[Thảo luận] Chớ để bảo hiểm "bắt nạt" khi xe gặp nạn

Yahooooooooo

Xe hơi
Biển số
OF-69354
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
159
Động cơ
431,490 Mã lực
Cập nhật lúc 06h22" , ngày 30/08/2010 -
(Source: VnMedia)- Khi bị tai nạn, nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc thiếu kiên quyết, bạn có thể sẽ chỉ nhận được mức bồi thường rất thấp từ phía nhà cung cấp bảo hiểm xe hơi. Vậy đâu là nguyên tắc có thể giúp bạn đảm bảo được những lợi ích tối đa cho bản thân khi làm việc với nhà cung cấp bảo hiểm sau tai nạn?

Bảo hiểm xe hơi cũng giống như hầu hết các loại hình bảo hiểm khác, đó là mức độ đền bù được xây dựng dựa trên đánh giá cụ thể về thiệt hại đối với đối tượng được bảo hiểm. Khi gặp tai nạn, rất nhiều người tỏ ra hoảng loạn mà vô tình làm mất đi chứng cớ, mất đi lợi thế cho việc đàm phán với nhà cung cấp bảo hiểm xe hơi sau này. Hãy nhớ rằng chứng cớ và sự kiên quyết đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc giành lợi thế về mình.

Đừng vội nói lời xin lỗi. Khi tai nạn xảy ra trên đường, tất nhiên việc trước tiên là phải đảm bảo sự an toàn cho tất cả những người bị thương, nhưng bạn chớ có vội dĩ hòa vi quý mà nhận lỗi về mình. Làm như thế có thể khiến bạn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ sự việc.

Hãy bắt chuyện và xin số điện thoại của những người chứng kiến ngay. Khi làm việc với nhà cung cấp bảo hiểm xe hơi, nhiều trường hợp bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của những người chứng kiến tai nạn. Sẽ rất thiệt thòi nếu như bạn không nhờ được một ai đó làm chứng cho lời tường trình của bạn.


Cần bình tĩnh khi tai nạn xảy ra để tránh bị bảo hiểm "bắt nạt"

Hãy chụp ảnh hiện trường ngay sau va chạm. Việc chụp được hình ảnh sớm nhất có thể về vụ tai nạn cũng như hỏng hóc trên xe sẽ giúp bạn có được bằng chứng rất thuyết phục về hậu quả tai nạn thực tế. Nó cũng khiến cho nhà cung cấp bảo hiểm phải đánh giá thiệt hại một cách thỏa đáng nhất.

Ghi chép lại vụ việc sớm nhất có thể. Nội dung cần ghi chép cụ thể là nguyên nhân xảy ra tai nạn, diễn biến tai nạn, tình trạng chấn thương của người bị nạn, những hỏng hóc nhìn thấy được trên xe...Những gì ghi chép được cũng sẽ là bằng chứng cần thiết khi làm việc với bên bảo hiểm.

Rà soát lại danh mục điều khoản được bảo hiểm, điều khoản không được bảo hiểm. Nếu bạn không nắm chắc về nội dung bảo hiểm đối với xe của mình, hãy tìm hiểu lại thông tin ngay sau khi tai nạn xảy ra. Gọi điện tham khảo người thân nếu bạn không mang tài liệu hướng dẫn bảo hiểm trên xe. Việc này giúp bạn lấy được những chứng cớ có lợi và bỏ đi những chứng cớ không có lợi cho bản thân.

Gọi điện ngay cho nhà cung cấp bảo hiểm. Nguyên tắc tối quan trọng là phải gọi điện cho bên bảo hiểm ngay sau khi tai nạn xảy ra. Cố gắng giữ nguyên hiện trường tai nạn cho đến khi đại diện của bên bảo hiểm đến đánh giá thiệt hại. Nếu bạn trì hoãn việc này bạn sẽ mất rất nhiều lợi thế khi làm việc với họ sau đó.

Lấy đánh giá thiệt hại từ nhiều phía khác nhau. Sau tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ gửi cho bạn đánh giá cụ thể về thiệt hại tổng thể. Đừng vội tin vào đó, hãy nhờ một trung tâm sửa chữa làm trung gian đánh giá mức độ hỏng hóc thực tế. Đối chiếu các kết quả và đàm phán lại với bên bảo hiểm.

Nếu xe hỏng nặng, hãy thuê luật sư. Việc thuê luật sư có thể sẽ khá tốn kém, nhưng nếu bạn đuối lý trước công ty bảo hiểm, số tiền mà bạn mất đi có thể sẽ lớn hơn nhiều. Vì thế nếu xe của bạn bị hỏng nặng, tốt nhất là hãy thuê một luật sư để đảm bảo lợi ích tối đa cho chính bản thân mình.

Đừng vội đồng ý ngay với mức bồi thường mà bên bảo hiểm đưa ra. Như đã nói ở trên, trước khi đồng ý với mức bồi thường của bên bảo hiểm, hãy tham khảo một bên thứ ba chuyên về sửa chữa ô tô (hoặc nhiều hơn một nếu cần thiết). Đồng thời tham khảo ý kiến của luật sư trước khi đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Và điều cuối cùng bạn nên làm là hãy thư giãn. Căng thẳng kéo dài về vụ tai nạn và quá nhiều công sức tranh cãi với nhà cung cấp bảo hiểm có thể sẽ khiến bạn sao nhãng với công việc mà bạn đang làm. Đừng để chi phí cơ hội mà bạn bỏ ra cho vụ việc lớn hơn chút đền bù thêm từ phía nhà cung cấp bảo hiểm dành cho bạn.


(ST)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top