- Biển số
- OF-710823
- Ngày cấp bằng
- 18/12/19
- Số km
- 6,047
- Động cơ
- 204,079 Mã lực
- Tuổi
- 44
Chính phủ thì ra nghị định để yêu cẩu chuẩn hóa thông tin, ra sức chỉ đạo để chuẩn hóa thông tị
Dân thì đi đổ xô xếp hàng chuẩn hóa
Còn các nhà mạng thì nó làm phần mềm để giả mạo thông tin đăng ký sim, tức là íu cần chính chủ chính chiếc gì sất, đăng ký được hết.
Ơ, Thế này thì CP với dân là trò hề của nhà mạng ạ ?
CHÍNH PHỦ:
Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các thuê bao di động cần phải cung cấp các thông tin cá nhân chính xác (họ và tên, CMND/CCCD, ngày cấp và nơi cấp,…) với các nhà mạng. Quy định nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ và hạn chế tình trạng SIM rác trên thị trường.
Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản thông báo 174/TB-VPCP năm 2022 chỉ đạo kết nối đồng bộ thông tin thuê bao di động với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết triệt để tình trạng SIM rác, tình trạng giả mạo giấy tờ.
NGƯỜI DÂN:
Xem trên báo, vô số những thông tin thế này: Lo khóa sim, người dân đổ xô đi chuẩn hóa thông tin thuê bao; Khổ vì không trong diện phải chuẩn hóa ngay, dân vẫn đổ xô làm thủ tục
Sáng 28-3, tại phòng giao dịch Mobifone trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM, các ghế chờ đã được khách ngồi kín, chủ yếu là người lớn tuổi.
Một người tên Thành, số thứ tự 27, cho biết ông nghe nói phải cập nhật thông tin cá nhân đối với sim điện thoại nên đến phòng giao dịch để thực hiện dù không nhận được tin nhắn thông báo.
"Tôi sắp đi nước ngoài, lỡ khóa sim thì phiền nên đến đây cho chắc" - ông Thành nói.
Tại phòng giao dịch nhà mạng VinaPhone trên đường Đông Các, quận Đống Đa cũng xảy ra tình trạng quá tải khi người dân đổ dồn về làm chuẩn hóa thông tin di động.
Một nhân viên tại phòng giao dịch này cho biết tình trạng quá tải bắt đầu từ khoảng 10 ngày trở lại đây. "Dù đã tăng nhân viên, thêm giờ làm nhưng vẫn không phục vụ đủ nhu cầu của khách hàng", nhân viên này nói.
VÀ NHÀ MẠNG: Nhà mạng dùng phần mềm giả mạo thông tin để đăng ký sim
Đoàn thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM phát hiện tình trạng các nhà mạng sử dụng phần mềm để giả mạo thông tin đăng ký sim.
Hành vi này được nêu trong kết quả thanh tra về quản lý thông tin thuê bao di động được Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM công bố ngày 20/7, sau quá trình thanh tra chi nhánh tại TP HCM của năm doanh nghiệp viễn thông di động gồm Viettel, MobiFone, VNPT, Vietnammobile và Gmobile.
Theo đó, đoàn nhận thấy có tình trạng "sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ để giả mạo thông tin, sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ để thay đổi số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên ảnh chụp giấy tờ của cá nhân". Từ đó, nhà mạng thực hiện giao kết hợp đồng và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Dân thì đi đổ xô xếp hàng chuẩn hóa
Còn các nhà mạng thì nó làm phần mềm để giả mạo thông tin đăng ký sim, tức là íu cần chính chủ chính chiếc gì sất, đăng ký được hết.
Ơ, Thế này thì CP với dân là trò hề của nhà mạng ạ ?
'Có điểm giao dịch viễn thông giả mạo thông tin để đăng ký sim'
Đoàn thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM phát hiện tình trạng một số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng phần mềm để giả mạo thông tin đăng ký sim.
vnexpress.net
CHÍNH PHỦ:
Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các thuê bao di động cần phải cung cấp các thông tin cá nhân chính xác (họ và tên, CMND/CCCD, ngày cấp và nơi cấp,…) với các nhà mạng. Quy định nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ và hạn chế tình trạng SIM rác trên thị trường.
Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản thông báo 174/TB-VPCP năm 2022 chỉ đạo kết nối đồng bộ thông tin thuê bao di động với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết triệt để tình trạng SIM rác, tình trạng giả mạo giấy tờ.
NGƯỜI DÂN:
Xem trên báo, vô số những thông tin thế này: Lo khóa sim, người dân đổ xô đi chuẩn hóa thông tin thuê bao; Khổ vì không trong diện phải chuẩn hóa ngay, dân vẫn đổ xô làm thủ tục
Sáng 28-3, tại phòng giao dịch Mobifone trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM, các ghế chờ đã được khách ngồi kín, chủ yếu là người lớn tuổi.
Một người tên Thành, số thứ tự 27, cho biết ông nghe nói phải cập nhật thông tin cá nhân đối với sim điện thoại nên đến phòng giao dịch để thực hiện dù không nhận được tin nhắn thông báo.
"Tôi sắp đi nước ngoài, lỡ khóa sim thì phiền nên đến đây cho chắc" - ông Thành nói.
Tại phòng giao dịch nhà mạng VinaPhone trên đường Đông Các, quận Đống Đa cũng xảy ra tình trạng quá tải khi người dân đổ dồn về làm chuẩn hóa thông tin di động.
Một nhân viên tại phòng giao dịch này cho biết tình trạng quá tải bắt đầu từ khoảng 10 ngày trở lại đây. "Dù đã tăng nhân viên, thêm giờ làm nhưng vẫn không phục vụ đủ nhu cầu của khách hàng", nhân viên này nói.
VÀ NHÀ MẠNG: Nhà mạng dùng phần mềm giả mạo thông tin để đăng ký sim
Đoàn thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM phát hiện tình trạng các nhà mạng sử dụng phần mềm để giả mạo thông tin đăng ký sim.
Hành vi này được nêu trong kết quả thanh tra về quản lý thông tin thuê bao di động được Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM công bố ngày 20/7, sau quá trình thanh tra chi nhánh tại TP HCM của năm doanh nghiệp viễn thông di động gồm Viettel, MobiFone, VNPT, Vietnammobile và Gmobile.
Theo đó, đoàn nhận thấy có tình trạng "sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ để giả mạo thông tin, sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ để thay đổi số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên ảnh chụp giấy tờ của cá nhân". Từ đó, nhà mạng thực hiện giao kết hợp đồng và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Chỉnh sửa cuối: