Tuần mới vừa vào phiên giảm rồi.
- Mình điểm qua một số vấn đề đưa ra cuối tuần rồi
- Mỹ thông qua gói viện trợ cho Ukraine, và khả năng in tiền củaUSD hiện hữu (điều này đẩy các đồng tiền yếu hơn trên TG và các quốc gia đang phụ thuộc vào USD khả năng gia tăng lạm phát )
- Trung Quốc cũng đã bế mạc đại hội khóa XX , tin tức cực là khả năng zoro covid sẽ được nới lỏng , và chuỗi cung ứng hi vọng được phục hồi trở lại.
Quay lại câu chuyện của Việt Nam thì hiện tại xoay quanh các vấn đề chính trị, và Vấn đề được các nhà phân tích đặt ra hiện tại là "THANH KHOẢN" .
Căng thẳng giữa Lãi Suất và và Tỷ Giá chỉ là một phần nhỏ ảnh hưởng lên nền kinh tế.
Dù Tỷ giá có nâng trần thì chỉ một phần Doanh nghiệp sẽ tác động. Nhưng yếu tố lãi suất thì khả năng sẽ là quả bom đang đợi kích hoạt của thị trường.
"cuối năm 2022 và sang cả đầu năm 2023, NHNN sẽ phải cố gắng hài hòa hai biến số tỷ giá và lãi suất trong tầm khống chế có thể vì lãi suất tăng quá mạnh thì “chết” doanh nghiệp và nền kinh tế, tỷ giá tăng quá mạnh thì có nguy cơ dẫn đến vòng xoáy kỳ vọng tỷ giá – lạm phát – kỳ vọng phá giá sâu hơn đang tàn phá nền kinh tế Anh"
"Ở Nhật Bản và Anh, những nước mà nội tệ đang mất giá mạnh, lãi suất cho vay vẫn ở tầm chấp nhận được (6% đổ lại với Anh trong khi Nhật Bản vẫn thấp hơn rất nhiều). Trong khi đó, với mặt bằng lãi suất như hiện nay tại việt nam,
NHNN đã không còn dư địa lãi suất để hỗ trợ cho tỷ giá, đồng thời cũng rất khó trong nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp vay lãi suất thấp.
Mà lãi suất thì lại liên quan đến vấn đề thanh khoản. Cung tiền M2 của năm 2022 được đánh giá là tăng thấp, thanh khoản ngân hàng căng thẳng, hạn mức tăng trưởng tín dụng chạm trần, thị trường trái phiếu đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2022 và cả trong năm 2023 khi mà lượng trái phiếu đáo hạn lớn.
Bên cạnh đó, khi mà bất ổn kinh tế tăng lên, thì nhiều nghiên cứu cho thấy cả ngân hàng và doanh nghiệp có động thái “trữ thanh khoản” (liquidity hoarding), nôm na là ôm lại các khoản tiền đúng ra phải chạy ra cung cấp thanh khoản ngắn và dài hạn cho nền kinh tế để kiếm lời. Điều này làm cho cả thanh khoản thanh toán và thanh khoản nguồn vốn đều cạn kiệt."
Nên động thái tiếp theo của NHNN sẽ quyết định xem chính sách vĩ mô trong thời gian tới có thực sự ổn hay không. Một thông tin mình đang đợi được đưa ra là chính sách thay đổi CPI cho 2023
NHNN Nâng mục tiêu lạm phát lên 4,5%
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5% - kế hoạch của CP cho năm 2023.
Đây là vấn đề lớn vì đưa mức lạm phát về 4,5% thì các chỉ số kinh tế sẽ ổn định hơn Nhưng được hay không thì phải đợi.
Nếu không thông qua được 4,5%, thì một mục tiêu 4,0±0,5% sẽ tạo được sự linh hoạt trong điều hành CSTT và TK đáp ứng cho mục tiêu vừa hỗ trợ tăng trưởng.