Em mở thớt này để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm nhà Thờ Họ hay Nhà thờ Họ kết hợp nhà Ở hoặc nghỉ cuối tuần. Các cụ có kinh nghiệm gì hay cùng nhau chia sẻ nhé .
Nhà thờ họ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc Thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nới nơi thờ phụng từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ (hay cửa họ).
Nhà thờ họ sẽ được xây cất với quy mô, kiến trúc phụ thuộc vào khả năng tài chính và đóng góp của các suất họ (từng thành viên nam) và theo địa vị xã hội của những người vai vế trong dòng họ.
Phần nội thất: gian giữa thường kiến trúc kiểu mở rộng ra phía tường hậu (chuôi vồ) để xây bệ thờ. Trên bệ thờ đặt các linh toạ hoặc giá gương hoặc (vì tay ngai chạm hình rồng nên còn có tên khác là long ngai). Ngai sẽ là nơi để bài vị tổ tiên hoặc là một ống quyển, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, có phủ nhiễu điều bên ngoài. Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng nhất, nơi mà linh hồn tổ tiên sẽ ngự trị.
Hằng năm, ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để đại bộ phận có xu hướng khuếch đại quan hệ họ hàng", nối lại mối quan hệ lỏng lẻo.[1
Người Công giáo ở VN cũng có hình thức nhà thờ tương tự gọi tên là nhà thờ giáo họ. Có điểm khác biệt là họ trong các dịp quần tụ họ còn hành lễ, thờ phụng Thiên chúa.
Chất liêu làm các công trình nhà thờ họ:
1: Thông thường là gỗ tốt như : lim, sến, táu, soan … nhưng nhược điểm không gian nội thất trật hẹp và vướng cột do khoảng cách giữa các cột gần và có hàng cột trong nhà .
2: ngày nay có thể dùng bê tông và gạch để không gian rộng rãi và bền lâu hơn, không cần có cột trong nhà (Tuy nhiên phương án này sẽ không phù hợp với các cụ thích kiểu truyền thống )
Cấu trúc nhà thờ: thường làm với gian là số lẻ 3 gian, 5 gian. Tùy theo quy mô mà có số gian và kích thước phù hợp.
Hình thức mái : 2 mái, 4 mái, 8 mái, mái chồng mái...vv
Chiều cao tầng: 1 đến 2 tầng tùy công năng sử dụng
Bố cục tổng thể: Chữ nhất , nhị , tam , công, đinh , quốc ...vv
1. Nhà thờ bố cục chữ nhất : chỉ là 1 khối nhà chữ nhật, 1 tầng, 3 gian 2 trái , kết cấu bê tông giả gỗ
2. Nhà thờ chữ nhất : 1 tầng, 5 gian , kết cấu gỗ
3. Nhà thờ bố cục chữ nhất : 1 tầng, 3 gian , kết cấu bê tông kết hợp với gỗ
4. Nhà thờ bố cục chữ nhất : 1 tầng, 3 gian , mái chồng mái
5. Nhà thờ bố cục chữ nhị : chỉ là 2 khối nhà chữ nhật bố cục xong xong với nhau , chữ tam là thêm 1 khối phía sau nữa
6: Nhà thờ bố cục chữ Đinh , 1 Tầng
7: Nhà thờ bố cục chữ Công , 1 Tầng
8: Nhà thờ bố cục chữ nhất , 1 Tầng, 4 mái
9: Nhà Thờ kết hợp nhà Ở bố cục kiểu đình làng , Từ đường nhà 2 Tầng, 4 mái
10: Nhà Thờ kết hợp nhà Ở bố cục kiểu truyền thống đồng bằng Bắc bộ có Thêm nhà Ngang , Từ đường là nhà 2 Tầng bố cục chữ Đinh , 2 mái + mái thái để hàng hiên được rộng nhất
Nhà thờ họ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc Thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nới nơi thờ phụng từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ (hay cửa họ).
Nhà thờ họ sẽ được xây cất với quy mô, kiến trúc phụ thuộc vào khả năng tài chính và đóng góp của các suất họ (từng thành viên nam) và theo địa vị xã hội của những người vai vế trong dòng họ.
Phần nội thất: gian giữa thường kiến trúc kiểu mở rộng ra phía tường hậu (chuôi vồ) để xây bệ thờ. Trên bệ thờ đặt các linh toạ hoặc giá gương hoặc (vì tay ngai chạm hình rồng nên còn có tên khác là long ngai). Ngai sẽ là nơi để bài vị tổ tiên hoặc là một ống quyển, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, có phủ nhiễu điều bên ngoài. Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng nhất, nơi mà linh hồn tổ tiên sẽ ngự trị.
Hằng năm, ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để đại bộ phận có xu hướng khuếch đại quan hệ họ hàng", nối lại mối quan hệ lỏng lẻo.[1
Người Công giáo ở VN cũng có hình thức nhà thờ tương tự gọi tên là nhà thờ giáo họ. Có điểm khác biệt là họ trong các dịp quần tụ họ còn hành lễ, thờ phụng Thiên chúa.
Chất liêu làm các công trình nhà thờ họ:
1: Thông thường là gỗ tốt như : lim, sến, táu, soan … nhưng nhược điểm không gian nội thất trật hẹp và vướng cột do khoảng cách giữa các cột gần và có hàng cột trong nhà .
2: ngày nay có thể dùng bê tông và gạch để không gian rộng rãi và bền lâu hơn, không cần có cột trong nhà (Tuy nhiên phương án này sẽ không phù hợp với các cụ thích kiểu truyền thống )
Cấu trúc nhà thờ: thường làm với gian là số lẻ 3 gian, 5 gian. Tùy theo quy mô mà có số gian và kích thước phù hợp.
Hình thức mái : 2 mái, 4 mái, 8 mái, mái chồng mái...vv
Chiều cao tầng: 1 đến 2 tầng tùy công năng sử dụng
Bố cục tổng thể: Chữ nhất , nhị , tam , công, đinh , quốc ...vv
1. Nhà thờ bố cục chữ nhất : chỉ là 1 khối nhà chữ nhật, 1 tầng, 3 gian 2 trái , kết cấu bê tông giả gỗ
2. Nhà thờ chữ nhất : 1 tầng, 5 gian , kết cấu gỗ
3. Nhà thờ bố cục chữ nhất : 1 tầng, 3 gian , kết cấu bê tông kết hợp với gỗ
4. Nhà thờ bố cục chữ nhất : 1 tầng, 3 gian , mái chồng mái
5. Nhà thờ bố cục chữ nhị : chỉ là 2 khối nhà chữ nhật bố cục xong xong với nhau , chữ tam là thêm 1 khối phía sau nữa
6: Nhà thờ bố cục chữ Đinh , 1 Tầng
7: Nhà thờ bố cục chữ Công , 1 Tầng
8: Nhà thờ bố cục chữ nhất , 1 Tầng, 4 mái
9: Nhà Thờ kết hợp nhà Ở bố cục kiểu đình làng , Từ đường nhà 2 Tầng, 4 mái
10: Nhà Thờ kết hợp nhà Ở bố cục kiểu truyền thống đồng bằng Bắc bộ có Thêm nhà Ngang , Từ đường là nhà 2 Tầng bố cục chữ Đinh , 2 mái + mái thái để hàng hiên được rộng nhất