Trước đây khi tăng áp chưa phát triển thì lợi thế của động cơ diesel 2 kỳ so với 4 kỳ là đáng kể (Về mặt lý thuyết thì động cơ hai kỳ hiệu suất cao hơn bốn kỳ vì chỉ có quay 2 kỳ mà đã một kỳ sinh công). Từ khi tăng áp phát triển thì đã tăng hiệu suất của động cơ 4 kỳ làm vai trò về công suất của động cơ hai kỳ lu mờ. Do các lợi thế khác như rung ít mặc dù động cơ có ít xi lanh, khối lượng nhỏ, nóng nhanh sau khi nổ, tiết kiệm nên trong thập kỷ 90 một số hãng cũng tiếp tục phát triển động cơ hai kỳ cho xe con như AVL, Daihatsu, Toyota hay Yamaha
Động cơ hai kỳ 3 xi lanh diesel của AVL:
Tuy nhiên do nhiều điểm yếu như tiêu hao nhiều dầu nhớt bôi trơn (bác nào đi xe máy 2 kỳ chạy xăng rồi biết là phải đổ nhớt vào nhiên liệu), hàm lượng khí thải HC cao, tuổi thọ thấp nếu không bảo dưỡng thường xuyên. Ngoài ra thiết kế phức tạp (như bác haoach đã nêu) nên dẫn đến chi phí cao.
Động cơ hai kỳ bị mang tiếng bẩn nên hiện hầu như không còn được sx nhiều kể cả xăng và diesel.
Trong hàng hải thì khác. Động cơ tàu thuỷ máy chính thì không thể dùng xăng được vì tốn. Nó cũng không dùng diesel (tất nhiên là chạy vẫn được) mà dùng dầu nặng (HFO Heavy Fuel Oil) để tiết kiệm. HFO còn rẻ hơn dầu thô vì là cặn bã sau khi đã tách lấy xăng, diesel v.v. HFO trông như nhựa đường, phải hâm nóng nó mới chảy ra và quá trình đốt trong thì giống như giống như diesel. Khí thải cũng không phải là vấn đề lớn lắm ngoài đại dương.
Với công nghệ common rail có thể phun nhiên liệu bất kỳ lúc nào, nhiều hãng cũng suy nghĩ đến việc ứng dụng cho động cơ hai kỳ (thậm chí ở mức tải thấp vòng quay cao có thể để động cơ hoạt động ở chế độ 4 kỳ). Tuy nhiên công nghệ là một chuyện, liệu người dân có dùng không là chuyện khác.