- Biển số
- OF-65954
- Ngày cấp bằng
- 10/6/10
- Số km
- 359
- Động cơ
- 438,390 Mã lực
- Nơi ở
- OF Yên Bái
- Website
- huyblog.violet.vn
Kính thưa các cụ, các mợ!
Mới chỉ đọc tên bài báo "Vắt vẻo cuộc mưu sinh" đã khiến chúng tôi động lòng thương cho các em nhỏ xã Pá Lau (Trạm Tấu - Yên Bái):
Bước đầu, chi hội đã bàn bạc, lên kế hoạch và phác thảo được chương trình hành động.
Chi Hội đã mời được Công đoàn Ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái và Công đoàn trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Yên Bái quyên góp, ủng hộ.
Chủ tịch và một số thành viên của chi hội đã lên thực tế tại trường ngày 16/9/2011
[video=youtube;44KTLSVBPYY]http://www.youtube.com/watch?v=44KTLSVBPYY&feature=player_embedded[/video]
Trong thời gian tới, Chi hội sẽ tiếp tục thống nhất chính thức ngày lên đường và sẽ có thông báo tới các thành viên và các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm.
Chúng tôi rất mong các tổ chức đoàn thể, các chi hội OF và các nhà hảo tâm cùng chung sức với Chi hội OF Yên Bái để đem hơi ấm đến cho các em học sinh xã Pá Lau, xua tan giá lạnh của vùng cao Tây Bắc.
Mọi đóng góp xin gửi về:
Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Sơn
Số tài khoản: 8700 207 000 703
Tại: Ngân hàng No&PTNT tỉnh Yên Bái
(Liên hệ cụ jim011, hoặc số điện thoại 0977.757.595 để xác nhận)
Hoặc liên lạc trực tiếp với chủ tịch Chi hội OF Yên Bái:
Họ tên: Phạm Hùng Tráng
Nick: Gthmobile
Điện thoại: 0915647647
Xin lỗi các cụ, các mợ! Để tiện theo dõi, mong các cụ, các mợ không spam tại đây.
Chi hội Yên Bái rất mong các cụ các mợ có ý kiến, spam, chém gió... tại http://www.otofun.net/threads/281927...in-ro-nha-so-5
Mới chỉ đọc tên bài báo "Vắt vẻo cuộc mưu sinh" đã khiến chúng tôi động lòng thương cho các em nhỏ xã Pá Lau (Trạm Tấu - Yên Bái):
Chính vì thế, Chi hội OF Yên Bái quyết định mở chiến dịch đầu tiên: kêu gọi sự ủng hộ tài chính, vật chất, tinh thần từ các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, các nhân là thành viên của OF Yên Bái, những người con quê hương Yên Bái và những người có tình yêu đối với Yên Bái đang sống và làm việc trên mọi miền của tổ quốc... Chiến dịch này nhằm giúp các em nhỏ vùng cao được ấm lòng khi mùa đông đang đến.Vắt vẻo nơi lưng núi, thưa thớt một vài mái tranh chụm lại, gồ ghề từng vách đất bao quanh các khoảnh trơ trọi, chứa đựng những con người của mỗi gia đình tộc Mông. Một lối mòn rộng vừa đủ một bước chân người, dài ngoằn nghèo treo trên các triền đất.
Xa xa, như sợi chỉ trắng lờ nhờ xâu chuỗi các thôn bản thuộc xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Men theo “sợi chỉ” đó, tôi đến thôn Giao Chu, xã Pá Lau. Giữa trưa hè oi ả, cái nóng của rừng núi cứ xối xả vã vào mặt, dưới chân đất đá lởm chởm như muốn xé toạc từng bước chân của những người lạ đường. Gần 12 giờ, cả thôn vẫn tĩnh mịch, yên ả. Có lẽ đang giấc nghỉ trưa? Tôi dừng lại trước nhà Hàng A Lùng, một túm trẻ nhỏ thõng thoài trên nền đất trước cửa, chân tay dính đầy cát bẩn.
Người đàn ông ngồi bên điếu cày, dựa đầu vào vách đất, cạnh đó là chị vợ đang vấn lại tóc, mớ tóc dài có phần như vướng víu, cứ rối bời trong đôi bàn tay thô ráp, quyện với lớp bụi trong cái hoe vàng mà thời gian và nắng rừng để lại. Thấy tôi, bọn trẻ ngơ ngác nhìn, Vàng Thị Lân ngừng tay vấn tóc, chăm chăm như dò xét. Hỏi han một vài câu chỉ thấy liến láu tiếng Mông đáp lại, may nhờ có cậu con trai lớn Thào A Lử phiên dịch nên tôi có thể hiểu được câu chuyện của họ.
Cuộc sống quanh quẩn chạy ăn từng bữa
Không có bữa no
Thào A Lử là anh em chung mẹ khác cha cùng ba anh chị em nữa trong gia đình. Với một chị gái lớn đã đi lấy chồng, em trai út đang học lớp 6, người cha bệnh tật, đau yếu nên lao động chính của cả nhà chỉ còn Thào A Lử và cô em gái 15 tuổi – bỏ học từ năm lớp 2. Nhà lại không có lấy một tấc ruộng, do khi bố đẻ của Thào A Lử mất, ruộng đã bán hết để làm ma. Hiện tại, mượn được của anh em 100m2 ruộng, mỗi năm thu gần 10 tạ thóc, nhưng phải trả cho anh em 5 đến 6 tạ, cộng thêm tiền phân bón chăm sóc. Số thóc còn lại không được bao nhiêu. Với 5 miệng ăn, hàng ngày bữa cơm phải trông chờ vào những buổi làm thuê của hai anh em A Lử. Nhưng việc làm thuê lại thất thường, nên bữa đói, bữa no.
Không khí trò chuyện trầm hẳn xuống bởi sự chua xót lẫn trong cái nắng trưa hè oi ả té lên những gương mặt hắt hiu, ủ dột của cả gia đình người Mông ấy.
Cả thôn Giao Chu có hơn chục nhà, nhưng có đến bốn nhà không có ruộng, thiếu ăn như nhà Thào A Lử. Lại thêm, mấy năm gần đây nhà A Lử không được cứu đói, mặc dù đã có tên trong danh sách nhưng không hiểu vì lý do gì mà không được phát gạo? Riêng năm nay, nhà A Lử đã vay đến hơn 2 tạ gạo của những nhà nhiều ruộng như nhà Thào A Sùng, Vàng A Dơ… Và đã thành thông lệ, vay gạo nhà ai thì làm thuê trả nợ cho nhà đó. Cuộc sống quanh quẩn chạy ăn từng bữa, bữa trước không lo nổi cho bữa sau.
Với Thào A Lử, cậu là một thanh niên hiếm hoi trong xã, ở cái tuổi 20 mà vẫn chưa cưới vợ. Nhưng có phải cậu có tư tưởng tiến bộ hơn những người khác? Chỉ biết rằng A Lử từ chối không đi xuất khẩu lao động vì sợ bệnh tật, sợ xa xôi và sợ nhất là không có ai đi làm nương. A Lử cũng chung tư tưởng với phần lớn bà con thôn Giao Chu, không giám vượt ra khỏi cái nương, cái rẫy, mặc dù nó không đủ để mang lại cái bụng no ấm cho họ. Để cứ mỗi năm đói đến gần 5 tháng, thử hỏi có cô gái nào giám về làm dâu. Mà dẫu có ai ưng Thào A Lử thì nhà cậu cũng không lấy đâu ra tiền cưới vợ về cho cậu được.
A Lử chợt cúi đầu và lẳng lặng quay đi, cầm một chút tiền từ tôi để mua gạo. Mấy đứa nhỏ hong hóng chờ anh, tươi tỉnh hẳn. Bà mẹ sửa soạn xoong nồi, bưng sẵn ra một bát măng muối. Và nhóm củi.
Sự sống như bắt đầu được nhen nhóm lên trong chiếc bếp kiềng của nguời mẹ, trong bước chân nhanh nhảu của người anh, trong bát măng chua chứa cái nhìn hau háu của đứa nhỏ. Và cái nắng trưa hè cũng như dịu xuống để nhường chỗ cho ánh lửa hồng nuôi nấng những mảnh đời đói khổ.
Rời thôn Giao Chu trong sự tĩnh mịch của núi rừng, bỏ lại đằng sau một niềm hạnh phúc mong manh, cũng có thể rằng chỉ tối nay thôi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi đó lại vụt tắt trong sự nguội lạnh của bếp lửa tàn tro, dưới mái nhà người Mông khốn khổ ấy.
Thôn giàu nhất?
Trở lại con đường giao thông chính của xã, tôi ngược sang thôn Tà Ghênh, đây là một thôn được cho là khá nhất của xã Pá Lau. Đường lên thôn có phần dễ đi hơn, không khí ở đây cũng có vẻ nhộn nhịp hơn hẳn bởi tiếng trẻ nhỏ rí ráu, nô đùa bên những ngôi nhà gỗ chắc chắn.
Tôi dừng lại trước nhà Thầu A Tu, một căn nhà gỗ rộng rãi. Căn nhà có vẻ gọn gàng, ngăn nắp. Nhà Thầu A Tu có đến bảy trâu, một bò nhưng đã bán đi năm trâu để làm nhà. Nhà tuy không có nương nhưng nhiều ruộng, mỗi vụ thu được 30 bao thóc. Những bà con người Mông ở đây thường không biết diện tích ruộng nhà mình. Ruộng nhiều hay ít chỉ tính được bằng số những bao thóc thu về. Với 30 bao thóc, nhà Thầu A Tu đã được coi là khá giả. Bên cạnh vẻ lấm lem, xộc xệch quen thuộc, sự tươi vui, nhí nhảnh đã thấp thoáng tìm thấy trên gương mặt những đứa trẻ thôn này.
Ngồi nghe bọn trẻ hồn nhiên kể, những hộ có nhà gỗ nhiều lắm, số trâu bò mà họ có cũng thật đáng kể, như nhà Tháo A Khua – giáo viên Tà Xì Láng có nhà gỗ đẹp nhất thôn, nhà Tháo A Dê nhiều trâu nhất thôn. Rồi nhà Giàng A Chùa, Thào A Tràng… Nhưng khi được hỏi: hàng năm có bị đói không, vẫn cái giọng hồn nhiên đó, bọn trẻ trả lời: “Đói chứ, mỗi năm đói khoảng 3 tháng”. Vậy ra Tà Ghênh chỉ giàu hơn Giao Chu ở cái khoảng 2 tháng đói. Nhưng cái “giàu” đó đã là niềm mơ ước của nhiều bà con các thôn khác trong xã. Tự hỏi, nếu tôi đến đây vào một ngày mà trong nhà các bao thóc đã vơi sạch, liệu có tìm được nét tươi vui của ngày hôm nay trên gương mặt những đứa trẻ hay không? Sợ rằng sẽ lại gặp một “Giao Chu” ngay giữa thôn Tà Ghênh này, sợ sẽ phải nhìn thấy ánh mắt buồn vời vợi của Thào A Lử trên gương mặt những đứa trẻ kia.
Theo PL&XH
Bước đầu, chi hội đã bàn bạc, lên kế hoạch và phác thảo được chương trình hành động.
Chi Hội đã mời được Công đoàn Ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái và Công đoàn trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Yên Bái quyên góp, ủng hộ.
Chủ tịch và một số thành viên của chi hội đã lên thực tế tại trường ngày 16/9/2011
[video=youtube;44KTLSVBPYY]http://www.youtube.com/watch?v=44KTLSVBPYY&feature=player_embedded[/video]
Trong thời gian tới, Chi hội sẽ tiếp tục thống nhất chính thức ngày lên đường và sẽ có thông báo tới các thành viên và các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm.
Chúng tôi rất mong các tổ chức đoàn thể, các chi hội OF và các nhà hảo tâm cùng chung sức với Chi hội OF Yên Bái để đem hơi ấm đến cho các em học sinh xã Pá Lau, xua tan giá lạnh của vùng cao Tây Bắc.
Mọi đóng góp xin gửi về:
Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Sơn
Số tài khoản: 8700 207 000 703
Tại: Ngân hàng No&PTNT tỉnh Yên Bái
(Liên hệ cụ jim011, hoặc số điện thoại 0977.757.595 để xác nhận)
Hoặc liên lạc trực tiếp với chủ tịch Chi hội OF Yên Bái:
Họ tên: Phạm Hùng Tráng
Nick: Gthmobile
Điện thoại: 0915647647
Xin lỗi các cụ, các mợ! Để tiện theo dõi, mong các cụ, các mợ không spam tại đây.
Chi hội Yên Bái rất mong các cụ các mợ có ý kiến, spam, chém gió... tại http://www.otofun.net/threads/281927...in-ro-nha-so-5