- Biển số
- OF-52851
- Ngày cấp bằng
- 14/12/09
- Số km
- 238
- Động cơ
- 454,880 Mã lực
Bẩm các cụ mợ!
Gần đây, nhà cháu có tham gia bàn luận vào nhiều chủ đề liên quan đến mũ bảo hiểm (Sau đây gọi tắt là MBH) và mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm này.
Có 2 luồng ý kiến về vấn đề có hay không phạt hành vi “Chở người không đội MBH” này và nhà cháu thấy đa số là đều đồng ý phạt là đúng.
Để rộng đường dư luận, trao đổi thêm để nâng cao hiểu biết về Luật khi tham gia giao thông, nhà cháu mạnh dạn viết bài này để các cụ cùng bàn luận trên tinh thần luật hiện hành.
Vì hiện nay NĐ 171 chưa hết hiệu lực thi hành nên nhà cháu vẫn viện dẫn NĐ 171.
Trích dẫn điểm i + k khoản 3 điều 6 NĐ 171
Đi vào chi tiết, để cụ thể, chúng ta cùng xét một trường hợp điển hình sau:
- Anh A có đội MBH chở theo người B không đội MBH.
Trường hợp này xử phạt thế nào? Và tại sao?
Theo nhà cháu thì như sau.
1. Nếu người B là Công dân đủ 14 tuổi trở lên, thì xử phạt người B lỗi “Không đội MBH”
2. Nếu người B là trẻ em trên 6t đến dưới 14 tuổi thì xử phạt anh A lỗi “Chở người không đội MBH”
Để chứng minh cho ý kiến trên, nhà cháu xin viện dẫn luật như sau:
Trường hợp 1:
Thứ nhất: Luật Giao thông đường bộ 2008 (GTĐB) là văn bản để “định lỗi”, xác định có vi phạm luật hay không. Và NĐ 171 là văn bản để “định khung” – xác định mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm luật GTĐB. Mà khoản 2 Luật GTĐB quy định về MBH như sau:
Như vậy, luật GTĐB chỉ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe phải đội MBH. Ai không đội thì người đó vi phạm Mục 2 điều 30 này với hành vi tạm gọi là “không đội MBH”. Luật không quy định cấm hành vi “Chở người không đội MBH” nên hành vi này không thể coi là hành vi vi phạm luật được. Luật GTĐB cũng không có điều khoản nào ủy quyền cho NĐ 171 quy định thêm các hành vi được coi là phạm luật. (Như ủy quyền cho bộ trưởng bộ GTVT quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, BCA về cấp phát, quản lý hệ thống biển số... chẳng hạn)
Mặt khác tại điểm d mục 1 điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) có quy định như sau:
Như đã phân tích ở trên, ở đây chỉ phát sinh một hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định là hành vi “Không đội MBH” và chỉ có thể xử phạt người vi phạm về hành vi này theo điểm i khoản 3 điều 6 NĐ 171. Người điều khiển xe không tham gia vào hành vi “không đội MBH” của người vi phạm nên không thể xử phạt người điều khiển.
Đối với trường hợp 2:
Như phân tích ở trường hợp 1, người vi phạm là người ngồi sau, nhưng người ngồi sau không có năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 và khoản 5 điều 11 luật XLVPHC
Trong trường hợp này, người điều khiển phải chịu trách nhiệm hành chính cho người được chở chưa đủ năng lực và bị phạt lỗi “Chở người không đội MBH” theo điểm k khoản 3 điều 6 NĐ 171
Kết luận: điểm k khoản 3 điều 6 NĐ 171 chỉ có thể áp dụng trong trường hợp người điều khiển chở theo trẻ em từ trên 6 tuổi đến dưới 14 tuổi, chứ không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp được.
Với cách suy luận, viện dẫn tương tự có thể kết luận thêm về lỗi “Người ngồi hàng ghế trước không thắt dây an toàn” với lỗi “Chở người ngồi hàng ghế trước không thắt dây an toàn” cũng chỉ có thể xử phạt 1 trong hai chứ không thể phạt đồng thời cả hai.
Văn phong nhà cháu kém cỏi, mong các cụ mợ gạch đá nhẹ tay, tham gia đóng góp, bàn luận cùng nhà cháu!
Gần đây, nhà cháu có tham gia bàn luận vào nhiều chủ đề liên quan đến mũ bảo hiểm (Sau đây gọi tắt là MBH) và mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm này.
Có 2 luồng ý kiến về vấn đề có hay không phạt hành vi “Chở người không đội MBH” này và nhà cháu thấy đa số là đều đồng ý phạt là đúng.
Để rộng đường dư luận, trao đổi thêm để nâng cao hiểu biết về Luật khi tham gia giao thông, nhà cháu mạnh dạn viết bài này để các cụ cùng bàn luận trên tinh thần luật hiện hành.
Vì hiện nay NĐ 171 chưa hết hiệu lực thi hành nên nhà cháu vẫn viện dẫn NĐ 171.
Trích dẫn điểm i + k khoản 3 điều 6 NĐ 171
Đi vào chi tiết, để cụ thể, chúng ta cùng xét một trường hợp điển hình sau:
- Anh A có đội MBH chở theo người B không đội MBH.
Trường hợp này xử phạt thế nào? Và tại sao?
Theo nhà cháu thì như sau.
1. Nếu người B là Công dân đủ 14 tuổi trở lên, thì xử phạt người B lỗi “Không đội MBH”
2. Nếu người B là trẻ em trên 6t đến dưới 14 tuổi thì xử phạt anh A lỗi “Chở người không đội MBH”
Để chứng minh cho ý kiến trên, nhà cháu xin viện dẫn luật như sau:
Trường hợp 1:
Thứ nhất: Luật Giao thông đường bộ 2008 (GTĐB) là văn bản để “định lỗi”, xác định có vi phạm luật hay không. Và NĐ 171 là văn bản để “định khung” – xác định mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm luật GTĐB. Mà khoản 2 Luật GTĐB quy định về MBH như sau:
Như vậy, luật GTĐB chỉ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe phải đội MBH. Ai không đội thì người đó vi phạm Mục 2 điều 30 này với hành vi tạm gọi là “không đội MBH”. Luật không quy định cấm hành vi “Chở người không đội MBH” nên hành vi này không thể coi là hành vi vi phạm luật được. Luật GTĐB cũng không có điều khoản nào ủy quyền cho NĐ 171 quy định thêm các hành vi được coi là phạm luật. (Như ủy quyền cho bộ trưởng bộ GTVT quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, BCA về cấp phát, quản lý hệ thống biển số... chẳng hạn)
Mặt khác tại điểm d mục 1 điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) có quy định như sau:
Như đã phân tích ở trên, ở đây chỉ phát sinh một hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định là hành vi “Không đội MBH” và chỉ có thể xử phạt người vi phạm về hành vi này theo điểm i khoản 3 điều 6 NĐ 171. Người điều khiển xe không tham gia vào hành vi “không đội MBH” của người vi phạm nên không thể xử phạt người điều khiển.
Đối với trường hợp 2:
Như phân tích ở trường hợp 1, người vi phạm là người ngồi sau, nhưng người ngồi sau không có năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 và khoản 5 điều 11 luật XLVPHC
Trong trường hợp này, người điều khiển phải chịu trách nhiệm hành chính cho người được chở chưa đủ năng lực và bị phạt lỗi “Chở người không đội MBH” theo điểm k khoản 3 điều 6 NĐ 171
Kết luận: điểm k khoản 3 điều 6 NĐ 171 chỉ có thể áp dụng trong trường hợp người điều khiển chở theo trẻ em từ trên 6 tuổi đến dưới 14 tuổi, chứ không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp được.
Với cách suy luận, viện dẫn tương tự có thể kết luận thêm về lỗi “Người ngồi hàng ghế trước không thắt dây an toàn” với lỗi “Chở người ngồi hàng ghế trước không thắt dây an toàn” cũng chỉ có thể xử phạt 1 trong hai chứ không thể phạt đồng thời cả hai.
Văn phong nhà cháu kém cỏi, mong các cụ mợ gạch đá nhẹ tay, tham gia đóng góp, bàn luận cùng nhà cháu!