- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Chiến thuật - chiến lược trong chiến tranh hiện đại .
Trong 10 năm trở lại đây chúng ta đã thấy những thay đổi vùn vụt về mặt chiến lược - chiến thuật,dựa trên kinh nghiệm đúc kết trong các cuộc chiến nổi bật 10 năm qua như : chiến tranh Irag, Afganistan, Cuộc khủng hoảng Nam Osetia, ... tôi xin nêu 1 vài kinh nghiệm cùng các bạn tham khảo :
- Sức mạnh của không quân : chiến tranh hiện đại tiếp tục chứng kiến sức mạnh của không quân. Không quân đóng nhiều vai trò như Chiếm quyền kiểm soát trên không (Air Superiority , Air Dominace) bằng các loại chiến đấu cơ như F-15, F-14, F-22, Mig-29, Mig-33, Mig-31...
- Sự vượt trội về không quân trên bầu trời của đối phương dọn đường cho các đơn vị không quân hỗ trợ gần như A-10 (Mỹ) hoặc Su-25 hoặc pháo đài bay AC-130 và trực thăng các loại thực hiện các phi vụ oanh tạc tầm gần chặn đứng mũi thiết giáp tấn công cua đối phương(gọi là close air support) hoặc các vị trí phòng thủ nguy hiểm.
- Không quân còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng nưa đó là thực hiện nhiệm vụ chiến tranh điện tử. Nhiệm vụ này được giao cho các đơn vị AWAC (Airborne Warning and Control) .Các cỗ "ra-đa" di động này được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau : nhiễu ra đa đối phương, cảnh bao sớm các đơn vị không quân địch, đóng vai trò như một trung tâm chỉ huy trên không. Trong một số trận chiến quan trọng thì 1 máy bay AWAC có thể quan sát trận chiến từ trên cao, nhận biết vị trí, tương quan lực lượng từ hai phe, nhằm giúp cho các vị tướng đưa ra quyết định quan trọng nhất.
- Trực thăng vận : chiến thuật nổi tiếng có từ thời chiến tranh VN, mặc dù được xem là thất bại nhưng nó vẫn là chiến thuật nòng cốt cua bộ binh Mỹ, tận dụng tối đa sức mạnh cua UH-64 Blackhawk, CH-47 Chinook, CV-22 Osprey. Ưu điểm : tính cơ động thuộc vao hàng cao nhất, khuyết điểm : dễ gây ra tổn thất lớn nếu gặp sự chống trả quyết liệt.
- Trong cuộc xâm lược Irag và Afgannistan vưa qua chúng ta có thể thấy chiến thuật Shock And Awe nổi tiếng cua quân đội Mỹ , trong đó không quân đóng vai trò nòng cốt, lực lượng không quân đi đầu chiếm ưu thế trên không, sau đó là các đợt hoa lực dồn dập từ AH-64 Apache và Corba làm giảm thiểu khả năng phòng thủ cua đối phương, cuối cùng là trực thăng vận đưa các đơn vị thủy quân lục chiến đến nơi xung yếu .
- Sự lên ngôi cua các thiết bị bay không người lái UAV (Unmaned Arm Vehicle) : sự gia tang đáng kể các thiết bị này từ sau cuộc chiến ở Irag từ con số vài trăm lên tới 7000 chiếc đã cho chúng ta thấy sự tiện dụng và đáng sợ cua phương tiện này. Tương đối nhỏ gọn hơn so với 1 chiếc máy bay thông thường, trang bị vũ khí cũng nguy hiểm không kém, điểu khiển từ xa, có thể hoạt động ở độ cao từ 50 đến 5000 m.
- Bạn thử tưởng tượng bạn đang gặp 1 ổ kháng cự quyết liệt cua kẻ thù, và bạn biết chắc rằng chúng nhất quyết không đầu hàng, bạn không thể tấn công từ trực diện hay bên hông, bạn chỉ cần gọi điện thoại về tổng hành dinh, một chiếc UAV bay đến, bắn 1 quả tên lưa xuống, finish ! Thậm chí với các tên lưa hạng nặng và bom mang theo, UAV có thể hoàn toàn tiêu diệt cả những đơn vị thiết giáp hạng nặng.
- UAV còn thay thế những chiếc máy bay U-2 trong việc do thám quân địch, trực tiếp theo dõi trận chiến từ trên không.
- Thiết giáp : vẫn là một phần không thể thiếu trong các cuộc tấn công, nhưng sự lên ngôi cua các dòng máy bay tấn công mặt đất như A-10 , dòng Su-35, AH-64 Apache, Mi-24, Mi-28 hind đã đe doa đến sự an toàn cua các con quái vật này. Quân đội Nga Mỹ ra sức nghiên cứu các thiết bị vô hiệu hoa từ xa tên lưa nhắm vao chiến xa.
- Bộ binh : cuộc chiến hiện đại càng đòi hỏi sự nâng cao về chất lượng và trang bị cho bộ binh, giảm độ giật, tăng sát thương cho súng, nâng cao khả năng liên lạc giưa các đơn vị và khả năng di chuyển là điều các nhà chiến thuật không ngừng tìm kiếm (Mỹ và Nga đề ra chiến lược cho 1 số đơn vị đặc biệt cua mình như SEAL, Ranger, Spetsnaz là có thể triển khai và tác chiến ở bất cứ nơi nao trên thế giới trong 15-20 giờ)