- Biển số
- OF-57583
- Ngày cấp bằng
- 24/2/10
- Số km
- 3,146
- Động cơ
- 474,866 Mã lực
Lội nước với Mercedes-Benz GLC - Có thể "mất oan" cả trăm triệu đồng
Nước qua lỗ thông hơi vào cầu trước, phá hỏng vi-sai
Trong quá trình kiểm tra sự việc đối với các mẫu GLC 250 và GLC 300 (đều sử dụng hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian - 4Matic), các kỹ thuật viên của Mercedes-Benz phát hiện có nước lọt vào hệ thống cầu trước và là nguyên nhân gây ra việc hư hỏng vi-sai cầu trước do dầu cầu (dầu bôi trơn) không còn chức năng bôi trơn. Trường hợp này, người tiêu dùng phải trả tiền để thay thế hệ thống vi-sai cầu trước (với giá khoảng 160 triệu đồng, chưa kể các phụ tùng và vật tư liên quan khác) vì đây là hạng mục không được bảo hành theo quy định của hãng.
Nước lẫn vào dầu cầu trước trên Mercedes-Benz GLC 250 4Matic và GLC 300 4Matic (phiên bản GLC 200 chỉ có cầu sau).
Trong khi đó, cũng có nhiều trường hợp khác sử dụng chiếc GLC với hệ thống 4Matic khi kiểm tra thì phát hiện có nước trong dầu cầu trước nhưng ở mức độ nhẹ, thời gian mới xảy ra nên chi phí hết không nhiều (gần triệu đồng), và chỉ việc xúc rửa và thay dầu cầu (khoảng 1L, loại 75W-85).
Báo giá chi phí cho việc thay vi-sai cầu trước trong trường hợp bị hỏng của một chiếc GLC 300 tại Tp Hồ Chí Minh (trái) và một mẫu xe tại Hà Tĩnh may mắn chỉ phải thay dầu cầu.
Hiện tại, đã có nhiều người đang sử dụng GLC 250 và GLC 300 tại Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và cả Hà Tĩnh gặp phải trường hợp này. Chính vì vậy, giờ đây người tiêu dùng đang đặt dấu hỏi về chất lượng của các mẫu GLC cũng như trách nhiệm của MBV khi sản phẩm làm ra gặp phải vấn đề này. Đặc biệt, là những câu chuyện liên quan đến chi phí sửa chữa đối với những mẫu xe đã phải trả những chi phí cả trăm triệu để sửa chữa chiếc xe.
Nguyên nhân do đâu?
Van thông hơi cho cầu trước (dẫn động của xe) nhằm mục đích điều chỉnh áp suất (mở ra để xả bớt khí, làm giảm áp suất) bên trong cầu, tránh việc phá hỏng các loại phớt (shield) bên trong hệ dẫn động khiến mất dầu bôi trơn và phá hỏng hệ thống dẫn động.
Vị trí van thông hơi trên vi-sai cầu trước của các mẫu Mercedes-Benz GLC
Đối với các mẫu GLC 4Matic, van thông hơi của cầu trước nằm ở vị trí cao nhất, tương ứng với nửa trên của lốp bánh xe (42 cm, với cầu sau là 46 cm). Chính vì vậy, Mercedes-Benz Việt Nam đã khuyến cáo trong sách hướng dẫn sử dụng (trang 367): Mực nước tối đa mà GLC có thể đi qua là 30cm (mực nước tĩnh), chính vì vậy các mẫu GLC nếu bị nước vào cầu trước gây hư hỏng cũng sẽ không được hưởng các chính sách bảo hành và khách hàng phải chịu toàn bộ chi phí.
Cảnh báo về mức nước trên sách hướng dẫn sử dụng của Mercedes-Benz GLC
Đối với các trường hợp bất khả kháng, nếu phải bắt buộc hoặc vô tình đi qua vũng nước cao hơn mức cảnh báo (30 cm), khách hàng sử dụng GLC được khuyến cáo nên mang xe vào xưởng dịch vụ để kiểm tra (không chỉ trục các-đăng, cầu trước/sau mà cả khoang động cơ, lọc gió…).
Các đợt triệu hồi liên quan đến Mercedes-Benz GLC tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không chỉ có nguyên nhân do lội nước, nhiều chủ xe GLC gặp phải trường hợp này cho biết, họ vừa mới mua xe và chưa phải vận hành xe trong điều kiện mưa ngập lần nào. Điều này càng khiến người tiêu dùng đặt nghi vấn về việc liệu GLC bị nước vào cầu ngay cả trong trường hợp rửa xe (!). Băn khoăn này không hề thiếu căn cứ, khi mà nguyên lí hoạt động của van thông hơi để cân bằng áp suất, chứ không phải là van một chiều (chỉ cho phép áp suất từ trong cầu thoát ra môi trường), và không thể loại trừ trường hợp chênh lệch áp suất đột ngột khi xịt nước rửa xe ngay khi vừa vận hành cũng có thể khiến van thông hơi này mở ra.
Ai chịu trách nhiệm?
Rõ ràng, về lí người tiêu dùng cần nắm vững hướng dẫn sử dụng và những điều khiển về bảo hành, bảo dưỡng có trong sách hướng dẫn sử dụng để có thể hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với sản phẩm đang sử dụng.
Tuy nhiên, về phía Mercedes-Benz Việt Nam (MBV), không thể mang các quy định đã có sẵn để định rõ trách nhiệm và quyền lợi của khách hàng, bởi hơn ai hết, MBV hiểu rõ những câu chữ khi giới thiệu đầy tự hào về khả năng offroad GLC khi ra mắt xe tại Việt Nam vào tháng 4/2016. Rõ ràng sức chịu đựng ở mực nước (theo khuyến cáo) 30 cm hoàn toàn không phải là một điều ghê gớm, nhất là với điều kiện thời tiết và đường sá tại Việt Nam. Và tất nhiên, sẽ không có một hãng xe nào lại muốn đối đầu với khách hàng của mình, cho dù (về lí) có thể hoàn toàn đúng.
Một hình ảnh chính thức của Mercedes-Benz khi giới thiệu về mẫu xe hoàn toàn mới GLC vào năm 2016.
Chính vì vậy, ngay từ khi sự việc này được ghi nhận từ hồi tháng 5/2018, khá ngạc nhiên là một thương hiệu xe lâu đời lại không có bất cứ lời giải thích hoặc cảnh báo nào cho khách hàng của mình, với đội ngũ kỹ thuật chuyện nghiệp và hiểu biết nhất về MBV. Trong khi đó, toàn bộ các khách hàng đang sử dụng xe GLC 250 4Matic và GLC 300 4Matic tại Việt Nam đểu ghi nhận và tự mình kiểm tra xe khi trao đổi với nhau qua các diễn đàn sử dụng GLC tại Việt Nam, chứ không qua bất cứ nguồn thông tin chính thống và tin cậy nào khác.
Và ngay thời điểm này, kể cả thông báo mới nhất khuyến cáo về sự việc này cũng được đưa ra trên mạng xã hội, chứ không phải qua một kênh thông tin chính thức nào (qua hệ thống đại lí, trang web chính thức của MBV…).
Đã có nhiều khách hàng lựa chọn phương án tự cứu mình thay vì đợi chờ câu trả lời từ MBV. Đường ống được đấu nối từ ống thông hơi cầu trước lên khoang động cơ.
Trong khi chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ MBV, đã có khá nhiều khách hàng tự tìm cách cứu mình bằng cách đến các garage ngoài để khắc phục hiện tượng nước vào cầu trước qua van thông hơi.
Phương án được khá nhiều người lựa chọn là việc nâng vị trí thoát hơi lên cao, vào bên trong khoang động cơ bằng một đoạn ống cao su nối từ van thông hơi cầu trước. Chi phí của phần việc này, hết khoảng 1 triệu đồng (với thời gian hết khoảng 2 giờ) - mức tiền được đánh giá là không cao đối với các chủ xe Mercedes- Benz GLC.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự việc này.
Việt Hưng
Nước qua lỗ thông hơi vào cầu trước, phá hỏng vi-sai
Trong quá trình kiểm tra sự việc đối với các mẫu GLC 250 và GLC 300 (đều sử dụng hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian - 4Matic), các kỹ thuật viên của Mercedes-Benz phát hiện có nước lọt vào hệ thống cầu trước và là nguyên nhân gây ra việc hư hỏng vi-sai cầu trước do dầu cầu (dầu bôi trơn) không còn chức năng bôi trơn. Trường hợp này, người tiêu dùng phải trả tiền để thay thế hệ thống vi-sai cầu trước (với giá khoảng 160 triệu đồng, chưa kể các phụ tùng và vật tư liên quan khác) vì đây là hạng mục không được bảo hành theo quy định của hãng.
Nước lẫn vào dầu cầu trước trên Mercedes-Benz GLC 250 4Matic và GLC 300 4Matic (phiên bản GLC 200 chỉ có cầu sau).
Trong khi đó, cũng có nhiều trường hợp khác sử dụng chiếc GLC với hệ thống 4Matic khi kiểm tra thì phát hiện có nước trong dầu cầu trước nhưng ở mức độ nhẹ, thời gian mới xảy ra nên chi phí hết không nhiều (gần triệu đồng), và chỉ việc xúc rửa và thay dầu cầu (khoảng 1L, loại 75W-85).
Báo giá chi phí cho việc thay vi-sai cầu trước trong trường hợp bị hỏng của một chiếc GLC 300 tại Tp Hồ Chí Minh (trái) và một mẫu xe tại Hà Tĩnh may mắn chỉ phải thay dầu cầu.
Hiện tại, đã có nhiều người đang sử dụng GLC 250 và GLC 300 tại Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và cả Hà Tĩnh gặp phải trường hợp này. Chính vì vậy, giờ đây người tiêu dùng đang đặt dấu hỏi về chất lượng của các mẫu GLC cũng như trách nhiệm của MBV khi sản phẩm làm ra gặp phải vấn đề này. Đặc biệt, là những câu chuyện liên quan đến chi phí sửa chữa đối với những mẫu xe đã phải trả những chi phí cả trăm triệu để sửa chữa chiếc xe.
Nguyên nhân do đâu?
Van thông hơi cho cầu trước (dẫn động của xe) nhằm mục đích điều chỉnh áp suất (mở ra để xả bớt khí, làm giảm áp suất) bên trong cầu, tránh việc phá hỏng các loại phớt (shield) bên trong hệ dẫn động khiến mất dầu bôi trơn và phá hỏng hệ thống dẫn động.
Vị trí van thông hơi trên vi-sai cầu trước của các mẫu Mercedes-Benz GLC
Đối với các mẫu GLC 4Matic, van thông hơi của cầu trước nằm ở vị trí cao nhất, tương ứng với nửa trên của lốp bánh xe (42 cm, với cầu sau là 46 cm). Chính vì vậy, Mercedes-Benz Việt Nam đã khuyến cáo trong sách hướng dẫn sử dụng (trang 367): Mực nước tối đa mà GLC có thể đi qua là 30cm (mực nước tĩnh), chính vì vậy các mẫu GLC nếu bị nước vào cầu trước gây hư hỏng cũng sẽ không được hưởng các chính sách bảo hành và khách hàng phải chịu toàn bộ chi phí.
Cảnh báo về mức nước trên sách hướng dẫn sử dụng của Mercedes-Benz GLC
Đối với các trường hợp bất khả kháng, nếu phải bắt buộc hoặc vô tình đi qua vũng nước cao hơn mức cảnh báo (30 cm), khách hàng sử dụng GLC được khuyến cáo nên mang xe vào xưởng dịch vụ để kiểm tra (không chỉ trục các-đăng, cầu trước/sau mà cả khoang động cơ, lọc gió…).
Các đợt triệu hồi liên quan đến Mercedes-Benz GLC tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không chỉ có nguyên nhân do lội nước, nhiều chủ xe GLC gặp phải trường hợp này cho biết, họ vừa mới mua xe và chưa phải vận hành xe trong điều kiện mưa ngập lần nào. Điều này càng khiến người tiêu dùng đặt nghi vấn về việc liệu GLC bị nước vào cầu ngay cả trong trường hợp rửa xe (!). Băn khoăn này không hề thiếu căn cứ, khi mà nguyên lí hoạt động của van thông hơi để cân bằng áp suất, chứ không phải là van một chiều (chỉ cho phép áp suất từ trong cầu thoát ra môi trường), và không thể loại trừ trường hợp chênh lệch áp suất đột ngột khi xịt nước rửa xe ngay khi vừa vận hành cũng có thể khiến van thông hơi này mở ra.
Ai chịu trách nhiệm?
Rõ ràng, về lí người tiêu dùng cần nắm vững hướng dẫn sử dụng và những điều khiển về bảo hành, bảo dưỡng có trong sách hướng dẫn sử dụng để có thể hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với sản phẩm đang sử dụng.
Tuy nhiên, về phía Mercedes-Benz Việt Nam (MBV), không thể mang các quy định đã có sẵn để định rõ trách nhiệm và quyền lợi của khách hàng, bởi hơn ai hết, MBV hiểu rõ những câu chữ khi giới thiệu đầy tự hào về khả năng offroad GLC khi ra mắt xe tại Việt Nam vào tháng 4/2016. Rõ ràng sức chịu đựng ở mực nước (theo khuyến cáo) 30 cm hoàn toàn không phải là một điều ghê gớm, nhất là với điều kiện thời tiết và đường sá tại Việt Nam. Và tất nhiên, sẽ không có một hãng xe nào lại muốn đối đầu với khách hàng của mình, cho dù (về lí) có thể hoàn toàn đúng.
Một hình ảnh chính thức của Mercedes-Benz khi giới thiệu về mẫu xe hoàn toàn mới GLC vào năm 2016.
Chính vì vậy, ngay từ khi sự việc này được ghi nhận từ hồi tháng 5/2018, khá ngạc nhiên là một thương hiệu xe lâu đời lại không có bất cứ lời giải thích hoặc cảnh báo nào cho khách hàng của mình, với đội ngũ kỹ thuật chuyện nghiệp và hiểu biết nhất về MBV. Trong khi đó, toàn bộ các khách hàng đang sử dụng xe GLC 250 4Matic và GLC 300 4Matic tại Việt Nam đểu ghi nhận và tự mình kiểm tra xe khi trao đổi với nhau qua các diễn đàn sử dụng GLC tại Việt Nam, chứ không qua bất cứ nguồn thông tin chính thống và tin cậy nào khác.
Và ngay thời điểm này, kể cả thông báo mới nhất khuyến cáo về sự việc này cũng được đưa ra trên mạng xã hội, chứ không phải qua một kênh thông tin chính thức nào (qua hệ thống đại lí, trang web chính thức của MBV…).
Đã có nhiều khách hàng lựa chọn phương án tự cứu mình thay vì đợi chờ câu trả lời từ MBV. Đường ống được đấu nối từ ống thông hơi cầu trước lên khoang động cơ.
Trong khi chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ MBV, đã có khá nhiều khách hàng tự tìm cách cứu mình bằng cách đến các garage ngoài để khắc phục hiện tượng nước vào cầu trước qua van thông hơi.
Phương án được khá nhiều người lựa chọn là việc nâng vị trí thoát hơi lên cao, vào bên trong khoang động cơ bằng một đoạn ống cao su nối từ van thông hơi cầu trước. Chi phí của phần việc này, hết khoảng 1 triệu đồng (với thời gian hết khoảng 2 giờ) - mức tiền được đánh giá là không cao đối với các chủ xe Mercedes- Benz GLC.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự việc này.
Việt Hưng