- Biển số
- OF-4419
- Ngày cấp bằng
- 25/4/07
- Số km
- 2,567
- Động cơ
- 574,388 Mã lực
- Tuổi
- 40
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- nexco.com.vn
Giải pháp mới hiệu quả chống nóng cửa nóc – dán phim phản quang bên ngoài.
Theo cách truyền thống thì phim cách nhiệt được dán bên trong. Nhưng bản chất cửa nóc của kính ô tô đều được thiết kế ngăn nhiệt xuyên qua trực tiếp bằng cách hấp thụ hầu hết (trên 90%) nhiệt. Phần nhiệt bị hấp thụ này sẽ ra ngoài 1 phần giúp giảm nhiệt vào trong, nhưng một phần vẫn vào bên trong làm nóng. Nguyên lý cách nhiệt của phim cách nhiệt cũng hấp thụ nhiệt tương tự vậy, mà kể cả phim có phản xạ được nhiệt thì cũng bị tấm kính cửa nóc chặn việc phản xạ nhiệt này.
Vì vậy nếu dán phim cách nhiệt (cho dù bất kỳ loại gì đắt hay tốt nhất) bên trong là hầu như không có tác dụng. Các bác có thể đọc bài này trước đây để hiểu thêm vì sao dán phim bên trong cửa nóc là hầu như không có tác dụng.
Ở bài này, em sẽ đưa ra phương án dán phim phản quang mặt ngoài cho kính cửa nóc.
Phim phản quang là một loại phim có tính năng phản xạ được rất tốt (khoảng 40-50%) cả tia hồng ngoại và tia sáng ra ngoài môi trường. Trong ánh nắng mặt trời thì có hai tia mang nhiệt là ánh sáng và tia hồng ngoại. Vì vậy ánh nắng chiếu vào phim phản quang tương tự như chiếu vào tấm gương, nhiệt sẽ bị phản xạ ra ngoài khoảng 40-50%, nên giảm độ hấp thụ nhiệt lên bề mặt đáng kể để loại bỏ nhiệt ra ngoài tốt hơn việc không dán phim hoặc dán bên trong. Dán phim phản quang (loại truyền sáng vừa phải) thì vẫn nhìn ra ngoài được.
Việc dán ngoài có nhược điểm là độ bền của phim thường không tốt do gặp nước mưa. Nhưng giá thành của phim phản quang lại rất rẻ để khắc phục nhược điểm trên, có nghĩa là các bác có thể dán đi dán lại nhiều lần (nếu nó hỏng sau một thời gian) mà chi phí không cao. Giá thành loại phim phản quang (đã gồm thi công) chỉ vào khoảng 350k-700k cho cửa nóc Panorama.
Còn việc dán bên trong thì độ bền khá tốt, có thể được bảo hành 5-10 năm. Nhưng chi phí dán bên trong vào khoảng 800,000 – 5 triệu cho cửa nóc Panorama, có nghĩa là nó đắt hơn gấp khoảng 5-10 lần dán ngoài.
Vì vậy cho dù dán ngoài phải dán lại nhiều lần (1 năm/1 lần) thì cũng rẻ hơn việc dán trong. Mà điều quan trọng nhất đó là dán ngoài cách nhiệt rõ rệt hơn việc dán trong (dán trong gần như không có tác dụng).
Vậy nên việc dán cửa nóc ngoài bằng phim phản quang rất hiệu quả vì nó cách nhiệt rất tốt, và có thể giảm chi phí hơn so với việc dán trong.
Bên dưới là một số hình ảnh cửa nóc chưa dán (có màu đen) và cửa nóc đã dán phim bên ngoài bằng phim phản quang (có màu bạc trắng). Chỉ nhìn màu trắng bạc như gương cũng có thể thấy nó loại bỏ nhiệt ra ngoài nhiều hơn màu đen.
Theo cách truyền thống thì phim cách nhiệt được dán bên trong. Nhưng bản chất cửa nóc của kính ô tô đều được thiết kế ngăn nhiệt xuyên qua trực tiếp bằng cách hấp thụ hầu hết (trên 90%) nhiệt. Phần nhiệt bị hấp thụ này sẽ ra ngoài 1 phần giúp giảm nhiệt vào trong, nhưng một phần vẫn vào bên trong làm nóng. Nguyên lý cách nhiệt của phim cách nhiệt cũng hấp thụ nhiệt tương tự vậy, mà kể cả phim có phản xạ được nhiệt thì cũng bị tấm kính cửa nóc chặn việc phản xạ nhiệt này.
Vì vậy nếu dán phim cách nhiệt (cho dù bất kỳ loại gì đắt hay tốt nhất) bên trong là hầu như không có tác dụng. Các bác có thể đọc bài này trước đây để hiểu thêm vì sao dán phim bên trong cửa nóc là hầu như không có tác dụng.
Thảo luận - Không cần thiết dán phim cách nhiệt cho kính cửa nóc Panorama
Một số xe ô tô có cửa nóc Panorama nên nhiệt xuống từ đây cũng nhiều hơn xe khác. Vậy chúng ta cần tìm hiểu phương án nào để chống nóng cho kính cửa nóc Panorama. Trong ánh nắng mặt trời có 3 tia. Thứ nhất là tia sáng nhìn thấy, tia này mang nhiệt nhưng ít. Độ truyền sáng ký hiệu là VLT. Chỉ số...
www.otofun.net
Ở bài này, em sẽ đưa ra phương án dán phim phản quang mặt ngoài cho kính cửa nóc.
Phim phản quang là một loại phim có tính năng phản xạ được rất tốt (khoảng 40-50%) cả tia hồng ngoại và tia sáng ra ngoài môi trường. Trong ánh nắng mặt trời thì có hai tia mang nhiệt là ánh sáng và tia hồng ngoại. Vì vậy ánh nắng chiếu vào phim phản quang tương tự như chiếu vào tấm gương, nhiệt sẽ bị phản xạ ra ngoài khoảng 40-50%, nên giảm độ hấp thụ nhiệt lên bề mặt đáng kể để loại bỏ nhiệt ra ngoài tốt hơn việc không dán phim hoặc dán bên trong. Dán phim phản quang (loại truyền sáng vừa phải) thì vẫn nhìn ra ngoài được.
Việc dán ngoài có nhược điểm là độ bền của phim thường không tốt do gặp nước mưa. Nhưng giá thành của phim phản quang lại rất rẻ để khắc phục nhược điểm trên, có nghĩa là các bác có thể dán đi dán lại nhiều lần (nếu nó hỏng sau một thời gian) mà chi phí không cao. Giá thành loại phim phản quang (đã gồm thi công) chỉ vào khoảng 350k-700k cho cửa nóc Panorama.
Còn việc dán bên trong thì độ bền khá tốt, có thể được bảo hành 5-10 năm. Nhưng chi phí dán bên trong vào khoảng 800,000 – 5 triệu cho cửa nóc Panorama, có nghĩa là nó đắt hơn gấp khoảng 5-10 lần dán ngoài.
Vì vậy cho dù dán ngoài phải dán lại nhiều lần (1 năm/1 lần) thì cũng rẻ hơn việc dán trong. Mà điều quan trọng nhất đó là dán ngoài cách nhiệt rõ rệt hơn việc dán trong (dán trong gần như không có tác dụng).
Vậy nên việc dán cửa nóc ngoài bằng phim phản quang rất hiệu quả vì nó cách nhiệt rất tốt, và có thể giảm chi phí hơn so với việc dán trong.
Bên dưới là một số hình ảnh cửa nóc chưa dán (có màu đen) và cửa nóc đã dán phim bên ngoài bằng phim phản quang (có màu bạc trắng). Chỉ nhìn màu trắng bạc như gương cũng có thể thấy nó loại bỏ nhiệt ra ngoài nhiều hơn màu đen.
Chỉnh sửa cuối: