- Biển số
- OF-171717
- Ngày cấp bằng
- 27/9/12
- Số km
- 55,415
- Động cơ
- 1,610,944 Mã lực
- Tuổi
- 46
Tiếp theo thớt "Một thời trẻ trâu từng say mê truyện kiếm hiệp Kim Dung" nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ của cccm Ofer, em xin mở thêm thớt "Những bí kíp võ công kinh điển trong truyện kiếm hiệp" để cùng cccm chia sẻ, bàn luận và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Nhắc đến các tiểu thuyết kiếm hiệp không thể bỏ qua những chiêu thức võ công. Mỗi chiêu thức có một cách sáng tạo, kết hợp hoàn toàn khác nhau đồng thời hàm chứa những triết lý sống, nhân sinh quan ý nghĩa.
Mời cccm chúng ta cùng bàn luận, chém gió và bổ sung thêm về những bí kíp võ công nổi tiếng một thời trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung và một số tác giả khác mà bất kỳ ai yêu thích truyện kiếp hiệp cũng có thể nhắc tên: Lục Mạch Thần Kiếm, Đàn Chỉ Thần Công, Ngọc Nữ Tâm Kinh…
1. Ám nhiên tiêu hồn chưởng - Dương Quá.
Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng là loại chưởng pháp kỳ lạ bậc nhất do Dương Quá sáng tạo nên trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ và cũng chỉ có mình Dương Quá sử dụng được. Muốn sử dụng môn võ tương tư sầu khổ vô cùng đau đớn tuyệt vọng. Khi tâm trạng vui vẻ hạnh phúc, vô ưu vô lo thì bộ chưởng pháp này mất đi thần hiệu. Vậy hóa ra Dương Quá là người sầu khổ và đau đớn nhất trong thiên hạ?
2. Hấp tinh đại pháp - Nhậm Ngã Hành.
Hấp Tinh Đại Pháp dùng để hút nội lực của người khác để cho chính mình dùng hoặc đem nội lực của người khác xóa bỏ. Người nổi danh với tuyệt thế võ công này chính là Nhậm Ngã Hành.
3. Càn khôn đại na di - Trương Vô Kỵ.
Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực. Môn võ này có tất cả có 7 tầng (cấp độ), theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm. Ấy vậy mà giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kỵ trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ có cửu dương thần công thâm hậu nên đã tu luyên đến tầng thứ 6 chỉ trong 1 đêm. Sau này nhờ đoạt được Thánh hỏa lệnh nên chàng học được tầng thứ 7 của Càn khôn đại na di tâm pháp uy trấn giang hồ.
4. Cửu âm bạch cốt trảo - Mai Siêu Phong.
Cửu Âm Bạch Cốt Trảo là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh. Nổi danh nhất với võ công này là Hắc Phong Song Sát, Đồng Thi Trần Huyền Phong và Thiết Thi Mai Siêu Phong. Võ công này tuy tuyệt thế nhưng cũng nhiều lần bị đối thủ cao siêu hơn đánh cho tơi tả.
5. Cửu dương thần công - Trương Vô Kỵ.
Cửu Dương Thần Công lần đầu được nhắc đến là khi Giác Viễn thiền sư truy đuổi Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đến Hoa Sơn ở phần cuối Thần điêu hiệp lữ. Tuy vậy, bí kíp võ công này chỉ thật sự được nhắc tới nhiều bởi Trương Vô Kỵ, người đã vô tình học được lúc mổ bụng cứu con vượn già (vì bộ sách bị nhét vào bụng, con vượn đã mang bệnh suốt trăm năm). Chuyện nghe có khó tin nhưng trong phim là có thật.
6. Quỳ hoa bảo điển - Đông Phương Bất Bại.
Giống như Tịch tà kiếm pháp nguyên lý đầu tiên để luyện là Quỳ Hoa bảo điển là 'dẫn đao tự cung' và tất nhiên người xưng bá với bộ bí kíp này chỉ có thể là Đông Phương Bất Bại. Đông Phương Bất Bại dành cả đời tu luyện Quỳ Hoa bảo điển nên có võ công phi phàm, không bị thất bại dưới Độc cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung, trái lại còn làm cho bốn người là Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên bị thương bằng kim thêu, cuối cùng chỉ chịu thất bại khi Nhậm Doanh Doanh khống chế Dương Liên Đình và khiến cho Đông Phương Bất Bại mất tập trung. Đúng là xưa nay anh hùng cái thế không bao giờ qua được ải ái tình.
7. Đả cẩu bổng pháp - Hồng Thất Công.
Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, là một loại Côn pháp chí cao. Từ lâu côn pháp này đã nổi danh nhưng đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ.
8. Độc cô cửu kiếm - Lệnh Hồ Xung.
Độc Cô Cửu Kiếm là một bí kíp kiếm thuật tối thượng xuất hiện trong bộ Tiếu ngạo giang hồ, bắt nguồn từ nhân vật không xuất hiện mang tên Độc Cô Cầu Bại. Trên giang hồ chỉ có hai nhân vật sử dụng thành thục cũng như phát huy hết năng lực của Độc cô cửu kiếm và đã trở thành những cao thủ bất bại là Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung.
9. Giáng long thập bát chưởng - Tiêu Phong.
Giáng long thập bát chưởng là 1 trong 2 tuyệt kỹ của Cái Bang bên cạnh Đả cẩu bổng pháp. Theo truyện Thiên long bát bộ, trước thời Hồng Thất Công một nhân vật nữa làm cho Giáng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại là Tiêu Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang. Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Tiêu Phong cùng với Giáng long thập bát chưởng là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo.
10. Nhất dương chỉ - Đại Lý Đoàn Gia.
Đây được xem như là võ công tuyệt kỹ của Đại Lý Đoàn Gia. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử của Thiên Long Tự mới được truyền dạy. Nhất Dương Chỉ xuất hiện trong truyện Thiên Long Bát Bộ và Anh Hùng Xạ Điêu. Mặc dù vậy trong Thần Điêu Đại Hiệp vẫn thấy môn võ này xuất hiện và khiến cho Kim Luân Pháp Vương khốn đốn.
11. Lăng ba vi bộ - Đoàn Dự.
Đây là một môn võ học của phái Tiêu Dao được Đoàn Dự phát hiện tại nước Đại Lý - Vô Lượng sơn. Lăng Ba Vi Bộ là dựa vào Chu Dịch 64 quẻ phương vị mà diễn biến thành. Mặt khác Lăng Ba Vi Bộ có thêm một loại công dụng là khi bước chân chạy hết 64 quẻ đúng một chu thiên thì nội tức cũng đã vận chuyển được một chu thiên vì vậy mỗi khi đi một vòng thì nội lực lại có tiến triển. Tuy vậy Đoàn Dự chủ yếu dùng chiêu này để cho đối thủ 'ngửi khói' là chủ yếu.
12. Lục mạch thần kiếm - Đoàn Dự.
Lục mạch thần kiếm là tuyệt kỹ sử dụng kiếm khí (vô hình) để sát thương đối thủ, nó được xem là môn võ công mạnh nhất nhưng không ai luyện được (kể cả 6 cao tăng đắc đạo Thiên Long tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện thành công. Bộ thần kiếm này được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí. Xem ra nếu Đoàn Dự mà chú tâm thì chắc sẽ trở thành thiên hạ đệ nhất bởi quá nhiều lần vô tình lượm được bí kíp.
13. Bích hải triều sinh khúc - Đông Tà Hoàng Dược Sư.
Bích Hải Triều Sinh Khúc là bài tiêu khúc của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Khúc tiêu này mô phỏng biển cả mênh mông, vạn dặm phẳng lì, xa xa sóng biển từ từ tiến tới, càng gần càng mau. Sau cùng thì cuồn cuộn dâng lên, sóng trắng như núi nối nhau, mà trong làn sóng thì cá nhảy kình bơi. Trên mặt biển thì gió thổi âu bay, lại thêm yêu ma quỷ mị, quái vật giỡn sóng, thoắt thì núi băng trôi tới, thoắt thì biển nóng như sôi, biến ảo đủ vành, mà sau khi triều lui thì mặt nước phẳng lặng như gương... khiến các cao thủ võ lâm ai cũng kinh hãi khi nghe đến.
14. Ngọc nữ tâm kinh - Tiểu Long Nữ.
Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, theo lời kể của Tiểu Long Nữ thì đây là môn võ công do tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra. Ngọc Nữ Tâm Kinh muốn luyện thành phải trải qua 3 giai đoạn: Thứ nhất phải luyện hết võ công của Toàn Chân Giáo (Toàn Chân Kiếm Pháp); Thứ hai phải luyện hết võ công của phái Cổ Mộ; Và thứ ba cũng là quan trọng nhất khi luyện tập phải có người cùng luyện và phải cởi bỏ quần áo trong lúc luyện công do lúc luyện tập khí nóng trong cơ thể phát ra nếu có quần áo khí nóng chạy ngược vào thể nội nhẹ thì tẩu hoả nhâp ma, nặng thì chết ngay tức khắc. Rõ ràng với điều kiện thứ ba thì môn võ này quả thật có hiếm người luyện thành công.
15. Tịch tà kiếm pháp - Lâm Bình Chi - Nhạc Bất Quần.
Tịch Tà Kiếm Pháp là bí kíp kiếm thuật thượng thặng có cùng nguồn gốc với Quỳ Hoa Bảo Điển, và là nguồn gốc của những tranh chấp trên giang hồ. Giang hồ cho rằng khi luyện Tịch tà kiếm pháp họ sẽ thành kiếm thủ vô địch, bất khả chiến bại. Nhưng trên thực tế, cả hai người luyện Tịch tà kiếm pháp thành thục là Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần đều bị Lệnh Hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại bằng việc tìm ra sơ hở của quá trình biến chiêu thức.
16. Thập bát La Hán trận - Trận pháp đồng nhân - Thiếu Lâm.
Theo truyền thuyết, Thập bát La Hán trận là bảo pháp trấn sơn của Thiếu Lâm, trận pháp của 18 đại cao thủ. Sử sách mô tả: Khi di chuyển linh hoạt như nước chảy, khi đứng im vững vàng như núi, đầu cuối tương ứng, không chút sơ hở... Có thuyết nói, để đề phòng đệ tử Thiếu Lâm khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra, đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu.
17. Đàn chỉ thần công - Hoàng Dược Sư.
Theo truyện Anh Hùng Xạ Điêu, Đàn Chỉ Thần Công là một trong những công phu của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Loại công phu này sử dụng nội lực tích tụ vào lòng bàn tay, sau đó dùng ám khí hoặc những viên đá mà bắn ra. Khi bắn ra viên đá mang theo nội lực, nếu đối phương bị bắn trúng sẽ bị thương rất nặng.
Nhắc đến các tiểu thuyết kiếm hiệp không thể bỏ qua những chiêu thức võ công. Mỗi chiêu thức có một cách sáng tạo, kết hợp hoàn toàn khác nhau đồng thời hàm chứa những triết lý sống, nhân sinh quan ý nghĩa.
Mời cccm chúng ta cùng bàn luận, chém gió và bổ sung thêm về những bí kíp võ công nổi tiếng một thời trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung và một số tác giả khác mà bất kỳ ai yêu thích truyện kiếp hiệp cũng có thể nhắc tên: Lục Mạch Thần Kiếm, Đàn Chỉ Thần Công, Ngọc Nữ Tâm Kinh…
1. Ám nhiên tiêu hồn chưởng - Dương Quá.
Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng là loại chưởng pháp kỳ lạ bậc nhất do Dương Quá sáng tạo nên trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ và cũng chỉ có mình Dương Quá sử dụng được. Muốn sử dụng môn võ tương tư sầu khổ vô cùng đau đớn tuyệt vọng. Khi tâm trạng vui vẻ hạnh phúc, vô ưu vô lo thì bộ chưởng pháp này mất đi thần hiệu. Vậy hóa ra Dương Quá là người sầu khổ và đau đớn nhất trong thiên hạ?
2. Hấp tinh đại pháp - Nhậm Ngã Hành.
Hấp Tinh Đại Pháp dùng để hút nội lực của người khác để cho chính mình dùng hoặc đem nội lực của người khác xóa bỏ. Người nổi danh với tuyệt thế võ công này chính là Nhậm Ngã Hành.
3. Càn khôn đại na di - Trương Vô Kỵ.
Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực. Môn võ này có tất cả có 7 tầng (cấp độ), theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm. Ấy vậy mà giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kỵ trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ có cửu dương thần công thâm hậu nên đã tu luyên đến tầng thứ 6 chỉ trong 1 đêm. Sau này nhờ đoạt được Thánh hỏa lệnh nên chàng học được tầng thứ 7 của Càn khôn đại na di tâm pháp uy trấn giang hồ.
4. Cửu âm bạch cốt trảo - Mai Siêu Phong.
Cửu Âm Bạch Cốt Trảo là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh. Nổi danh nhất với võ công này là Hắc Phong Song Sát, Đồng Thi Trần Huyền Phong và Thiết Thi Mai Siêu Phong. Võ công này tuy tuyệt thế nhưng cũng nhiều lần bị đối thủ cao siêu hơn đánh cho tơi tả.
5. Cửu dương thần công - Trương Vô Kỵ.
Cửu Dương Thần Công lần đầu được nhắc đến là khi Giác Viễn thiền sư truy đuổi Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đến Hoa Sơn ở phần cuối Thần điêu hiệp lữ. Tuy vậy, bí kíp võ công này chỉ thật sự được nhắc tới nhiều bởi Trương Vô Kỵ, người đã vô tình học được lúc mổ bụng cứu con vượn già (vì bộ sách bị nhét vào bụng, con vượn đã mang bệnh suốt trăm năm). Chuyện nghe có khó tin nhưng trong phim là có thật.
6. Quỳ hoa bảo điển - Đông Phương Bất Bại.
Giống như Tịch tà kiếm pháp nguyên lý đầu tiên để luyện là Quỳ Hoa bảo điển là 'dẫn đao tự cung' và tất nhiên người xưng bá với bộ bí kíp này chỉ có thể là Đông Phương Bất Bại. Đông Phương Bất Bại dành cả đời tu luyện Quỳ Hoa bảo điển nên có võ công phi phàm, không bị thất bại dưới Độc cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung, trái lại còn làm cho bốn người là Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên bị thương bằng kim thêu, cuối cùng chỉ chịu thất bại khi Nhậm Doanh Doanh khống chế Dương Liên Đình và khiến cho Đông Phương Bất Bại mất tập trung. Đúng là xưa nay anh hùng cái thế không bao giờ qua được ải ái tình.
7. Đả cẩu bổng pháp - Hồng Thất Công.
Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, là một loại Côn pháp chí cao. Từ lâu côn pháp này đã nổi danh nhưng đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ.
8. Độc cô cửu kiếm - Lệnh Hồ Xung.
Độc Cô Cửu Kiếm là một bí kíp kiếm thuật tối thượng xuất hiện trong bộ Tiếu ngạo giang hồ, bắt nguồn từ nhân vật không xuất hiện mang tên Độc Cô Cầu Bại. Trên giang hồ chỉ có hai nhân vật sử dụng thành thục cũng như phát huy hết năng lực của Độc cô cửu kiếm và đã trở thành những cao thủ bất bại là Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung.
9. Giáng long thập bát chưởng - Tiêu Phong.
Giáng long thập bát chưởng là 1 trong 2 tuyệt kỹ của Cái Bang bên cạnh Đả cẩu bổng pháp. Theo truyện Thiên long bát bộ, trước thời Hồng Thất Công một nhân vật nữa làm cho Giáng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại là Tiêu Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang. Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Tiêu Phong cùng với Giáng long thập bát chưởng là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo.
10. Nhất dương chỉ - Đại Lý Đoàn Gia.
Đây được xem như là võ công tuyệt kỹ của Đại Lý Đoàn Gia. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử của Thiên Long Tự mới được truyền dạy. Nhất Dương Chỉ xuất hiện trong truyện Thiên Long Bát Bộ và Anh Hùng Xạ Điêu. Mặc dù vậy trong Thần Điêu Đại Hiệp vẫn thấy môn võ này xuất hiện và khiến cho Kim Luân Pháp Vương khốn đốn.
11. Lăng ba vi bộ - Đoàn Dự.
Đây là một môn võ học của phái Tiêu Dao được Đoàn Dự phát hiện tại nước Đại Lý - Vô Lượng sơn. Lăng Ba Vi Bộ là dựa vào Chu Dịch 64 quẻ phương vị mà diễn biến thành. Mặt khác Lăng Ba Vi Bộ có thêm một loại công dụng là khi bước chân chạy hết 64 quẻ đúng một chu thiên thì nội tức cũng đã vận chuyển được một chu thiên vì vậy mỗi khi đi một vòng thì nội lực lại có tiến triển. Tuy vậy Đoàn Dự chủ yếu dùng chiêu này để cho đối thủ 'ngửi khói' là chủ yếu.
12. Lục mạch thần kiếm - Đoàn Dự.
Lục mạch thần kiếm là tuyệt kỹ sử dụng kiếm khí (vô hình) để sát thương đối thủ, nó được xem là môn võ công mạnh nhất nhưng không ai luyện được (kể cả 6 cao tăng đắc đạo Thiên Long tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện thành công. Bộ thần kiếm này được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí. Xem ra nếu Đoàn Dự mà chú tâm thì chắc sẽ trở thành thiên hạ đệ nhất bởi quá nhiều lần vô tình lượm được bí kíp.
13. Bích hải triều sinh khúc - Đông Tà Hoàng Dược Sư.
Bích Hải Triều Sinh Khúc là bài tiêu khúc của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Khúc tiêu này mô phỏng biển cả mênh mông, vạn dặm phẳng lì, xa xa sóng biển từ từ tiến tới, càng gần càng mau. Sau cùng thì cuồn cuộn dâng lên, sóng trắng như núi nối nhau, mà trong làn sóng thì cá nhảy kình bơi. Trên mặt biển thì gió thổi âu bay, lại thêm yêu ma quỷ mị, quái vật giỡn sóng, thoắt thì núi băng trôi tới, thoắt thì biển nóng như sôi, biến ảo đủ vành, mà sau khi triều lui thì mặt nước phẳng lặng như gương... khiến các cao thủ võ lâm ai cũng kinh hãi khi nghe đến.
14. Ngọc nữ tâm kinh - Tiểu Long Nữ.
Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, theo lời kể của Tiểu Long Nữ thì đây là môn võ công do tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra. Ngọc Nữ Tâm Kinh muốn luyện thành phải trải qua 3 giai đoạn: Thứ nhất phải luyện hết võ công của Toàn Chân Giáo (Toàn Chân Kiếm Pháp); Thứ hai phải luyện hết võ công của phái Cổ Mộ; Và thứ ba cũng là quan trọng nhất khi luyện tập phải có người cùng luyện và phải cởi bỏ quần áo trong lúc luyện công do lúc luyện tập khí nóng trong cơ thể phát ra nếu có quần áo khí nóng chạy ngược vào thể nội nhẹ thì tẩu hoả nhâp ma, nặng thì chết ngay tức khắc. Rõ ràng với điều kiện thứ ba thì môn võ này quả thật có hiếm người luyện thành công.
15. Tịch tà kiếm pháp - Lâm Bình Chi - Nhạc Bất Quần.
Tịch Tà Kiếm Pháp là bí kíp kiếm thuật thượng thặng có cùng nguồn gốc với Quỳ Hoa Bảo Điển, và là nguồn gốc của những tranh chấp trên giang hồ. Giang hồ cho rằng khi luyện Tịch tà kiếm pháp họ sẽ thành kiếm thủ vô địch, bất khả chiến bại. Nhưng trên thực tế, cả hai người luyện Tịch tà kiếm pháp thành thục là Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần đều bị Lệnh Hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại bằng việc tìm ra sơ hở của quá trình biến chiêu thức.
16. Thập bát La Hán trận - Trận pháp đồng nhân - Thiếu Lâm.
Theo truyền thuyết, Thập bát La Hán trận là bảo pháp trấn sơn của Thiếu Lâm, trận pháp của 18 đại cao thủ. Sử sách mô tả: Khi di chuyển linh hoạt như nước chảy, khi đứng im vững vàng như núi, đầu cuối tương ứng, không chút sơ hở... Có thuyết nói, để đề phòng đệ tử Thiếu Lâm khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra, đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu.
17. Đàn chỉ thần công - Hoàng Dược Sư.
Theo truyện Anh Hùng Xạ Điêu, Đàn Chỉ Thần Công là một trong những công phu của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Loại công phu này sử dụng nội lực tích tụ vào lòng bàn tay, sau đó dùng ám khí hoặc những viên đá mà bắn ra. Khi bắn ra viên đá mang theo nội lực, nếu đối phương bị bắn trúng sẽ bị thương rất nặng.
(Tư liệu từ góp nhặt trên mạng).