TP - Dự kiến ngày 15-8, TAND TP Hà Nội sẽ xử phúc thẩm vụ án tai nạn giao thông xảy ra tại Hà Nội tối 18-9-2010. Trong vụ án này, người lái xe đã tháo chạy bỏ mặc bị hại rồi gây thêm tai nạn, gây bất bình dư luận; vụ việc càng “nóng” thêm, với những diễn biến tố tụng không thỏa đáng.
Nếu ô tô cán qua xe máy đổ trên mặt đường (hình vẽ) bánh trước xe máy không thể nguyên vẹn như trong ảnh.
Sau khi gây tai nạn tại ngã tư Hàng Bài - Lý Thường Kiệt làm chết anh Cao Xuân Thắng (SN 1993, trú tại Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội), lái xe Nguyễn Minh Trí (SN 1983, trú tại 841 đường Giải Phóng, Hà Nội) phóng xe bỏ chạy khỏi hiện trường, gây tiếp một vụ tai nạn nữa tại phố Khâm Thiên. Vụ án xôn xao dư luận thủ đô. Hàng loạt bài báo đưa tin về vụ việc đã gọi chiếc xe gây tai nạn là “xe điên”…
Dưới khung hình phạt!
Trong hai ngày 19 và 20-5-2011, TAND quận Hoàn Kiếm đã xét xử sơ thẩm vụ án. HĐXX do thẩm phán Trần Thị Thuý Hồng ngồi ghế chủ tọa. Bị cáo Trí bị truy tố theo khoản 2 Điều 202 BLHS, khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.
Với nhiều tình tiết tăng nặng (bằng lái xe hết hạn, vượt đèn đỏ, trong khi bỏ chạy gây tiếp vụ tai nạn khác…), những người dự tòa phỏng đoán Trí sẽ bị phạt mức cao của khung hình phạt. Tuy nhiên, án sơ thẩm phạt Trí hai năm tù - thấp hơn cả mức khởi điểm của khung hình phạt - khiến đông đảo người dự tòa không đồng tình.
Điều gây bức xúc dư luận nhiều hơn, là việc Cơ quan điều tra (CQĐT) và Cơ quan công tố (CQCT) trong vụ án này đã xác định cơ chế gây tai nạn trái ngược với những chứng cứ do chính họ thu thập được.
Va chạm thế nào?
CQĐT và CQCT trong vụ án này kết luận, do không làm chủ tốc độ xe máy khi đi vào ngã tư, bị hại Cao Xuân Thắng tự ngã, cả người và xe rê trên đường. Không phanh kịp, ô tô do Trí lái đã cán qua bánh trước xe máy, cán tiếp qua người anh Thắng, dẫn đến anh Thắng tử vong.
Tuy nhiên, các tài liệu trong hồ sơ vụ án lại không thể hiện điều đó. Kết quả giám định cho thấy “chất màng mầu xám bám ở mặt ngoài đầu đà chắn bên trái xe ô tô BKS 30N-1380 (ký hiệu A1) gửi giám định cùng loại với nhựa màu đen của tay nắm bên phải xe máy BKS 30L6-9373 (ký hiệu mẫu M1) gửi làm mẫu so sánh”. Điều này cho phép nhận định ô tô Trí lái đã húc vào tay lái xe máy khi nó đứng thẳng, không phải “đổ rê trên đường”.
Nhận định trên phù hợp hiện trường (xe máy đổ về bên trái), phù hợp dấu vết trên cơ thể bị hại (mu bàn tay phải anh Thắng có vết bầm tím). Nó cũng phù hợp lời khai của các nhân chứng Nguyễn Trường Giang (ngồi sau xe máy nạn nhân) và Tô Trọng Tấn (ngồi ghế phụ trước ô tô Trí lái). Cả hai nhân chứng này đều khai tại CQĐT và tại Tòa, là không có việc (hoặc không nhìn thấy) xe máy “đổ rê trên đường”.
“Gọt chân cho vừa giày”
Cho rằng xe máy đổ trên mặt đường trước khi ô tô cán qua, cả CQĐT và CQCT kết luận mũi xe ô tô đã va vào tay lái xe máy khi mà bánh trước ô tô cán qua bánh trước xe máy. Cáo trạng viết: “Bánh trước xe ô tô (do Trí lái) đã đè lên bánh trước bên phải xe máy (do Thắng lái) làm xe ô tô chồm lên phía trước, chèn qua người anh Thắng”.
Điều này hoàn toàn trái ngược với chứng cứ do CQĐT thu thập. Kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an khẳng định “Trên xe máy BKS 30L6-9373, không phát hiện thấy dấu vết của lốp bánh xe ô tô đẩy hoặc chèn qua”.
Bạn đọc cũng sẽ dễ dàng nhận thấy điều đó, qua ảnh chiếc xe máy đăng kèm bài viết này: Nếu bị chiếc ô tô bảy chỗ ngồi (trên xe chở năm người) cán qua, bánh trước xe máy không thể nguyên vẹn như trong bức ảnh này được.
Những kiến nghị xác đáng
Với những tình tiết phi logic trong Kết luận điều tra và Cáo trạng nêu trên đây, thiết nghĩ kiến nghị của các luật sư bảo vệ bị hại tại phiên tòa sơ thẩm là hoàn toàn có căn cứ: Tòa cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Các luật sư còn trích dẫn lời khai hàng loạt nhân chứng có trong hồ sơ vụ án, những nhân chứng này khẳng định sau khi va chạm làm ngã xe máy, ô tô do Trí lái đã lùi lại, rồi mới đánh lái để đi tiếp. Các luật sư cho rằng điều tra bổ sung cần làm rõ việc này.
Đông đảo người theo dõi vụ án mong đợi HĐXX phiên tòa phúc thẩm sẽ đưa ra phán quyết “tuân thủ pháp luật và chỉ tuân thủ pháp luật”, mà không phải chịu bất cứ áp lực nào.
Đinh Anh Tuấn- Tiền Phong
Dưới khung hình phạt!
Trong hai ngày 19 và 20-5-2011, TAND quận Hoàn Kiếm đã xét xử sơ thẩm vụ án. HĐXX do thẩm phán Trần Thị Thuý Hồng ngồi ghế chủ tọa. Bị cáo Trí bị truy tố theo khoản 2 Điều 202 BLHS, khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.
Với nhiều tình tiết tăng nặng (bằng lái xe hết hạn, vượt đèn đỏ, trong khi bỏ chạy gây tiếp vụ tai nạn khác…), những người dự tòa phỏng đoán Trí sẽ bị phạt mức cao của khung hình phạt. Tuy nhiên, án sơ thẩm phạt Trí hai năm tù - thấp hơn cả mức khởi điểm của khung hình phạt - khiến đông đảo người dự tòa không đồng tình.
Điều gây bức xúc dư luận nhiều hơn, là việc Cơ quan điều tra (CQĐT) và Cơ quan công tố (CQCT) trong vụ án này đã xác định cơ chế gây tai nạn trái ngược với những chứng cứ do chính họ thu thập được.
Va chạm thế nào?
CQĐT và CQCT trong vụ án này kết luận, do không làm chủ tốc độ xe máy khi đi vào ngã tư, bị hại Cao Xuân Thắng tự ngã, cả người và xe rê trên đường. Không phanh kịp, ô tô do Trí lái đã cán qua bánh trước xe máy, cán tiếp qua người anh Thắng, dẫn đến anh Thắng tử vong.
Tuy nhiên, các tài liệu trong hồ sơ vụ án lại không thể hiện điều đó. Kết quả giám định cho thấy “chất màng mầu xám bám ở mặt ngoài đầu đà chắn bên trái xe ô tô BKS 30N-1380 (ký hiệu A1) gửi giám định cùng loại với nhựa màu đen của tay nắm bên phải xe máy BKS 30L6-9373 (ký hiệu mẫu M1) gửi làm mẫu so sánh”. Điều này cho phép nhận định ô tô Trí lái đã húc vào tay lái xe máy khi nó đứng thẳng, không phải “đổ rê trên đường”.
Nhận định trên phù hợp hiện trường (xe máy đổ về bên trái), phù hợp dấu vết trên cơ thể bị hại (mu bàn tay phải anh Thắng có vết bầm tím). Nó cũng phù hợp lời khai của các nhân chứng Nguyễn Trường Giang (ngồi sau xe máy nạn nhân) và Tô Trọng Tấn (ngồi ghế phụ trước ô tô Trí lái). Cả hai nhân chứng này đều khai tại CQĐT và tại Tòa, là không có việc (hoặc không nhìn thấy) xe máy “đổ rê trên đường”.
“Gọt chân cho vừa giày”
Cho rằng xe máy đổ trên mặt đường trước khi ô tô cán qua, cả CQĐT và CQCT kết luận mũi xe ô tô đã va vào tay lái xe máy khi mà bánh trước ô tô cán qua bánh trước xe máy. Cáo trạng viết: “Bánh trước xe ô tô (do Trí lái) đã đè lên bánh trước bên phải xe máy (do Thắng lái) làm xe ô tô chồm lên phía trước, chèn qua người anh Thắng”.
Điều này hoàn toàn trái ngược với chứng cứ do CQĐT thu thập. Kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an khẳng định “Trên xe máy BKS 30L6-9373, không phát hiện thấy dấu vết của lốp bánh xe ô tô đẩy hoặc chèn qua”.
Bạn đọc cũng sẽ dễ dàng nhận thấy điều đó, qua ảnh chiếc xe máy đăng kèm bài viết này: Nếu bị chiếc ô tô bảy chỗ ngồi (trên xe chở năm người) cán qua, bánh trước xe máy không thể nguyên vẹn như trong bức ảnh này được.
Những kiến nghị xác đáng
Với những tình tiết phi logic trong Kết luận điều tra và Cáo trạng nêu trên đây, thiết nghĩ kiến nghị của các luật sư bảo vệ bị hại tại phiên tòa sơ thẩm là hoàn toàn có căn cứ: Tòa cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Các luật sư còn trích dẫn lời khai hàng loạt nhân chứng có trong hồ sơ vụ án, những nhân chứng này khẳng định sau khi va chạm làm ngã xe máy, ô tô do Trí lái đã lùi lại, rồi mới đánh lái để đi tiếp. Các luật sư cho rằng điều tra bổ sung cần làm rõ việc này.
Đông đảo người theo dõi vụ án mong đợi HĐXX phiên tòa phúc thẩm sẽ đưa ra phán quyết “tuân thủ pháp luật và chỉ tuân thủ pháp luật”, mà không phải chịu bất cứ áp lực nào.
Đinh Anh Tuấn- Tiền Phong