũ khí 8 tấn mang: tên lửa đối không, đối đất, bom và rocket.
Chiến đấu cơ đa năng Su-35 - thiết kế cải tiến xuất sắc từ Su-27. Su-35 được xếp vào máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Nó được cải tiến kiểu dáng khí động học nhằm nâng cao khả năng cơ động, trang bị động cơ khỏe hơn, tầm bay xa hơn và thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại. Tiềm năng xuất khẩu trong tương lai của Su-35 là rất lớn.
Đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới, OKB Sukhoi cũng tham gia thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh độc đáo đi ngược lại với truyền thống.

Kiểu cánh này có lực cản sóng thấp, giảm mô men uốn, giúp máy bay ít chòng cành hơn so với máy bay cánh truyền thống. Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng gây ra tình trạng xoắn (phân bố lực không đều) đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay vì vậy yêu cầu nó phải được chế tạo bằng vật liệu composite để đảm bảo độ bền, chắc.

Tuy chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhưng Su-47 Berkut cũng giúp cho OKB Sukhoi nhiều kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm sau này.
Và điều đó thành hiện thực vào ngày 29/1/2010, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 cất cánh lần đầu thành công. Dù vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng T-50 hứa hẹn sẽ đưa OKB Sukhoi lên tầm cao mới như những "vị tiền bối" Su-7, Su-17 và Su-27 đã làm.

Trong ảnh là 2 chiếc Sukhoi PAK FA T-50 bay biểu diễn trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2011 tổ chức tại Zhukovsky (ngoại vi Mosow, Nga).
Trong lĩnh vực dân sự, Sukhoi khá thành công với thiết kế máy bay thể thao. Điển hình là các loại Su-26, Su-29 và Su-31, chúng đã tham gia và đạt được nhiều huy chương ở các cuộc thi trên thế giới.
Máy bay chở khách hạng nhẹ Su-80, điểm kỳ lạ là chiếc máy bay này không sử dụng động cơ của Nga mà dùng động cơ tuốc bin cánh quạt CT7-9B do hãng General Electric (Mỹ) chế tạo. Su-80 có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, chở được 30 hành khách.

Biến thế phục vụ cho mục đích quân sự của Su-80 có giá treo mang bom, rocket, súng máy. Hiện nó nhận được sự quan tâm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Jordan.
Máy bay chở khách tầm trung Superjet 100 - mang đầy sự kỳ vọng từ Sukhoi sẽ đem lại thành công lớn trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Sukhoi đã nhận một số hợp đồng từ các hãng hàng không Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Mexico, Italia.

Tùy từng phiên bản thì Superjet 100 chở được 80-100 người, tầm bay 3.000-4.500km, tốc độ hành trình 870km/h, trần bay 12.500m.
 

xegicungco

Xe tải
Biển số
OF-112772
Ngày cấp bằng
14/9/11
Số km
364
Động cơ
391,890 Mã lực
Không thấy nhắc tới cường kích Su22 , nhưng bài viết lại mô tả Su17 có hình ảnh và tính năng giống Su22 ?
SU Hào 22 đây pác.

Là loại máy bay cường kích. Nguồn gốc : Made in Nga . Trong 10 năm gần đây, do nhiều nước Đông Âu gia nhập Nato . Họ bị các nước lớn thuộc Nato gây sức ép buộc phải trang bị vũ khí phù hợp với chuẩn của Nato . Do đó Su 22 không được các nước này sử dụng nữa dù còn tốt . Để đỡ lãng phí, các nước này bán lại Su 22 cho ViệtNam với giá "vừa bán vừa cho" .
Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất, sẽ là “con bài chiến lược” của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.
Su-22 lực lượng tấn công chính trên biển của Việt Nam là nỗi kinh hoàng của tàu chiến Khựa ...

Su-22M4 các ứng dụng hiện đại hóa nâng cấp được đưa ra như sau :

1. Sử dụng rađa xung Doppler đa hệ có antenna đường kính 500mm để đảm bảo việc sử dụng vũ khí tấn công các mục tiêu trên mặt đất hay biển. Radar này có thể đặt ở mũi hình côn hoặc trong khoang dưới cánh có nguồn điện và hẹ thống làm lạnh bằng chất lỏng mới.

2. Màn hình nhìn lên (HUD)có góc rộng, gắn một panel điều khiển chế độ dẫn hướng tấn công cũng như có camera để quan sát ngay lập tức khoảng không gian bên ngòai cabin và hiển thị các thông tin về vũ khí.

3. Hệ thống lái FLIR (forward looking infrared) có hiển thị các thông tin tới HUD


4. Một hoặc 2 màn hình tinh thể lỏng đa chức năng, đơn sắc hoặc màu hiển thị các thông tin về rađa của máy bay, các thông tin về chuyển động, trạng thái vũ khí và các dữ liệu khác

5. máy tính tổng hợp sử dụng để dẫn đường và tấn công

6. hệ thống dẫn đường quán tính có độ chính xác cao dựa trên cơ sở con quay hồi chuyển vòng lazer.

7. Hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đa kênh có độ chính xác cao

8. Hiện đại hóa cần điều khiển bay và hộp số kiểm soát lực đẩy dựa trên khái niệm NOTAZ (lái, điều khiển hệ thống âm thanh và vũ khí bằng tay trong khi bay và kiểm soát lực đẩy).

9. Các dữ liệu đầu vào được lập trình để tự động tạo đầu vào của nhiệm vụ bay.

10. Hệ thống xử lý số liệu mặt đất dùng cho khi bay sử dụng bộ nhớ xử lý nhanh (có thể lắp cố định hoặc xách tay)

Su 22mang được 5 tấn vũ khí gồm : Tên lửa đối không, bom, chùm rocket, bom napalm, vũ khí hạt nhân. Còn có thể mang tên lửa dẫn đường điện tử/quang học Kh-23 (AS-7 'Kerry'), Kh-25 (AS-10 'Karen'), Kh-29 (AS-14 'Kedge'), và Kh-58 (AS-11 'Kilter'); bom điều khiển laser.
 

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
427
Động cơ
461,970 Mã lực
E cũng hay xem trang Đất Việt này riêng mục vũ khí thì hàng của Nga ngố đọc thì thôi rồi tiên tiến bậc nhất, hiếm khi có lỗi gi...nếu đem so với hàng Tây thì ăn đứt ....nhưng tìm mãi chưa thấy mấy e SU mỏ vịt này đáng đấm trận nào ở đâu cả?
Theo e thì mẽo với tây âu vũ khi , ở đây là máy bay chiến đâu bị lỗi thì nó công nhận và thông báo(cái nào nó ko nói thi ko bít a) nhiều hơn anh Ngố như F22 và F35 còn anh Ngố thì cái gi cũng xịn chả lỗi gi..mỗi em T55 đen bị hỏng ngay trc mặt mọi ng nên ko che đc! có bài còn viết bảo F35 mà gặp SU thường này là toi luôn....
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Không thấy nhắc tới cường kích Su22 , nhưng bài viết lại mô tả Su17 có hình ảnh và tính năng giống Su22 ?
Su-22 chính là Su-17 cải tiến lên mà cụ ới
Su-7IG ('Fitter-B'): chuyển đổi từ Su-7BMK để xây dựng khái niệm bay.
'Fitter-C' (tên ký hiệu của NATO giống với một sô phiên bản):
Su-17: được chế tạo lại với số lượng nhỏ (khoảng 24 chiếc) vào năm 1969, được dựa trên mẫu Su-7U huấn luyện 2 chỗ, với phần lưng phình lên cho các bình chứa nhiên liệu (4.550 lít). Nó giữ lại động cơ Lyulka AL-7F-1 của Su-7 (68.64 kN/15.432 lbf lực đẩy chính hay 99.12 kN/22.282 lbf khi đốt nhiên liệu lần 2).
Su-17M: phiên bản sản xuất chính, bắt đầu sản xuất vào năm 1971, gồm động cơ Lyulka AL-21F-3, 2 chỗ, hệ thống dẫn đường/tấn công mới (giữ lại radar khoảng cách SRD-5M, dù hãm ở đuôi của Su-7BMK). Có vận tốc cực đại là Mach 2.1, phiên bản xuất khẩu tương đương có tên gọi là Su-20.
Su-17R: một số nhỏ máy bay Su-17M trang bị hệ thống trinh sát. Phiên bản xuất khẩu tương đương có tên gọi là Su-20R.
Tập tin:Su17 12.jpg
Su-22 không quân Nga
Su-17M-2D ('Fitter-D'): giới thiệu trong năm 1974 với phần mũi mở rộng 38 cm, loại bỏ radar khoảng cách để cải thiện tầm nhìn của phi công. Phần mũi chứa hệ thống tìm đường laser/dò tìm mục tiêu (LRMTS), radar dẫn đường DISS-7 Doppler. Phiên bản xuất khẩu có tên gọi Su-17M-2K ('Fitter-F'), loại bỏ LRMTS, thay thế động cơ cũ bằng động cơ Tumanskii/Khatchaturov R-29BS-300 (tương tự như trên MiG-23) công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 112.76 kN (25.348 lbf).
Su-17UM-2D ('Fitter-E'): phiên bản huấn luyện 2 chỗ đầu tiên, dựa trên Su-17M-2D, nhưng có một số điểm khác biệt, thân máy bay dài hơn do kính chắn gió di chuyển lên phía trước, có cùng chiều dài như Su-17M. Khả năng mang nhiên liệu bên trong bị giảm bớt và pháo cũng bị loại bỏ, nhưng có hệ thống điện tử và vũ khí đầy đủ. Phiên bản xuất khẩu, sử dụng động cơ R-29BS-300 giống như Su-17M-2K, có tên gọi là Su-17UM-2K.
Su-17UM-3 ('Fitter-G'): phiên bản huấn luyện được nâng cao lên, cánh đuôi thẳng đứng và cánh bụng có thể dời đi được. Không giống đa số những model sau của Fitter, nó giữ lại đầu vào không khí, cho phép máy bay đạt được vận tốc Mach 2.1. Hệ thống điện tử không chiến bị loại bỏ cho hệ thống mới cho phép giáo viên mô phỏng những cuộc tấn công và tình trạng khẩn cấp khi đang bay. Phiên bản huấn luyện có tên gọi Su-22UM-3K, một số sử dụng động cơ Lyulka, còn số khác dùng động cơ Tumanskii/Khatchaturov.
Su-17M-3 ('Fitter-H'): phiên bản ghế đơn dựa trên Su-17UM-2D, nhưng chỉ với buồng lái đơn, giữ lại 2 pháo. Radar Doppler di chuyển vào trong. Giá treo tên lửa K-13 (AA-2 'Atoll') hoặc R-60 (AA-8 'Aphid') được thêm vào giữa 2 giá treo mỗi cánh. Khả năng chứa nhiên liệu bên trong gia tăng với 4.850 lít. Phiên bản xuất khẩu, giống phần lớn ngoại trừ sử dụng động cơ R-29BS-300, có tên gọi Su-22M-3K ('Fitter-J').
Su-17M-4 ('Fitter-K'): phiên bản sản xuất cuối cùng, sản xuất bắt đầu vào năm 1980, với việc nâng cấp đáng kể hệ thống điện tử, gồm hệ thống dẫn đường RSDN (giống với LORAN), dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE ('Sirena'). Thêm những khe nạp không khí bổ sung (gồm bộ nạp không khí ở cánh) để có thêm luồng không khí làm mát động cơ. 'Fitter-K' trang bị tên lửa dẫn đường TV và vũ khí chùm tên lửa chống radar BA-58 Vjuga. Tùy chọn thêm hệ thống phòng thủ gồm các chùm kim loại gây nhiễu, pháo sáng gây nhiễu. Phiên bản xuất khẩu có tên gọi Su-22M-4.
Su-22M-5: phiên bản nâng cấp trọn gói của Nga-Pháp liên doanh cho các máy bay hiện nay, với buồng lái hiện đại, HOTAS, hệ thống điện tử cải tiến. Xóa bỏ hệ thống đo khoảng cách laser thay vào đó là radar Phazotron/Thomson-CSF 'Phathom'.
 

coway

Xe tải
Biển số
OF-88448
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
341
Động cơ
410,330 Mã lực
Nơi ở
Nơi gặp gỡ của tình yêu
Website
coway.divivu.com
SU Hào 22 đây pác.

Là loại máy bay cường kích. Nguồn gốc : Made in Nga . Trong 10 năm gần đây, do nhiều nước Đông Âu gia nhập Nato . Họ bị các nước lớn thuộc Nato gây sức ép buộc phải trang bị vũ khí phù hợp với chuẩn của Nato . Do đó Su 22 không được các nước này sử dụng nữa dù còn tốt . Để đỡ lãng phí, các nước này bán lại Su 22 cho ViệtNam với giá "vừa bán vừa cho" .
Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất, sẽ là “con bài chiến lược” của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.
Su-22 lực lượng tấn công chính trên biển của Việt Nam là nỗi kinh hoàng của tàu chiến Khựa ...

Su-22M4 các ứng dụng hiện đại hóa nâng cấp được đưa ra như sau :

1. Sử dụng rađa xung Doppler đa hệ có antenna đường kính 500mm để đảm bảo việc sử dụng vũ khí tấn công các mục tiêu trên mặt đất hay biển. Radar này có thể đặt ở mũi hình côn hoặc trong khoang dưới cánh có nguồn điện và hẹ thống làm lạnh bằng chất lỏng mới.

2. Màn hình nhìn lên (HUD)có góc rộng, gắn một panel điều khiển chế độ dẫn hướng tấn công cũng như có camera để quan sát ngay lập tức khoảng không gian bên ngòai cabin và hiển thị các thông tin về vũ khí.

3. Hệ thống lái FLIR (forward looking infrared) có hiển thị các thông tin tới HUD


4. Một hoặc 2 màn hình tinh thể lỏng đa chức năng, đơn sắc hoặc màu hiển thị các thông tin về rađa của máy bay, các thông tin về chuyển động, trạng thái vũ khí và các dữ liệu khác

5. máy tính tổng hợp sử dụng để dẫn đường và tấn công

6. hệ thống dẫn đường quán tính có độ chính xác cao dựa trên cơ sở con quay hồi chuyển vòng lazer.

7. Hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đa kênh có độ chính xác cao

8. Hiện đại hóa cần điều khiển bay và hộp số kiểm soát lực đẩy dựa trên khái niệm NOTAZ (lái, điều khiển hệ thống âm thanh và vũ khí bằng tay trong khi bay và kiểm soát lực đẩy).

9. Các dữ liệu đầu vào được lập trình để tự động tạo đầu vào của nhiệm vụ bay.

10. Hệ thống xử lý số liệu mặt đất dùng cho khi bay sử dụng bộ nhớ xử lý nhanh (có thể lắp cố định hoặc xách tay)

Su 22mang được 5 tấn vũ khí gồm : Tên lửa đối không, bom, chùm rocket, bom napalm, vũ khí hạt nhân. Còn có thể mang tên lửa dẫn đường điện tử/quang học Kh-23 (AS-7 'Kerry'), Kh-25 (AS-10 'Karen'), Kh-29 (AS-14 'Kedge'), và Kh-58 (AS-11 'Kilter'); bom điều khiển laser.
Cái này mình có sắm được nhiều không cụ ơi? Em nghe "tây đồn" là mình mua được 40 cái giá vừa rẻ như cho. Cái đấy có đúng không cụ?
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Bây giờ em mới hiểu, vì sao nó giống nhau thía! :)) :))
Hồi đầu em còn tưởng MiG-21 với Su-22 là 1 cơ :)) lúc be bé thì luôn luôn nghĩ cái chóp ra-đa là quả tên lửa và luôn tự hỏi, lúc phóng quả tên lửa ấy thì phi công có bị làm sao không nhỉ :))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hồi đầu em còn tưởng MiG-21 với Su-22 là 1 cơ :))
Em lại cho Su22 là Mig21.... cải tiến! :)) (nhìn xa chỉ thấy khác nhau cái cánh)

Mà Su22 VN không xòe cánh được thì phải?. Em toàn thấy nó bay ở trạng thái cánh xuôi về sau!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Em lại cho Su22 là Mig21.... cải tiến! :)) (nhìn xa chỉ thấy khác nhau cái cánh)

Mà Su22 VN không xòe cánh được thì phải?. Em toàn thấy nó bay ở trạng thái cánh xuôi về sau!!!
khi nó hạ cánh hoặc bay tốc độ chậm thì cách mới xòe ra ạ chứ tăng tốc hoặc đang cruising thì nó lại cụp cánh vào
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
khi nó hạ cánh hoặc bay tốc độ chậm thì cách mới xòe ra ạ chứ tăng tốc hoặc đang cruising thì nó lại cụp cánh vào
Em biết khi nó bay chậm hoặc khi cất/hạ cánh thì nó mới xòe cánh nhưng đứng ngay đầu sân bay Đà Nẵng, thấy cánh nó vẫn xuôi phía sau khi cất cánh nên mới hỏi các cụ.

Mà các cụ phân biệt Su25 với Su39 cho em luôn với. Nhìn chẳng thấy nó khác nhau cái gì cả.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Em lại cho Su22 là Mig21.... cải tiến! :)) (nhìn xa chỉ thấy khác nhau cái cánh)

Mà Su22 VN không xòe cánh được thì phải?. Em toàn thấy nó bay ở trạng thái cánh xuôi về sau!!!
Cháu lại tưởng là Mig23 cánh cụp cánh xòe, hồi nhỏ xem duyệt binh nó bay qua bờ hồ xì khói đen mù trời có bác sỹ quan bên cạnh nói vẻ hiểu biết "cụp cánh thế này chắc Mig 23 chớ kô phải Mig 21" :D
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Sao VN không tậu ít con SU25 luôn cho nó mấu nhẩy?

[video=youtube;bMIZF86422g]http://www.youtube.com/watch?v=bMIZF86422g&feature=related[/video]
E nghĩ con này chỉ hợp với tác chiến đối đất vì bán kính chiến đấu hẹp, vũ khí mang vác hạn chế mà nhà mình đang ưu tiên khả năng đối hải
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Nói về cánh cụp cánh xòe thì anh Ngố phải gọi chú Mẽo là kụ đấy, đỉnh nhất trong dòng này của anh Ngố là Mig 27, nhưng gặp phải em F 14D super tomcat tạch hết cụp với xòe.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Su 25 với Su39 thực tế là một .. lại cái trò PR ngố không thể tả được của a ... Ngố. Cải tiến một tí là đổi bố nó tên SX ..X_X.
Su 25 ra đời với công năng chính giống A10 là .. chống tăng, địa hình VN tăng khó có thể phát huy hết khả năng nên dòng này là .. chưa cần thiết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top