Sao phức tạp thế nhỉ, cháu tin là nhiều cụ trên này còn đang phung phí, trong khi bệnh viện lại khan hiếm...sao thế nhỉ
Giao dịch đáng sợ ở ‘chợ’ bán tinh trùng Hà Nội
25/07/2018 04:05 GMT+7
Sau cuộc điện thoại chớp nhoáng của lái xe ôm, một người đàn ông xuất hiện. Ông ta khẳng định sẽ giới thiệu cho chúng tôi những người đàn ông sức khỏe tốt, có học thức, đặc biệt là sẵn sàng bán tinh trùng với “giá cả phải chăng”.
Video: "Cò" thỏa thuận việc dẫn mối bán tinh trùng
Có cầu ắt có cung
5 năm nay, gia đình chị Lê Thị Lan (giáo viên, Hà Nội) khát tiếng cười trẻ thơ. Họ đến với nhau bằng một đám cưới được cả hai bên gia đình ủng hộ. Tuy nhiên sau một thời gian dài không thấy chị báo "tin vui", gia đình liên tục hỏi han, thúc giục.
Sau khi đi khám, chồng chị nhận được kết quả như sét đánh ngang tai: Trong mẫu tinh dịch của anh không có tinh trùng. Anh liên tục trách móc bản thân và muốn giải thoát để vợ đi tìm hạnh phúc mới.
Yêu và thương chồng, chị Lan bàn với anh về việc tìm con nuôi. Tuy nhiên họ lại băn khoăn liệu sau này lớn lên, con có rời bố mẹ nuôi để đi tìm nguồn cội thật của mình?
Cuối cùng sau nhiều tìm hiểu, đắn đo, anh chị quyết định xin tinh trùng, thực hiện phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) để có tiếng con trẻ trong nhà.
Tuy nhiên việc xin tinh trùng tại ngân hàng dự trữ của bệnh viện phải tuân thủ nhiều quy định khắt khe.
Bà Ngô Thị Yến (SN 1976), Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), cho biết, hiện nay, lượng dự trữ tinh trùng ở ngân hàng rất khan hiếm, do tâm lý e dè nên ít người đến hiến tặng.
“Khi thực hiện hỗ trợ sinh sản cho cặp vợ chồng cần tinh trùng, chúng tôi buộc phải thực hiện nguyên tắc đổi mẫu. Theo đó, cặp đôi nào muốn xin một mẫu tinh trùng trong ngân hàng, họ phải đưa người nhà hoặc bạn bè đến hiến tinh trùng”.
Người hiến sẽ được kiểm tra, sàng lọc các loại bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, HIV… và đánh giá chất lượng tinh trùng. Sau khi xét nghiệm, người hiến sẽ được lấy 3 mẫu tinh trùng cách nhau tối thiểu 3 ngày. 3 tháng sau, họ quay lại để làm xét nghiệm HIV nếu kết quả âm tính thì khi đó các mẫu tinh trùng mới đủ điều kiện sử dụng.
Bệnh viện lấy mẫu tinh trùng của người đó và đổi cho một mẫu khác trong ngân hàng.
Rất nhiều cặp vợ chồng đã từ bỏ ý định sau khi biết quy định này vì họ không muốn nhận mẫu tinh trùng mà không biết chủ của nó. Chính bởi quy trình hiến tinh trùng phức tạp và mất nhiều thời gian nên không mấy người có đủ nhiệt tình và kiên nhẫn để làm.
Từ lý do này, không ít cặp vợ chồng đã liều mình chọn con đường mua tinh trùng bên ngoài, thông qua sự dẫn mối của các cò mồi.
Cuộc ngã giá trước cổng viện
"Cò" Hùng (khoanh đỏ) đang trao đổi về giao dịch bán tinh trùng. Ảnh cắt từ clip.
Tại cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương, khi thấy chúng tôi thất thểu bước ra, cánh xe ôm ở đây nhanh chóng “bắt được sóng”.
Một người kéo chúng tôi ra cổng bệnh viện để hỏi chuyện. Khi nghe chúng tôi trình bày hoàn cảnh chồng bị dị tật tinh trùng, muốn tìm người để giao dịch mua bán “con giống”, anh ta nhanh chóng rút điện thoại ra gọi.
Kết thúc cuộc gọi ngắn gọn, người này quay sang giải thích: “Anh vừa gọi cho Hùng, người chuyên về vấn đề này. Anh ấy sẽ giúp bọn em”.
Tại quán trà đá ngay cạnh bệnh viện, “cò” Hùng không cần chúng tôi trình bày hết câu chuyện đã nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề. Anh ta khẳng định sẽ có người giúp chúng tôi. Người của anh ta sẽ đáp ứng mọi nhu cầu chúng tôi muốn.
“Người của anh cao 1m65 trở lên, sức khỏe tốt. Nếu nhìn qua, em ưng về ngoại hình, anh ấy sẽ vào viện hoặc phòng khám để kiểm tra sức khỏe (xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm máu, tinh dịch đồ)”.
Anh ta đưa ra một mức giá sau đó yêu cầu: “Sau khi người của anh vượt qua các xét nghiệm, em phải đưa cho anh một nửa. Hoàn thành việc (giao tinh trùng), các em đưa cho anh số tiền còn lại”.
Khi được yêu cầu người mua đậu thai mới đưa nốt số tiền còn lại, cò Hùng tỏ ra không bằng lòng: “Số tiền này là khi bên anh cung cấp tinh trùng khỏe mạnh (được bác sĩ kiểm tra).
Trường hợp đậu thai hay không còn do cơ địa, chu kỳ… của em. Anh không kiểm soát được vấn đề này vì vậy đợi đến đậu thai mới nhận thù lao thì quá rủi ro cho bọn anh”.
Trong quá trình nói chuyện, cò Hùng tiếp tục mặc cả người mua tinh trùng phải chịu các chi phí xét nghiệm đánh giá chất lượng tinh trùng, xét nghiệm các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục và tiền thuê khách sạn, nhà nghỉ…
Để khiến chúng tôi tin tưởng, cò này còn dẫn chứng một trường hợp thành công. Lần đó chính anh ta là người cho tinh trùng.
“Cách đây khoảng 4 năm, anh “cho” một cặp vợ chồng. Mọi thứ diễn ra thuận lợi. Cô ấy vào bệnh viện Phụ sản Trung ương sinh con. Ca đó mẹ tròn con vuông”, Hùng khẳng định.
"Cò" Nam trao đổi với phóng viên.
Cũng tại bệnh viện này, một "cò" khác xưng tên là Nam cũng rất tự tin khi khẳng định, người của anh ta toàn “hàng tuyển”, muốn mua tinh trùng cứ yên tâm.
Theo đó, "cò" này cam kết người bán tinh trùng do anh ta giới thiệu đều là trai trẻ, khỏe mạnh. Nam nhấn mạnh, anh ta có mối quen vì thường xuyên làm việc này ở một phòng khám trên đường Giải Phóng (Hà Nội) nên người mua sẽ không phải qua bệnh viện, tiết kiệm được thời gian.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn gặp người trực tiếp bán tinh trùng, "cò" Nam cảnh giác: “Theo tôi, người mua và người bán không nên gặp mặt để tránh rắc rối về sau”. Nam gợi ý nếu cần nhìn qua ngoại hình, anh ta sẽ bố trí một buổi gặp từ xa.
Theo đó, tại buổi này, anh ta sẽ “xi nhan” để chúng tôi nhìn qua mặt người bán mà không cần gặp gỡ. Mọi thủ tục, cách thức tiến hành đều do anh ta lo liệu.
"Cò" này nhanh chóng lấy số điện thoại và hẹn chúng tôi một ngày cố định để tiến hành việc bán “con giống”.
Theo luật sư Bùi Đình Ứng - Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP Hà Nội, hành vi mua bán tinh trùng là hành vi vi phạm pháp luật, tuyệt đối bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
Căn cứ xử phạt là theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 33 Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
“Điều 33. Vi phạm quy định về sinh con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật”.
*Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
(Còn tiếp)
Giao dịch đáng sợ ở ‘chợ’ bán tinh trùng Hà Nội
25/07/2018 04:05 GMT+7
Video: "Cò" thỏa thuận việc dẫn mối bán tinh trùng
Có cầu ắt có cung
5 năm nay, gia đình chị Lê Thị Lan (giáo viên, Hà Nội) khát tiếng cười trẻ thơ. Họ đến với nhau bằng một đám cưới được cả hai bên gia đình ủng hộ. Tuy nhiên sau một thời gian dài không thấy chị báo "tin vui", gia đình liên tục hỏi han, thúc giục.
Sau khi đi khám, chồng chị nhận được kết quả như sét đánh ngang tai: Trong mẫu tinh dịch của anh không có tinh trùng. Anh liên tục trách móc bản thân và muốn giải thoát để vợ đi tìm hạnh phúc mới.
Yêu và thương chồng, chị Lan bàn với anh về việc tìm con nuôi. Tuy nhiên họ lại băn khoăn liệu sau này lớn lên, con có rời bố mẹ nuôi để đi tìm nguồn cội thật của mình?
Cuối cùng sau nhiều tìm hiểu, đắn đo, anh chị quyết định xin tinh trùng, thực hiện phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) để có tiếng con trẻ trong nhà.
Tuy nhiên việc xin tinh trùng tại ngân hàng dự trữ của bệnh viện phải tuân thủ nhiều quy định khắt khe.
Bà Ngô Thị Yến (SN 1976), Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), cho biết, hiện nay, lượng dự trữ tinh trùng ở ngân hàng rất khan hiếm, do tâm lý e dè nên ít người đến hiến tặng.
“Khi thực hiện hỗ trợ sinh sản cho cặp vợ chồng cần tinh trùng, chúng tôi buộc phải thực hiện nguyên tắc đổi mẫu. Theo đó, cặp đôi nào muốn xin một mẫu tinh trùng trong ngân hàng, họ phải đưa người nhà hoặc bạn bè đến hiến tinh trùng”.
Người hiến sẽ được kiểm tra, sàng lọc các loại bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, HIV… và đánh giá chất lượng tinh trùng. Sau khi xét nghiệm, người hiến sẽ được lấy 3 mẫu tinh trùng cách nhau tối thiểu 3 ngày. 3 tháng sau, họ quay lại để làm xét nghiệm HIV nếu kết quả âm tính thì khi đó các mẫu tinh trùng mới đủ điều kiện sử dụng.
Bệnh viện lấy mẫu tinh trùng của người đó và đổi cho một mẫu khác trong ngân hàng.
Rất nhiều cặp vợ chồng đã từ bỏ ý định sau khi biết quy định này vì họ không muốn nhận mẫu tinh trùng mà không biết chủ của nó. Chính bởi quy trình hiến tinh trùng phức tạp và mất nhiều thời gian nên không mấy người có đủ nhiệt tình và kiên nhẫn để làm.
Từ lý do này, không ít cặp vợ chồng đã liều mình chọn con đường mua tinh trùng bên ngoài, thông qua sự dẫn mối của các cò mồi.
Cuộc ngã giá trước cổng viện
"Cò" Hùng (khoanh đỏ) đang trao đổi về giao dịch bán tinh trùng. Ảnh cắt từ clip.
Tại cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương, khi thấy chúng tôi thất thểu bước ra, cánh xe ôm ở đây nhanh chóng “bắt được sóng”.
Một người kéo chúng tôi ra cổng bệnh viện để hỏi chuyện. Khi nghe chúng tôi trình bày hoàn cảnh chồng bị dị tật tinh trùng, muốn tìm người để giao dịch mua bán “con giống”, anh ta nhanh chóng rút điện thoại ra gọi.
Kết thúc cuộc gọi ngắn gọn, người này quay sang giải thích: “Anh vừa gọi cho Hùng, người chuyên về vấn đề này. Anh ấy sẽ giúp bọn em”.
Tại quán trà đá ngay cạnh bệnh viện, “cò” Hùng không cần chúng tôi trình bày hết câu chuyện đã nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề. Anh ta khẳng định sẽ có người giúp chúng tôi. Người của anh ta sẽ đáp ứng mọi nhu cầu chúng tôi muốn.
“Người của anh cao 1m65 trở lên, sức khỏe tốt. Nếu nhìn qua, em ưng về ngoại hình, anh ấy sẽ vào viện hoặc phòng khám để kiểm tra sức khỏe (xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm máu, tinh dịch đồ)”.
Anh ta đưa ra một mức giá sau đó yêu cầu: “Sau khi người của anh vượt qua các xét nghiệm, em phải đưa cho anh một nửa. Hoàn thành việc (giao tinh trùng), các em đưa cho anh số tiền còn lại”.
Khi được yêu cầu người mua đậu thai mới đưa nốt số tiền còn lại, cò Hùng tỏ ra không bằng lòng: “Số tiền này là khi bên anh cung cấp tinh trùng khỏe mạnh (được bác sĩ kiểm tra).
Trường hợp đậu thai hay không còn do cơ địa, chu kỳ… của em. Anh không kiểm soát được vấn đề này vì vậy đợi đến đậu thai mới nhận thù lao thì quá rủi ro cho bọn anh”.
Trong quá trình nói chuyện, cò Hùng tiếp tục mặc cả người mua tinh trùng phải chịu các chi phí xét nghiệm đánh giá chất lượng tinh trùng, xét nghiệm các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục và tiền thuê khách sạn, nhà nghỉ…
Để khiến chúng tôi tin tưởng, cò này còn dẫn chứng một trường hợp thành công. Lần đó chính anh ta là người cho tinh trùng.
“Cách đây khoảng 4 năm, anh “cho” một cặp vợ chồng. Mọi thứ diễn ra thuận lợi. Cô ấy vào bệnh viện Phụ sản Trung ương sinh con. Ca đó mẹ tròn con vuông”, Hùng khẳng định.
"Cò" Nam trao đổi với phóng viên.
Cũng tại bệnh viện này, một "cò" khác xưng tên là Nam cũng rất tự tin khi khẳng định, người của anh ta toàn “hàng tuyển”, muốn mua tinh trùng cứ yên tâm.
Theo đó, "cò" này cam kết người bán tinh trùng do anh ta giới thiệu đều là trai trẻ, khỏe mạnh. Nam nhấn mạnh, anh ta có mối quen vì thường xuyên làm việc này ở một phòng khám trên đường Giải Phóng (Hà Nội) nên người mua sẽ không phải qua bệnh viện, tiết kiệm được thời gian.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn gặp người trực tiếp bán tinh trùng, "cò" Nam cảnh giác: “Theo tôi, người mua và người bán không nên gặp mặt để tránh rắc rối về sau”. Nam gợi ý nếu cần nhìn qua ngoại hình, anh ta sẽ bố trí một buổi gặp từ xa.
Theo đó, tại buổi này, anh ta sẽ “xi nhan” để chúng tôi nhìn qua mặt người bán mà không cần gặp gỡ. Mọi thủ tục, cách thức tiến hành đều do anh ta lo liệu.
"Cò" này nhanh chóng lấy số điện thoại và hẹn chúng tôi một ngày cố định để tiến hành việc bán “con giống”.
Theo luật sư Bùi Đình Ứng - Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP Hà Nội, hành vi mua bán tinh trùng là hành vi vi phạm pháp luật, tuyệt đối bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
Căn cứ xử phạt là theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 33 Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
“Điều 33. Vi phạm quy định về sinh con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật”.
*Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
(Còn tiếp)