Chị cứ đùa em, Thâm Quyến đúng là quá khứ nó nghèo nhưng giờ riêng mình nó chấp 3 thằng VN.
Từ một làng quê nghèo đói lạc hậu trở thành một đô thị sầm uất, hay từ một thị trấn nhếch nhác lột xác thành phố thị phồn hoa... Mỗi thành phố đều có những câu chuyện lý thú phía sau sự chuyển mình đó.
Cách đây 35 năm, Thâm Quyến là một làng chài và âm thanh ồn ào nhất có lẽ chỉ là tiếng chuông xe đạp. Nhưng ngày nay, đây là đặc khu kinh tế (ĐKKT) phát triển nhất Trung Quốc, với xấp xỉ 11 triệu dân, GDP tới 256 tỷ USD (năm 2014), kim ngạch xuất khẩu đứng đầu Trung Quốc trong 20 năm liên tục.
Thí nghiệm cải cách
Trước năm 1980, Thâm Quyến chỉ có khoảng 30.000 dân. Nhưng kể từ tháng 5-1980, người dân từ mọi miền Trung Quốc bắt đầu đổ xô về đây khi nhà cải cách Đặng Tiểu Bình triển khai kế hoạch chuyển Trung Quốc từ một nền kinh tế tập trung điển hình thành một nhà máy của thế giới như hiện nay.
Làng chài nhỏ gần Hồng Công Thâm Quyến được lựa chọn làm thí nghiệm đầu tiên về ĐKKT, đi lên từ số không. Cả dân Thâm Quyến và Hồng Công cùng có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc. Gần Hồng Công nên Thâm Quyến có thể vừa học hỏi được từ mô hình kinh tế ở Hồng Công, lại vừa có thể cạnh tranh được với đặc khu này.
Ngoài ra, việc biến Thâm Quyến thành ĐKKT còn nhằm chuẩn bị cho thời điểm Anh trao trả Hồng Công về cho Trung Quốc. Những con át chủ bài sáng giá nhất của Trung Quốc khi đó ở Thâm Quyến là mức thuế thấp, thủ tục hành chính đơn giản và nhân công lao động rẻ.
Trong số gần 11 triệu cư dân hiện tại của Thâm Quyến, chỉ có 1/4 có hộ khẩu ở đây, 9 triệu người còn lại là dân di cư. Họ là một phần của "dân số trôi nổi, làm những công việc tạm thời, không có quyền hay khả năng tiếp cận dịch vụ công. "Thâm Quyến là một thành phố được xây dựng dựa trên lao động di cư. Chính quyền ở đó đã luôn luôn áp dụng các chính sách thích ứng với thực tế. Giờ đây người di cư dễ dàng tìm được trường học cho con cái của mình, nhưng vẫn chịu chi phí cao" - Geoffrey Crothall, phát ngôn viên của nhóm vận động chính sách China Labour Bulletin, cho biết.
Những thành phố lột xác (K1): Thâm Quyến đi lên từ làng chài ảnh 1
Thâm Quyến hiện nay là thành phố sầm uất với hơn 11 triệu dân.
Phát triển thần tốc
"Mỗi ngày 1 cao ốc, 3 ngày 1 đại lộ" là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập niên 1990, thể hiện sự tập trung nguồn lực cực lớn cho việc cải tạo Thâm Quyến của chính quyền Trung Quốc. Chính nhờ đó, cơ sở hạ tầng ở Thâm Quyến đã phát triển rất nhanh, từ chỗ chỉ có 1 con đường chính là Lao Jie và phương tiện chủ yếu là xe đạp vào trước năm 1980, đến nay Thâm Quyến đã có hệ thống giao thông cực kỳ hiện đại.
Cảng Thâm Quyến xếp thứ 4 thế giới về khối lượng container (năm 2005). Sân bay Thâm Quyến cách trung tâm thành phố 35km, có các chuyến bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới. Đường sắt và đường bộ hiện đại nối liền với Hồng Công và các thành phố khác của Trung Quốc. Tàu điện ngầm bắt đầu vận hành từ ngày 27-12-2004, có 2 tuyến. Từ Thâm Quyến có thể đi Châu Hải, Ma Cao, Hồng Công, sân bay Chek Lap Kok bằng tàu thủy cao tốc.
Thâm Quyến là ĐKKT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trung bình tới 40% trong giai đoạn từ năm 1981-1993, so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 9,8% của cả nước trong cùng kỳ. Sau đó, tăng trưởng của Thâm Quyến không còn ở mức bùng nổ như vậy, nhưng vẫn rất cao, bình quân 16,3% từ 2001-2005. Từ năm 2012, tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống khoảng 10% mỗi năm.
Sản lượng kinh tế của Thâm Quyến đứng thứ 4 trong số 659 thành phố của Trung Quốc (sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu). Thành phố này được xếp thứ 19 trong Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu năm 2016. Trong khu vực tài chính, các ngân hàng lớn của Trung Quốc như Ngân hàng Ping An và China Merchants Bank có trụ sở tại Thâm Quyến.
Vào năm 2016, GDP của Thâm Quyến đạt 294 tỷ USD, ngang bằng với một tỉnh có quy mô trung bình của Trung Quốc theo tổng số GDP. Tổng sản lượng kinh tế của đặc khu này cao hơn của Bồ Đào Nha, Ireland và Việt Nam. GDP bình quân đầu người là 25.790USD. Hiện tại, Thâm Quyến có 59 tòa nhà cao hơn 200m, bao gồm Trung tâm tài chính cao cấp Ping An (tòa nhà cao thứ 4 trên thế giới - 599m) và tòa nhà Kingkey 100 (tòa nhà cao thứ 14 trên thế giới - 442m).
Bài học kinh nghiệm
Nhờ đâu Thâm Quyến đạt được những thành công này? Thứ nhất, để phát triển cơ sở hạ tầng, ngoài ngân sách phân bổ có hạn của trung ương, Thâm Quyến còn phải tìm nhiều cách để thu hút đầu tư nước ngoài bằng những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư riêng biệt, đơn cử như việc doanh nghiệp đầu tư tại ĐKKT của Thâm Quyến chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 15%/năm, trong khi đó tại các khu vực bên ngoài ĐKKT là 33%/năm.
Đối với doanh nghiệp đồng ý mở trụ sở chính ở thành phố, chính quyền sẽ tặng một khoản kinh phí như một sự chào đón họ đến với Thâm Quyến. Về thuế, chính quyền thực hiện chính sách “2 miễn, 3 giảm”, tức trong 2 năm đầu doanh nghiệp được miễn thuế và 3 năm tiếp theo được giảm thuế. Bên cạnh đó, Thâm Quyến đã tự đưa ra cơ chế chính sách phù hợp, đảm bảo công bằng thị trường cho tất cả nhà đầu tư bao gồm: chế độ, cơ chế, pháp luật…
Thứ hai, việc giải quyết vấn đề con người với ĐKKT. Cụ thể, đối với cán bộ quản lý phải có tố chất nhà chính trị ưu tú, dám nghĩ dám làm, tầm nhìn xa và sách lược, dám đương đầu với rủi ro và quan tâm đến an sinh xã hội. Đây là một trong những điểm quan trọng làm nên thành công của ĐKKT Thâm Quyến như ngày nay. Đối với người lao động, Thâm Quyến tập trung thu hút chất xám bằng nhiều chính sách ưu đãi.
Từ năm 1995 trở đi, Thâm Quyến thu hút rất nhiều nhân tài lĩnh vực công nghệ cao. Việc nhập hộ khẩu đối với đối tượng này tương đối dễ dàng. Ngoài ra, thành phố còn tạo điều kiện cho vợ/chồng các đối tượng này nhập hộ khẩu, tìm việc làm cũng được thành phố hỗ trợ tối đa.
Các trường đại học của Thâm Quyến đối với học hàm tiến sĩ được hỗ trợ 100.000NDT làm công tác nghiên cứu. Đối với lực lượng lao động, Thâm Quyến chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng thông qua đào tạo từ xa, mở các trường đào tạo lao động. Trong một số trường hợp, thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp đào tạo lao động.