- Biển số
- OF-693289
- Ngày cấp bằng
- 1/8/19
- Số km
- 1,319
- Động cơ
- 137,315 Mã lực
Trước khi cưới vợ, cũng 1 thời xách xe chạy dọc Nam chí Bắc, đi lang thang mọi miền, từng huyện, chụp từng cột km. Nói chung cũng có nhiều kỉ niệm đẹp. Nãy nhân có bác hỏi kinh nghiệm du lịch miền Tây nên lục facebook của mình về mấy kinh nghiệm đi du lịch chia sẻ cùng các cụ/mợ.
Mọi người thường hay hỏi... về miền Tây đi đâu, mùa nào đẹp? Với mình thì miền Tây là nơi dễ đi, dễ mến, và lúc nào cũng đẹp. Quanh năm luôn có cây lành trái ngọt, món ngon cảnh đẹp để dãi khách phương xa.
# Tháng 01: mùa chim về...
- Về Tràm Chim xem chim về... nhất là loài sếu đầu đỏ quí hiểm. Rồi sẵn đó đi ngắm hoa hoàng đầu ấn cũng hay.
- Cung đường: Sài Gòn - Thạnh Hóa - Tháp Mười - Tràm Chim.
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 02: mùa hoa Tết...
- Ghé những làng hoa Tết nổi tiếng miền Tây như Sa Đéc, Mỹ Tho, Chợ Lách, Vĩnh Long, Hậu Giang...
- Cung đường: Sài Gòn - Mỹ Tho - Chợ Lách - Vĩnh Long - Sa Đéc.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 03: mùa biển gọi...
- Hết một mùa hoa xuân là tới thời điểm người ta đi "ăn ong". Mùa này về U Minh chơi thì không gì bằng. Tháng 3 người ta còn hay nói "bà già đi biển"... mà đi biển phương Nam thì không thể bỏ qua Phú Quốc.
- Cung đường: Sài Gòn - Hà Tiên - Phú Quốc
- Thời gian: 4 ngày.
# Tháng 04: mùa nắng đẹp
- Mùa này biển vẫn đẹp... có thể đi Nam Du, Hà Tiên, Thổ Châu... chơi.
- Cung đường: Sài Gòn - Rạch Giá - Nam Du
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 05: mùa lúa non...
- Mùa này các cánh đồng thường thoang thoảng mùi lúa mới, mạ non kèm mùi đất. Rất miền Tây.
- Cung đường: Sài Gòn - Tháp Mười - Vĩnh Long - Hậu Giang.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 06: mùa trái cây...
- Mùa này tới Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre thì bá cháy. Dưới những tán cây mát rượi, nằm võng nhấm nháp các loại trái cây trong tiếng chim ríu rít thì còn gì hơn.
- Cung đường: Sài Gòn - Mỹ Tho - Chợ Lách - Vĩnh Long.
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 07: mùa sen hồng...
- Về Tháp Mười, ghé Tịnh Biên
- Cung đường: Sài Gòn - Tháp Mười - Tịnh Biên.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 08: mùa lúa chín, mùa len trâu...
- Về Long An, Vĩnh Long.
- Cung đường: Sài Gòn - Cần Đước - Vĩnh Long.
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 09: mùa nước nổi...
- Thì ghé Hồng Ngự Tân Châu, Trà Sư, Đồng Tháp Mười.
- Cung đường: Sài Gòn - Tân Châu - Trà Sư - Tháp Mười.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 10: mùa lễ hội
- Có đua bò Bảy Núi ở An Giang.
- Cung đường: Sài Gòn - Bảy Núi
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 11: lễ hội Ok-Om-Bok
- Đua ghe ngo thì về Sóc Trăng, Trà Vinh.
- Cung đường: Sài Gòn - Sóc Trăng - Trà Vinh
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 12: chuẩn bị đón năm mới
- Về Bạc Liêu, lang thang Cần Thơ xem Tây Đô chuẩn bị Tết rực rỡ ánh đèn, về chơi chợ nổi.
- Cung đường: Sài Gòn - Cần Thơ
- Thời gian: 3 ngày.
----- ----- -----
Đây là những cung đường, lịch trình, thời gian... tương đối. Tùy vào quỹ thời gian và sở thích của mỗi người là khác nhau nên tham khảo thôi chứ đi lúc nào, bao lâu, đường nào là tùy mình nha bà con ^_^.
01/ Đầu tiên phải kể đến là LONG AN, 62, là tỉnh nằm sát với Sài Gòn.
"Miền Tây quê hương ai về, ai nhớ, ai thương,
Vừa qua Long An, Chợ Đào hương lúa còn vương...".
Cần Đước có gì ta? Cần Đước có gạo Nàng Thơm - Chợ Đào nổi tiếng, có bến đò Long Hựu xưa, có phà Mỹ Lợi xưa, có kinh Nước Mặn, có sông Vàm Cỏ, có đồn Rạch Cát... có nhà trăm cột, có lạp xưởng tươi, có đờn ca tài tử...
Có ai đã từng một lần về miền Tây từ miền Đông mà không phải Long An. Dù về miền Tây bằng đường bộ, đường sông... thì vẫn đều phải qua Long An. Nhưng điều đặc biệt là... dù là một tỉnh miền Tây nhưng Long An có 2 dòng sông chảy ngang qua nhưng đều không bắt nguồn từ dòng Mekong như các tỉnh miền Tây khác mà lại bắt nguồn từ dòng sông Đồng Nai, đó là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Tây Ninh chảy qua địa phận của tỉnh Long An ở tỉnh Bến Lức. Tại đây Vàm Cỏ Đông gặp Vàm Cỏ Tây, hợp lưu 2 nhánh rồi chảy tới huyện Cần Đước, lại hợp lưu với sông Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông. Vàm Cỏ Tây chảy từ Mộc Hóa, Vĩnh Hưng... hợp với nhiều kinh rạch ở vùng Đồng Tháp Mười rồi chảy ngoằn ngèo về phía Đông. Do có nhiều đoạn uốn lượn hơn Vàm Cỏ Đông, nên dòng chảy của Vàm Cỏ Tây êm đềm hơn.
Người ta thường có câu "gạo Cần Đước, nước Đồng Nai" để nói về một vùng đất từng sản xuất ra một loại gạo ngon nức tiếng để tiến vua, đó là gạo Nàng Hương - Chợ Đào. Loại gạo này có nguồn gốc từ xã Mỹ Lệ, vùng đất nằm giữa sông Vàm Cỏ và Rạch Cát. Chỉ có trồng ở đây, lúa gạo mới có mùi thơm ngạt ngào như vậy, chứ giống này đem đi nơi khác là mất mùi. Mà gạo này chỉ trồng được 1 vụ mỗi năm. Thời nay do áp lực kinh tế, lúa cao sản rồi bón phân, các loại tưới tiêu chăm bón đã làm giảm đáng kể mùi hương của loại gạo này, từ đó danh tiếng dần mai một của một loại gạo nức tiếng một thời.
----- Bài hát nổi tiếng về Long An -----
- Tôi yêu Long An
- Về Long An
----- Người con nổi tiếng của Long An -----
- NSƯT Mỹ Châu (Nguyễn thị Mỹ Châu).
- NSƯT Minh Vương (Nguyễn văn Vưng).
Mọi người thường hay hỏi... về miền Tây đi đâu, mùa nào đẹp? Với mình thì miền Tây là nơi dễ đi, dễ mến, và lúc nào cũng đẹp. Quanh năm luôn có cây lành trái ngọt, món ngon cảnh đẹp để dãi khách phương xa.
# Tháng 01: mùa chim về...
- Về Tràm Chim xem chim về... nhất là loài sếu đầu đỏ quí hiểm. Rồi sẵn đó đi ngắm hoa hoàng đầu ấn cũng hay.
- Cung đường: Sài Gòn - Thạnh Hóa - Tháp Mười - Tràm Chim.
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 02: mùa hoa Tết...
- Ghé những làng hoa Tết nổi tiếng miền Tây như Sa Đéc, Mỹ Tho, Chợ Lách, Vĩnh Long, Hậu Giang...
- Cung đường: Sài Gòn - Mỹ Tho - Chợ Lách - Vĩnh Long - Sa Đéc.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 03: mùa biển gọi...
- Hết một mùa hoa xuân là tới thời điểm người ta đi "ăn ong". Mùa này về U Minh chơi thì không gì bằng. Tháng 3 người ta còn hay nói "bà già đi biển"... mà đi biển phương Nam thì không thể bỏ qua Phú Quốc.
- Cung đường: Sài Gòn - Hà Tiên - Phú Quốc
- Thời gian: 4 ngày.
# Tháng 04: mùa nắng đẹp
- Mùa này biển vẫn đẹp... có thể đi Nam Du, Hà Tiên, Thổ Châu... chơi.
- Cung đường: Sài Gòn - Rạch Giá - Nam Du
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 05: mùa lúa non...
- Mùa này các cánh đồng thường thoang thoảng mùi lúa mới, mạ non kèm mùi đất. Rất miền Tây.
- Cung đường: Sài Gòn - Tháp Mười - Vĩnh Long - Hậu Giang.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 06: mùa trái cây...
- Mùa này tới Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre thì bá cháy. Dưới những tán cây mát rượi, nằm võng nhấm nháp các loại trái cây trong tiếng chim ríu rít thì còn gì hơn.
- Cung đường: Sài Gòn - Mỹ Tho - Chợ Lách - Vĩnh Long.
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 07: mùa sen hồng...
- Về Tháp Mười, ghé Tịnh Biên
- Cung đường: Sài Gòn - Tháp Mười - Tịnh Biên.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 08: mùa lúa chín, mùa len trâu...
- Về Long An, Vĩnh Long.
- Cung đường: Sài Gòn - Cần Đước - Vĩnh Long.
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 09: mùa nước nổi...
- Thì ghé Hồng Ngự Tân Châu, Trà Sư, Đồng Tháp Mười.
- Cung đường: Sài Gòn - Tân Châu - Trà Sư - Tháp Mười.
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 10: mùa lễ hội
- Có đua bò Bảy Núi ở An Giang.
- Cung đường: Sài Gòn - Bảy Núi
- Thời gian: 2 ngày.
# Tháng 11: lễ hội Ok-Om-Bok
- Đua ghe ngo thì về Sóc Trăng, Trà Vinh.
- Cung đường: Sài Gòn - Sóc Trăng - Trà Vinh
- Thời gian: 3 ngày.
# Tháng 12: chuẩn bị đón năm mới
- Về Bạc Liêu, lang thang Cần Thơ xem Tây Đô chuẩn bị Tết rực rỡ ánh đèn, về chơi chợ nổi.
- Cung đường: Sài Gòn - Cần Thơ
- Thời gian: 3 ngày.
----- ----- -----
Đây là những cung đường, lịch trình, thời gian... tương đối. Tùy vào quỹ thời gian và sở thích của mỗi người là khác nhau nên tham khảo thôi chứ đi lúc nào, bao lâu, đường nào là tùy mình nha bà con ^_^.
01/ Đầu tiên phải kể đến là LONG AN, 62, là tỉnh nằm sát với Sài Gòn.
"Miền Tây quê hương ai về, ai nhớ, ai thương,
Vừa qua Long An, Chợ Đào hương lúa còn vương...".
Cần Đước có gì ta? Cần Đước có gạo Nàng Thơm - Chợ Đào nổi tiếng, có bến đò Long Hựu xưa, có phà Mỹ Lợi xưa, có kinh Nước Mặn, có sông Vàm Cỏ, có đồn Rạch Cát... có nhà trăm cột, có lạp xưởng tươi, có đờn ca tài tử...
Có ai đã từng một lần về miền Tây từ miền Đông mà không phải Long An. Dù về miền Tây bằng đường bộ, đường sông... thì vẫn đều phải qua Long An. Nhưng điều đặc biệt là... dù là một tỉnh miền Tây nhưng Long An có 2 dòng sông chảy ngang qua nhưng đều không bắt nguồn từ dòng Mekong như các tỉnh miền Tây khác mà lại bắt nguồn từ dòng sông Đồng Nai, đó là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Tây Ninh chảy qua địa phận của tỉnh Long An ở tỉnh Bến Lức. Tại đây Vàm Cỏ Đông gặp Vàm Cỏ Tây, hợp lưu 2 nhánh rồi chảy tới huyện Cần Đước, lại hợp lưu với sông Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông. Vàm Cỏ Tây chảy từ Mộc Hóa, Vĩnh Hưng... hợp với nhiều kinh rạch ở vùng Đồng Tháp Mười rồi chảy ngoằn ngèo về phía Đông. Do có nhiều đoạn uốn lượn hơn Vàm Cỏ Đông, nên dòng chảy của Vàm Cỏ Tây êm đềm hơn.
Người ta thường có câu "gạo Cần Đước, nước Đồng Nai" để nói về một vùng đất từng sản xuất ra một loại gạo ngon nức tiếng để tiến vua, đó là gạo Nàng Hương - Chợ Đào. Loại gạo này có nguồn gốc từ xã Mỹ Lệ, vùng đất nằm giữa sông Vàm Cỏ và Rạch Cát. Chỉ có trồng ở đây, lúa gạo mới có mùi thơm ngạt ngào như vậy, chứ giống này đem đi nơi khác là mất mùi. Mà gạo này chỉ trồng được 1 vụ mỗi năm. Thời nay do áp lực kinh tế, lúa cao sản rồi bón phân, các loại tưới tiêu chăm bón đã làm giảm đáng kể mùi hương của loại gạo này, từ đó danh tiếng dần mai một của một loại gạo nức tiếng một thời.
----- Bài hát nổi tiếng về Long An -----
- Tôi yêu Long An
- Về Long An
----- Người con nổi tiếng của Long An -----
- NSƯT Mỹ Châu (Nguyễn thị Mỹ Châu).
- NSƯT Minh Vương (Nguyễn văn Vưng).
Chỉnh sửa cuối: