[Funland] Chia sẻ về kinh nghiệm Phòng và Điều trị bệnh Tai biến!

dp090x

Xe tăng
Biển số
OF-152580
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,458
Động cơ
365,710 Mã lực
Thưa các cụ mợ,
Gia đình em đã kinh qua 2 trường hợp bị tai biến mạch máu não, nhiều năm chăm sóc và điều trị nên có 1 số kinh nghiệm muốn chia sẻ với các cụ để phòng tránh, điều trị kịp thời. Đây là 1 bệnh khá phổ biến ở người già và là một trong số ít các bệnh nếu đã bị thì phải giữ gìn đến cuối đời, người bệnh có thể phải đối diện với tình trạng tổn thương 1 số chức năng nhất định. Trường hợp nặng đến mức liệt giường sẽ là một nỗi khổ vô cùng cực đối với người bệnh và người nhà.
Em xin chia sẻ về trường hợp của 2 cụ nhà em để các cụ mợ hiểu:
Kinh nghiệm thứ 1 - Mẹ vợ em:
- Bà thể người gầy, tim mạch huyết áp bình thường, thậm chí rất chuẩn, rồi tự dưng bị đột quỵ (trước khi em lấy gấu nhà em). Khi bị theo kinh nghiệm thông thường mọi người nghĩ là cảm gió và đánh gió, sau đó mới đưa ra Bạch Mai, tại BV họ điều trị theo tây y, sau khi ổn định thì phục hồi chức năng, theo chuẩn đoán của bệnh viện thì bà thuộc thể nhẹ, về lý thuyết có thể hồi phục được 100%. Nhưng di chứng để lại cho bà nhà em lại khá nặng: 1 bên chân và tay không hoạt động được bình thường, chân thấp chân cao. Nói chung vẫn nhanh nhẹn và ổn, chỉ không được mỹ quan lắm khi đi lại.
- Được chừng khoảng 4 năm, trong 1 lần khám sức khoẻ định kỳ lại phát hiện ra cụ bị tiểu đường, bsi nói có thể do não tổn thương nên ảnh hưởng đến các hoạt động nội tiết. Đây là 1 trong những di chứng phức tạp của bệnh tai biến.
- Được khoảng 1 năm sau, cụ lại bị tái phát nhưng gđ em không biết vì cụ chỉ có biểu hiện là nhịp tim lên cao, còn huyết áp lại bình thường. GĐ em đưa cụ vào BV Xây dựng - đây là sai lầm lớn nhất, nằm viện chừng 10 ngày tim ổn định BV cho cụ về. Nào ngờ về được 2 hôm thì cụ đột quỵ, lúc đấy gđ em mới đưa vào Bạch Mai. Lần này bà bị đa ổ, gần như bại hẳn 1 bên não, may mắn gđ em mới được mách đến thuốc đặc trị của TQ và mua cho cụ uống. Khoảng 1 tuần thì BV cho cụ nhà em ra viện nhưng tình trạng rất thảm hại, k tự đi lại ăn uống được, cụ được ra viện mà cả nhà hết sức bi quan. Ông anh vợ thì chạy đi mua ngay cho cụ 1 cái xe lăn.
- Tìm tòi đủ các thông tin, gđ em được giới thiệu đến 1 bsi Đông Y. GĐ em mời bsi tới nhà điều trị mà cũng k dám hy vọng gì nhiều. Nhưng thần kỳ là chỉ sau 3 lần châm cứu bấm huyệt thì cụ nhà em đã dậy và đi men quanh giường được, khoảng 1 tháng sau thì cụ bình phục được khoảng 70% so với trước đó. Cái xe lăn ông anh thế là không phải dùng đến.

Qua lần này cả gđ em mới biết được 1 số kinh nghiệm do bsi kia truyền đạt:

1> Giờ vàng cho người bị tai biến: Khi bị tai biến sẽ gây tắc nghẽn mạch máu não, máu không được cung cấp để nuôi dưỡng tế bào não --> tổn thương hoặc chết tế bão não. Nếu tổn thương có thể hồi phục được còn nếu đã chết chắc chắn không thể làm cho nó sống lại được. Vì thế "thời gian" là quan trọng nhất: 4 giờ đầu sau khi bị tai biến là giờ vàng, có thể hồi phục được hoàn toàn; Từ 4-8h khả năng hồi phục vẫn cao nhưng khó có thể hồi phục 100%; Quá 8h thì rất khó xác định.

2> Điều trị:
- Tránh va chạm hoặc tác động vào vùng não sau khi bị tai biến, nhiều TH đánh gió có thể gây tử vong do xuất huyết não.
- Thuốc đông Y đặc trị của TQ hoăc Triều Tiên được chứng thực là rất có hiệu quả giúp ngăn chặn và phục hồi vùng bị tổn thương.
- Nên điều trị kết hợp Đông Y - Tây Y ngay từ đầu vì: phác đồ điều trị của Tây Y là sẽ ngăn chặn trước, sau khi ổn định mới tiến hành phục hồi chức năng --> bỏ qua mất giờ vàng, qua thời gian này các tế bào não bị tổn thương sẽ chết hẳn, chỉ có thể phục hồi được phần hoạt động cơ thể chứ không thể làm tế bào não sống lại được.

3> Phòng ngừa:
Bệnh này không thể phòng ngừa như những bệnh khác nhưng do yếu tố đặc biệt về thời gian điều trị có thể phòng ngừa tích cực bằng việc mua trước thuốc đông dược, trong TH nếu xảy ra cho người nhà uống ngay. Nếu không có sẵn thuốc, rất khó có thể nhận định được bệnh và mua được thuốc trong vòng 4h.
Ngoài ra, có 1 loại thuốc Tây Y tiêm hàng năm cho người già có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và giảm 1 phần nguy cơ tai biến, đột quỵ.

Kinh nghiệm thứ 2 - Bố đẻ em: ông không béo thậm chí gầy nhưng có tiền sử cao huyết áp..

(em xin phép viết tiếp sau ạ).
 

dongphong09

Xe tải
Biển số
OF-86338
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
268
Động cơ
411,540 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phibuiof.cf
cụ viết tiếp kinh nghiệm thứ 2 đi, bố đẻ em cũng bị tai biến lần 2 rồi, hic hic.
 

dp090x

Xe tăng
Biển số
OF-152580
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,458
Động cơ
365,710 Mã lực
Kinh nghiệm thứ 2 - Bố đẻ em:
- Ông không béo thậm chí gầy nhưng bị cao huyết áp, các lần đi khám sức khỏe đều đo huyết áp, lần thì ~130 có lần ~150, cũng không có kinh nghiệm nên em nghĩ bình thường, với lại cũng chưa bao giờ ông bị choáng hay đỏ mặt vì huyết áp tăng, rượi bia vẫn uống bt.
- Từ kinh nghiệm của mẹ vợ, em mua sẵn thuốc để ở nhà cho ông bà, ông bà em sống ở quê cách HN chưa đến 30km. Một buổi sáng CN em nhận được điện thoại của mẹ em nói ông ra vườn tưới bị dính gió, em hỏi tình trạng thế nào thì bà nói ông bt chỉ ngượng chân tay, ăn cơm hơi khó. Linh tính cho em thấy là không ổn vội vàng phi về, bảo ông dậy thử đi lại cho em xem, nhìn chân ông đi em chắc đến 90% là bị tai biến rồi! Em lấy ngay 1 viên thuốc cho ông uống, xem lại thời gian từ lúc ông ra vườn về khoảng gần 3h, em khá yên tâm. Lái xe đưa ông ra HN mà đầu óc em mông lung tìm nguyên nhân: ông mới hơn 60, nhanh nhẹn, chẳng chịu ngồi yên chỗ nào bao giờ, tính tình hiền lành, ít nổi nóng, ít ốm đau, bia rượi có uống nhưng chỉ đôi ba chén, e cũng chưa thấy ông say bao giờ, khám sức khỏe đều, năm nào cũng đi an dưỡng (ông em là quân nhân) ...chả có lý do gì cả, đầu em k hề nghi cho huyết áp.
- Em đưa thẳng ông đến phòng chụp cắt lớp, trong thời gian chờ đợi em gọi cho ông bsi chữa cho mẹ vợ em, lấy kết quả xong em đưa ông về nhà nằm nghỉ, lúc này ông vẫn còn choáng, đi không vững, phải dìu, 1 chân bước xiêu vẹo gần như kéo rê.
- Tầm hơn 4h chiều ông bsi đến tiêm thuốc tây, châm cứu bấm huyệt kèm theo thuốc bắc uống hàng ngày. Cứ như thế khoảng 2 hôm sau thì ông đi lại được, ăn cơm gần như bt, thậm chí ông còn cười bảo tao khỏi rồi, cho tao về quê nhưng em biết đấy chỉ là cảm giác của ông thôi, lúc đầu tiến triển rất nhanh càng về sau tốc độ càng chậm. Dù vậy, cả gđ em tràn trề hy vọng ông bình phục hoàn toàn vì đã xử lý kịp thời, tình trạng hiện tại cũng rất khả quan. Khoảng 5 ngày sau thì ông bsi bảo ông ổn định rồi và đi lại được, cho ông tập nhẹ nhàng, hàng ngày đưa ông đến nhà điều trị cho tiện.
- Cứ như vậy tầm hơn 20 ngày, rồi qua 1 tháng, đến 40 ngày, ông gần như không tiến triển thêm, chân đi vẫn hơi vẩy, chậm, tay đôi khi có cảm giác tê. Em ngồi nói chuyện với ông bsi cùng tìm phương án, ông ấy nói đa số các TH như ông thậm chí nặng hơn hồi phục hoàn toàn, 1 TH điển hình điều trị cùng đợt ông nhà em là bà cụ bị tai biến lại, k dậy được, con cháu phải cho vào cáng khiêng thế mà chỉ 3 tuần đã bình phục, đi lại bt. Cũng có 1 số TH bình phục chậm, thậm chí kéo dài đến 6 tháng - 1 năm kiên trì tập luyện mới khỏi. Em đưa ông về với suy nghĩ ông sẽ bình phục dần, không phải điều trị nữa, ông cũng sốt ruột quá rồi, cho ông về quê nghỉ ngơi biết đâu lại khỏi.
- Tối đó em nằm nghĩ: mình đã đề phòng, đã xử lý sớm, tại sao không được? Chẳng lẽ lại là số, em k tin lắm, sáng hôm sau dậy em ngồi lân la nói chuyện với ông, hỏi ông về ngày hôm trước khi bị ông đi đâu làm gì, ăn uống, ngủ .... lúc đó ông mới nói chiều hôm trước ông chỉ thấy người hơi khác nên ông không đi tập thể dục... Em té ngửa, như vậy là ông bị từ chiều hôm trước, rất nhẹ nhưng ông không nói cũng không ai biết, đến hôm sau có thể do ông không nghỉ ngơi mà vẫn hoạt động bình thường mới dẫn đến bị nặng hơn. Đúng là người tính không bằng trời tính.
- Sau đó em đưa ông về quê, dặn dò cả 2 ông bà đo huyết áp, ghi sổ, uống thuốc hàng ngày, chế độ ăn uống tập luyện.... Sau khoảng 5 tháng ông cũng gần như k tiến triển gì, cả nhà vẫn động viên ông. Huyết áp ông cũng khá ổn định 120-130/90.
- Rồi một ngày cuối tháng 10, tầm thứ 3 thứ 4 gì đó, ông anh ở nhà lại gọi điện ra bảo ông sáng này dậy bị chóng mặt, đo huyết áp lên đến hơn 160, đã cho uống thuốc hạ huyết áp khẩn cấp và uống 1 viên thuốc đặc trị tai biến, hiện tại đã ổn, ông không sao, k có dấu hiệu gì khác thường. Em nghe nói vậy cũng phần nào yên tâm, hơn nữa gọi điện về thấy ông bảo tao đang hái rau, k sao đâu, bụng nghĩ chắc thay đổi thời tiết huyết áp ông lên tý thôi.
- Tối đó ăn cơm xong, k biết nghĩ thế nào bụng bảo dạ về quê cái, thế là lôi xe phi về, vừa cho thư thái đầu óc vừa nắm tình hình ông. Về đến nhà, lấy máy ra đo huyết áp, xem thuốc thang của ông sắp hết chưa mới giật mình: Sao còn nhiều thuốc thế này ông ơi?, ông nhà em bảo tao đo hàng ngày thấy bt nên k uống, hôm nào cao tao mới uống, thuốc gần 10k/1v .... Em bực quá tuôn ra 1 thôi 1 hồi về lý thuyết, kinh nghiệm bệnh huyết áp, bsi dặn thế nào ....
- Thực tế thấy ông gần như không có hiện tượng gì, nhưng em lo cứ thế này, các cụ mà chủ quan có ngày nguy nên nghĩ bụng phải cho ông bà ra HN 1 trận nữa để ông biết sợ. Với lại ông k uống thuốc huyết áp đều nên cần đi kiểm tra lại cho chắc. Ông một mực không chịu đi, em lại làm 1 bài phân tích tại sao phải đi kiểm tra .... nói 1 hồi em mới thấy ngoài việc ngại ra HN thì 1 lý do nữa là ngại phiền con cháu, điều trị tốn kém (mặc dù trong suốt quá trình ở HN em dặn ông bsi không được nói chi phí điều trị cho ông nhà em biết nhưng ông vẫn biết thôgn qua các bệnh nhân khác). Biết tâm tư của ông em mới lấy cho ông ví dụ về mẹ vợ, ông bác vợ để ông thấy được những rủi ro, di chứng nếu tai biến k được điều trị kịp thời. Chốt hạ thêm em bảo, ông cứ được như bây giờ là bọn con quá sướng, chứ ông mà nằm 1 chỗ thì bọn con còn khổ hơn gấp trăm nghìn lần .... Thế là ông đi theo em.
- Kế hoạch của em đưa ông ra sẽ cho đến ông bsi đông y để châm cứu bấm huyệt (dù em nghĩ ông k bị tai biến lại và điều trị cũng chẳng hiệu quả)+ lấy cho ông 1 thang thuốc bổ, mục đích chính là để ông bsi dọa thêm cho ông sợ, bớt tính chủ quan đi. Đồng thời, tìm cách câu thêm thời gian để ông ở ngoài này nhằm nghe ngóng rõ hơn tình hình sức khỏe ông, vì vậy em lên lịch đi kiểm tra cho ông nhưng cứ lùi lại lấy lý do chưa hẹn được bsi, bận họp ... Thấy ông nhấp nhổm nói cuối tuần tao về đấy, em mới vội vàng bảo con hẹn bsi thứ 2 đi chụp cổng hưởng từ với .... rồi, ông về để cuối tuần sau con đưa về (nghĩ thế là được thêm 1 tuần, e chỉ cần kéo sang thứ 2 thôi mà).
- Thứ 2 cũng đưa ông đi chụp cộng hưởng từ thật, đòn tâm lý là chính, đưa ông ra 92 THĐ chụp, máy đấy lại của anh bạn bên Việt Đức, trước khi đi gọi cho a bạn để phòng TH đông, chụp xong anh bạn lại không cho nhân viên ở đấy lấy tiền, cũng tiết kiệm được 1 món dù hơi ngại. Tối đó mang chai rượu đến nhà ông ấy, cả phim chụp để nhờ xem luôn, tiện thể bù khú tý. Anh bạn xem phim xong em ứ họng không muốn uống nữa, hẹn ông ấy dịp khác.
- Phim chụp cộng hưởng từ rất rõ nét, thậm chí biết chính xác ổ nào mới, ổ nào cũ... ông nhà em lại bị thêm mấy ổ mới, cũng nhỏ thôi nhưng tình hình như vậy là rất nguy hiểm. Em đoán sở dĩ lần này ông không sao là uống thuốc hạ ngay huyết áp và có thêm hỗ trợ của viên thuốc đông y kia. Sáng hôm sau, theo lời khuyên a bạn bsi, em đưa tiếp ông lên VĐ siêu âm động mạch cảnh xem có vấn đề không, rất may là không sao. Vấn đề còn lại là làm thế nào để chiến đấu và gìn giữ cho ông sau này?
- Tối đó em quyết định gọi ông anh ở nhà ra, cả nhà ngồi họp và nói rõ tình trạng của ông, sự phức tạp của nhồi máu đa ổ, những nguy cơ nếu người bệnh chủ quan, vừa lý thuyết vừa lấy thực tế để dọa... Kết luận là ông phải ờ ngoài HN với con, khi nào ông ổn hẳn và ý thức rõ bệnh của mình thì mới có thể về quê, thi thoảng sẽ cho ông về chơi. Mọi người đều tán thành còn ông thì im, như vậy coi như xong bước đầu. Em k biết thời gian chiến đấu vất vả với bệnh tật của ông còn được bao lâu nhưng em rất hy vọng là dài hay đủ dài!

Kinh nghiệm em rút ra sau lần này:
- Các cụ già cần khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên kiểm tra huyết áp, tim mạch (sau vụ ông nhà em, em mua cho mỗi chú bác một cái máy đo huyết áp để đề phòng).
- Nếu có tiền sử cao huyết áp, phải có thuốc phòng ngừa khẩn cấp và thuốc uống hàng ngày + thường xuyển kiểm tra tác dụng của thuốc để đổi sang loại khác. Đặc biệt TH huyết áp lên xuống, lúc cao lúc thấp, phải có bsi chuyên để điều trị cho ổn định, vì đây là TH nguy hiểm và nguy cơ tai biến cao nhất.
- Người bị tai biến phần nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng ý thức, cơ chế phòng vệ của cơ thể, vì thế sự nhắc nhở vận động của người thân là rất cần thiết, không nên để người bệnh tự tập luyện mà nên cùng người bệnh thực hiện các chế độ tập luyện đề nắm bắt, điều chỉnh cho phù hợp.
- Không được để người bệnh ngủ li bì hay ngủ lúc nào tùy thích, vì đây là 1 bệnh lý của chứng tai biến, cần theo dõi giấc ngủ và gọi người bệnh dậy theo giờ giấc.
- Không nên cười hay phê phán những biểu hiện, hành động bất bình thường của người bệnh một cách thái quá.
- Sự đồng thuận, nhất quán trong cả gđ là rất quan trọng với việc điều trị của người bệnh, nếu trong gđ mỗi người một ý, một sách sẽ dễ làm người bệnh mất phương hướng, niềm tin vào liệu pháp điều trị. Thậm chí nay thầy nọ, mai thuốc kia sẽ bỏ qua mất khoảng thời gian đầu vô cùng quý giá.

Đây là những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn của em, mong rằng sẽ được các cụ mợ chia sẻ thêm!
 

dongphong09

Xe tải
Biển số
OF-86338
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
268
Động cơ
411,540 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phibuiof.cf
bố em bị tai biến lần thứ 2, lần đầu thì bị tai biến nhẹ, lần thứ 2 thì bị xuất huyết não, nằm viện Bạch Mai điều trị gần 1 tháng thì xuất viện. Song tay phải gần như bị liệt hoàn toàn nhưng vẫn đi lại được nhưng người yếu. Cụ nhà em uống thuốc duy trì huyết áp hàng ngày. Tuy nhiên, thi thoảng cụ kêu chóng mặt và mệt lả (khoảng trên dưới 10 ngày lại bị một lần) nên chỉ có nằm giường ko đi lại được (đo huyết áp thì ko tăng hoặc chỉ tăng nhẹ), khoảng gần 1 tuần thì triệu chứng đó lại khỏi. Bác cho em hỏi là có thuốc nào trị chứng chóng mặt của cụ nhà em ko ?
 

dp090x

Xe tăng
Biển số
OF-152580
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,458
Động cơ
365,710 Mã lực
bố em bị tai biến lần thứ 2, lần đầu thì bị tai biến nhẹ, lần thứ 2 thì bị xuất huyết não, nằm viện Bạch Mai điều trị gần 1 tháng thì xuất viện. Song tay phải gần như bị liệt hoàn toàn nhưng vẫn đi lại được nhưng người yếu. Cụ nhà em uống thuốc duy trì huyết áp hàng ngày. Tuy nhiên, thi thoảng cụ kêu chóng mặt và mệt lả (khoảng trên dưới 10 ngày lại bị một lần) nên chỉ có nằm giường ko đi lại được (đo huyết áp thì ko tăng hoặc chỉ tăng nhẹ), khoảng gần 1 tuần thì triệu chứng đó lại khỏi. Bác cho em hỏi là có thuốc nào trị chứng chóng mặt của cụ nhà em ko ?
Em không phải chuyên môn và thiếu thông tin về tình trạng ông nhà cụ khi bị chóng mặt thì huyết áp, tim mạch thế nào nên khó trả lời, nhưng theo em có 2 khả năng:
- Chóng mặt và mệt lả có thể do máu lên não kém, do bị tắc nghẽn hoặc tim không bơm lên được
- Đường huyết xuống
Theo em cụ nên cho ông đi kiểm tra mấy vấn đề:
- Siêu âm động mạch cảnh (vùng cổ) vì động mạch này liên quan rất nhiều đến huyết áp
- Kiểm tra đường huyết, nếu ông nhà cụ bị lâu có thể biến chứng sinh ra tiểu đường

Ngoài ra, cụ nên theo dõi xem khi ông mệt có xuất mồ hôi không, nhịp tim có tăng không, huyết áp ntn.... Cụ cũng thử đổi thuốc khác cho ông xem phản ứng thế nào? Nữa là khi uống thuốc huyết áp hàng ngày cũng có tác dụng phụ của thuốc nên thi thoảng cụ nên cắt thêm thuốc bắc để bồi bổ và giải độc.
Không biết nhà cụ có xa không, nếu không xa có thể đưa đến ông bsi em đang theo, nếu không quá muộn ông nhà cụ có thể đi lại được. Mẹ vợ em trước ở Bạch Mai về không dậy được, ngồi phải có người đỡ sau lưng, lần đó bị cũng là lần thứ 3 mà sau điều trị vẫn đi lại trong nhà được.
 

dongphong09

Xe tải
Biển số
OF-86338
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
268
Động cơ
411,540 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phibuiof.cf
Em không phải chuyên môn và thiếu thông tin về tình trạng ông nhà cụ khi bị chóng mặt thì huyết áp, tim mạch thế nào nên khó trả lời, nhưng theo em có 2 khả năng:
- Chóng mặt và mệt lả có thể do máu lên não kém, do bị tắc nghẽn hoặc tim không bơm lên được
- Đường huyết xuống
Theo em cụ nên cho ông đi kiểm tra mấy vấn đề:
- Siêu âm động mạch cảnh (vùng cổ) vì động mạch này liên quan rất nhiều đến huyết áp
- Kiểm tra đường huyết, nếu ông nhà cụ bị lâu có thể biến chứng sinh ra tiểu đường

Ngoài ra, cụ nên theo dõi xem khi ông mệt có xuất mồ hôi không, nhịp tim có tăng không, huyết áp ntn.... Cụ cũng thử đổi thuốc khác cho ông xem phản ứng thế nào? Nữa là khi uống thuốc huyết áp hàng ngày cũng có tác dụng phụ của thuốc nên thi thoảng cụ nên cắt thêm thuốc bắc để bồi bổ và giải độc.
Không biết nhà cụ có xa không, nếu không xa có thể đưa đến ông bsi em đang theo, nếu không quá muộn ông nhà cụ có thể đi lại được. Mẹ vợ em trước ở Bạch Mai về không dậy được, ngồi phải có người đỡ sau lưng, lần đó bị cũng là lần thứ 3 mà sau điều trị vẫn đi lại trong nhà được.
Cám ơn những thông tin trên của cụ, để em đưa ông cụ của em đi siêu âm động mạch cảnh và kiểm tra đường huyết xem như thế nào
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top