[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Bác chưa tụng, chưa niệm thì ko nên nói thế! Bỏ qua các phần chú thì em thấy rất nhiều bài kinh như có các câu chuyện nhắn nhủ con người ta nên sống có hiếu, làm việc thiện để nhận được quả lành, có những câu làm cho con người ta tỉnh ngô thoát khỏi đau khổ như những câu nói về duyên nghiệp... tất cả những điều đó mới là giá trị mang lại cụ ạ chứ đọc mà ko ngộ ra thì cũng chả ích gì.
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,304
Động cơ
44,177 Mã lực
Tuổi
24
Đạo Phật hay mà, rất nhiều phát biểu của đạo Phật bao hàm trong nó tính xã hội, tâm lý con người, quy luật cảm xúc,...

Ví dụ phát biểu "Vô thường là khổ": Giờ ta tạm bỏ qua các yếu tố mang dáng dấp siêu hình, luân hồi chuyển kiếp,... những thứ mà ta chưa cảm nhận được, rồi sẽ gây tranh cãi, mà ta chỉ xét riêng quy luật tâm lý con người, là thấy nó rất đúng.
Vô thường nghĩa là không thường hằng, tức là sự biến đổi, thay đổi, sớm hoặc muộn sẽ thay đổi trạng thái.
Khổ hiểu nôm na là trạng thái không vừa ý, không hài lòng, không muốn, không thích, lo ngại, bất an.

Vậy, "vô thường là khổ" xét dưới góc độ tâm lý, nghĩa là sự thay đổi đem đến cảm giác bất an, lo sợ, và thường thì tâm lý con người ta không thích thay đổi, ngại thay đổi, ưa thích trạng thái ổn định.

1. Bạn đang làm tại 1 công ty, giờ nếu bảo bạn chuyển sang 1 công ty khác với mức đãi ngộ tương đương và môi trường tương đương, bạn thường sẽ không chuyển, vì bạn ngại cái sự bất định về tương lai. Thậm chí nếu công ty mới đề nghị bạn mức lương cao hơn, bạn cũng đắn đo và tâm lý chung là ngại chuyển việc, ngại làm quen môi trường mới, đồng nghiệp mới. Con người ta rất ngại chống lại quán tính (sức ì ).
2. Bạn đang nằm trong chăn ấm, rất ngại ra khỏi giường, cứ muốn nằm trong chăn mãi thôi.
3. Ông bà bố mẹ thường muốn con "tìm một công việc ổn định" hơn là một công việc nhiều biến động, dù rằng biến động có thể đem lại cả thành tựu lẫn rủi ro.
4. Trong tài chính hoặc thống kê, đại lượng đo lường rủi ro (risk) của một biến nào đó chính là mức độ biến động giá trị của biến đó (quanh một giá trị kỳ vọng nào đó, thường là giá trị trung bình). Do vậy, nói nôm na, trong kinh tế lượng, sự "vô thường" càng lớn thì cái "khổ" (rủi ro) cũng càng lớn.
5. Chúng ta hiện tại cố gắng kiếm nhiều tiền, ngoài việc mong muốn có tiền để thỏa mãn những nhu cầu hiện tại (mua nhà, mua xe, du lịch,....) thì một trong những lí do quan trọng chính là chúng ta mong muốn có đủ tiền làm lá chắn để chống lại những bất định/rủi ro của tương lai, như là: chẳng may bị bệnh thì có đủ tiền chữa bệnh, chẳng may thất nghiệp thì có đủ tiền chi tiêu, chẳng may người thân cần tiền vượt qua khó khăn thì ta có đủ tiền giúp đỡ, ..... tức là chúng ta trong vô thức, luôn lo ngại tính bất định của rủi ro, và mong muốn có đủ tiền để giảm thiểu sự bất định không lường được đó.
6. Chúng ta hiện tại đang giàu có, có công ty lớn, có thu nhập cao, có tài sản tích lũy nhiều, cuộc sống viên mãn. Nhưng chúng ta vẫn lo lắng về sự bất định của tương lai, về nợ nần ngân hàng, về thay đổi chính sách,...có thể khiến chúng ta phá sản, và chúng ta cố gắng giảm thiểu cái sự vô thường này bằng bảo hiểm, bằng những trăn trở lập nhiều hàng rào khác nhau để hy vọng bảo vệ tài sản, có tiền dư lại găm mua đất thay vì gửi tiết kiệm sợ tiền mất giá, vân vân...
7. Chúng ta hiện tại chưa giàu có, thậm chí sống chật vật chỉ đủ ăn là may, chúng ta cố gắng nghĩ cách kiếm thêm tiền, và rồi lại quay về điều 5 ở trên, cũng là để chống lại sự vô thường.

Như vậy, nhân sinh quan "Vô thường là khổ" xét dưới góc độ đời sống, tâm lý học, mình thấy vô cùng đúng, phản ánh khá triệt để quy luật đời sống và tâm lý con người.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
22,685
Động cơ
622,206 Mã lực
Khi vào một số chùa ở VN, em thấy tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt ở giữa chính điện.
Vậy mối quan hệ giữa Phật bà với vị Thái tử Phật kia là như thế nào?
Ngoài ra, khi vào chùa VN thì tượng Phật ở chính giữa, hai bên là 2 ông tượng, em không hiểu là đại diện cho ai, chỉ thấy mọi người kêu bên trái đó là Đức ông, còn bên phải là gì thì không rõ. Em không hiểu rõ tại sao lại có Đức ông ở trong chùa thờ Phật?
Có lẽ cụ nhầm lẫn Tam bảo ( đại hùng bảo điện) và gian thờ chính cạnh Tam bảo rồi.
Thông thường , tất cả các chùa đều có chỗ gọi là Tam Bảo. Ở nơi đó tượng thờ chính là tượng Phật.
Thường thì sẽ săp xếp theo thứ lớp tùy vào chùa , nhưng nhất thiết Phật phải ở chính giữa, cho dù chùa đó tu theo PP nào thì cũng phải có tượng Phật Thích Ca, thường đặt giữa hoặc đặt cùng 2 Phật khác là Phật Di Đà , và Phật Di Lặc gọi là Tam Thế Phật.
Ngoài ra có thể Đặt nhiều Tượng Phật khác theo thứ lớp từ trên xuống dưới
VD có chùa đặt trên cùng là 3 pho Tam Thế Phật, Tiếp đến là Phật Thích Ca dặt chính giữa cùng 2 vị thánh Tăng Anan và Ca Diếp ở 2 bên ( có chùa là 2 vị bồ tát Văn Thù cươi Sư tử xanh cầm gươm trí tuệ và Phổ Hiền cươi voi 6 ngà tượng trưng đức hạnh)
tiếp đen có thể đặt Phật Adi Đà với 2 vị bồ tát Quan Âm, và Đại lực( có chùa là tượng Phật Dược Sư với 2 vị Bồ Tát là Nhật Quang , và Nguyệt Quang)
dưỡi nữa là bá quan thường là 2 vị trời Đế thiên và Đế thích ( cũng có thể là 4 vị trời..) và Tòa Cửu Long..
Có chùa còn đạt Phật Di Lặc... và sát 2 bên là 2 vị bồ tát
Tiếp có 2 ban 2 bên thờ 2 vị: la thánh Tăng thường gọi là Anan bên cạch có ban Tiêu Diện( ông ác). Bên kia thì thờ Đức Chúa ông, thường gọi là ngài Tu Đạt tôn giả,gọi là hộ giáo già lam và tượng Vi Đà tôn thiên( ông thiện)
Ở một sô chùa bắc tông thì có thể thêm vào 2 bên là thập điện. Cũng có chùa thêm ngài Phật chuẩn Đề ngàn tay như Quán Sứ
hoặc có chùa không bố trí 2 ban Thánh hiền và Đức ông, thay vào đó là 2 bên bát bộ kim cang.
cũng có chùa có hẳn gian riêng để thờ ngài CHUẨN ĐỀ NGÀN TAY THI TƯỢNG ĐẶT CHÍNH ĐIỆN nhưng không phải là Tam Bảo
ở một số chùa cổ thì có thêm 2 dãy tượng La Hán( các tổ) dẫn ra sau nhà thờ Tổ, và Nhà thờ mẫu(Có chùa dặt ban mẫu trong nhà tổ)

Như vậy đoạn cụ thắc mắc là Phật bà ngàn tay( hay Phật Chuẩn Đề) đặt chính điện là gian thờ riêng, không phải là Tam Bảo (VD chùa Đồng Quan...)
Còn ngài Đức Ông, chính là Tu Đạt Tôn Giả, cấp Cô Đôc trong kinh nhắc đến, là người đã trải vàng kín vườn Kỳ Viên để mua đất xây chùa Thỉnh Phật Thuyết Pháp còn là do công đức cứu người cô đơn khốn khổ( vị này rất nhiều người nhầm với Đức Ông Trần Triều trong tín ngưỡng tam Phủ, là vị anh hùng Dân tộc của VN)
Thứ nhất không chùa nào thờ Quán Âm nghìn tay nơi chính điện cả.
Chính điện là Đại Hùng Bảo Điện hoặc thờ Phật Thích Ca hai thờ Phật A Di Đà.
Nếu thờ Thích Ca hai bên sẽ là tượng Văn Thù Và Phổ Hiền tượng trưng cho Đại Trí và Đại Hạnh.
Nếu chùa theo Tịnh Độ Tông thờ A Di Đà chính điện thì hai bên sẽ là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát hợp thành Di Đà Tam Tôn hoặc Tam Thánh.
Quán Thế Âm có nghìn tay để giúp chúng sinh nghìn cõi có nghìn mắt để thấy chúng sinh nghìn cõi tu theo pháp môn Quán mọi âm thanh kêu cứu của thế gian tùy thân thể hiện để cứu nên gọi là Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm.
Theo kinh đại thừa vị Quán Thế Âm và Đại Thế Chí khi còn là người phàm là con của vị A Di Đà Phật tên là quốc vương Vô Tránh Niệm kia nên thờ chung là bộ Di Đà Tam Tôn hoặc Tam Thánh
Đôi khi chùa thông thường ở Chính điện là thờ Phật Thích Ca hai bên là Quán Thế Âm tượng trưng cho cầu an và Địa Tạng Vương Bồ Tát tượng trưng cho cầu siêu.
Nghĩa là chính điện luôn thờ Phật hai bên là các bồ tát tương ứng.
Còn trong các thiền viện theo truyền thừa thiền tông thì chính điện là phật Thích Ca hai bên hai vị sư là Ca Diếp và A nan là hai vị tổ thứ 2 và thứ 3 của Thiền tông theo thứ tự truyền thừa.
Đức ông về nguyên tắc là thần thánh được phong làm hộ pháp.
1 số chùa miền bắc thờ chung trong chùa nhưng sẽ là ban riêng và không thờ chung cùng phật theo nguyên tắc tiền phật hậu thánh.
Đức ông sẽ được thờ ban riêng không liên quan đến phật.
Còn khi thờ lẫn lộn thì đó không phải chùa mà là đền.
Đền xếp thờ rất lẫn lộn chỉ theo nguyên tắc Phật trên cao nhất và theo thứ tự bồ tát hộ pháp thần thánh các mẫu các cô... Thích thờ ai thì thờ
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
22,685
Động cơ
622,206 Mã lực
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
Hiện tại kinh Điền bắc truyền và nam truyền đều có các bài tụng hồng danh Phật.
Phật không hề cấm tụng hồng danh các vị Phật và chưa bao giờ trái với knh điển PG. Cụ chưa đọc thì nên tìm hiểu kỹ
Ngay cả Kinh nam truyền và Bắc truyền VN ngày nay cũng có cả bài nhật tụng này. Do vậy đề nghi cụ kiến nghị ý kiến của cụ lên PG liên hợp quốc hay GH PGVN để thay đổi ý của cụ thành ý của Phật. nếu không làm được thi cụ không nên phát ngôn sửa ý kinh Phật.
(Trong Trường bộ Kinh II thuộc kinh nam truyền kinh tang Pali có kinh Atanatiya có dạy tụng hồng danh của các vị Phật)
Phật giáo có thể cách rất xa thời Thế tôn trụ thế, nhưng không vi thế mà ai muốn sửa đổi xuyên tạc kinh Phật đều được đâu
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Hiện tại kinh Điền bắc truyền và nam truyền đều có các bài tụng hồng danh Phật.
Phật không hề cấm tụng hồng danh các vị Phật và chưa bao giờ trái với knh điển PG. Cụ chưa đọc thì nên tìm hiểu kỹ
Ngay cả Kinh nam truyền và Bắc truyền VN ngày nay cũng có cả bài nhật tụng này. Do vậy đề nghi cụ kiến nghị ý kiến của cụ lên PG liên hợp quốc hay GH PGVN để thay đổi ý của cụ thành ý của Phật. nếu không làm được thi cụ không nên phát ngôn sửa ý kinh Phật.
(Trong Trường bộ Kinh II thuộc kinh nam truyền kinh tang Pali có kinh Atanatiya có dạy tụng hồng danh của các vị Phật)
Phật giáo có thể cách rất xa thời Thế tôn trụ thế, nhưng không vi thế mà ai muốn sửa đổi xuyên tạc kinh Phật đều được đâu
Đây là kinh Atanatiya
Đoạn nào dạy tụng hồng danh Phật thì sẽ được giải thoát hay thay đổi nhân quả đâu.
Cụ chỉ rõ thử.
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,015
Động cơ
120,116 Mã lực
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
Tóm lại cụ đang đồng ý với ý kiến của em hay ko hiểu ý của em vậy? Em đã nói bỏ qua các phần Chú ( vì em ko hiểu nên ko nói) thì Tụng niệm có mang lại giá trị khi người đọc ngộ ra được những gì trong đó viết và tránh cho việc họ sẽ lao đầu vào khổ đau hay gây thêm nghiệp, từ đó mà họ có những quả lành chứ ko phải đọc lên rồi Phật phù hộ cái này cái kia.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Nhân cụ nào hỏi về Phật Thích Ca và Phật A Di Đà, em share 1 bài viết rất hay của ông Hoàng Quý Sơn :

Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Ngày xưa sau khi tôi lấy vợ sinh con xong thì cũng là lúc tôi trải qua một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Sau khi từ cốc vào thì tôi đã Niệm Nam Mô A Di Đà Phật đạt đến trình độ trở mình cũng niệm A Di Đà Phật, trong giấc ngủ cũng niệm A Di Đà Phật, còn ngày thì miệng không niệm tự tâm cũng niệm A Di Đà Phật, gọi là bất niệm tự niệm… Vậy mà năm 1999 vợ tôi mang bầu đã 8 tháng 10 ngày, mỗi khi khám thai mẹ con đều khỏe mạnh, nhưng con trai tôi đã chết và luôn cả bác sĩ cũng không biết lý do.

Dĩ nhiên, tôi đã biết từ lâu, người không có nhân trung thì không con nối dõi nhưng không nghĩ mình tu như thế mà cũng không qua được. Nên buồn chán quá lấy Kinh Nhật Tụng ra Xem lại, từ Kinh Phổ Môn, Kinh A Di Đà, Kim Cang, Hồng Danh Bảo Sám, Vu Lan, Đại Báo Phụ Mãu Hồng Ân… nhiều lắm nhưng trong Tâm vẫn không thấy thỏa mãn. Bỗng lật đến Kinh Dược Sư xem qua 12 Đại Nguyện của Ngài liền như người nằm mơ tỉnh giấc.

1. Ai tụng trì Kinh Chú và Danh Hiệu Nam Mô Dược Sư Phật thì đều có đủ 32 tướng đại trượng phu, và 80 món tùy hình như Thân Đức Dược Sư (Khỏi cần giải phẫu)
2. Thân sẽ được trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng. Chúng sinh trong cõi u minh đều nhờ tia sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả
3. Ngài có thể dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ các vật dụng, chớ không cho ai phải chịu sự thiếu thốn
4. Nếu tu theo TÀ Đạo, thì Ngài sẽ hướng quay về an trú trong đạo Bồ Đề, hoặc ai tu hành theo hạnh Thanh Văn, Duyên Giác, Độc Giác thì Ngài sẽ lấy pháp Đại Thừa mà dạy bảo
5. Ai ở trong giáo Pháp Dược Sư mà tu hành theo hạnh thanh tịnh thì Ngài sẽ khiến cho tất cả đều giữ giới Pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tịnh giới. Nếu có ai phạm tội hủy phạm giới pháp mà khi nghe được danh hiệu ngài thì liền trở lại được thanh tịnh khỏi sa vào đường ác
6. NẾU AI THÂN HÌNH MẶT MŨI (TƯỚNG PHÁP) HÈN HẠ, CÁC CĂN KHÔNG ĐỦ, XẤU XA KHỜ KHẠO, TAI ĐIẾC MẮT ĐUI, NÓI NĂNG NGỌNG LIỆU, TAY CHÂN THƯƠNGTẬT, LÁT HỦI, ĐIÊN CUỒNG… mà CHÍ THÀNH niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì liền được thân hình đoan chính, tâm tính khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn bệnh khổ ấy nữa
7. NẾU CÓ AI BỊ BỆNH HIỂM NGHÈO KHÔNG AI CỨU CHỮA, KHÔNG AI ĐỂ NƯƠNG NHỜ, KHÔNG GẶP THẦY KHÔNG GẶP THUỐC, KHÔNG BÀ CON, KHÔNG NHÀ CỬA, NHIỀU NỖI HÈN KHỔ MÀ CHÍ THÀNH NIỆM NAM MÔ DƯỢC SƯ PHẬT THÌ TẤT CẢ CÁC BỆNH HOẠN KHỔ NÃO ĐỀU TIÊU TRỪ, THÂN TÂM AN LẠC, GIA QUYẾN SUM VẦY, CỦA CẢI SUNG TÚC, CHO ĐẾN THÀNH PHẬT
8. Có những PHỤ NỮ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sinh tâm nhàm chán muốn tự tử mà chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được chuyển thành thân đại trượng phu, có đủ hình tướng trượng phu (tức là đủ tướng phúc đức), cho đến thành Phật (NÊN CHI CÁC PHỤ NỮ THỜI NAY CHỈ NÊN NIỆM Nam Mô Dược Sư Phật KHÔNG NÊN SỬA SẮC ĐẸP NỮA!)
9. Ai bị ở trong vòng LƯỚI MA NGHIỆP, chí thành trì niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được Ngài giải thoát tất cả các ràng buộc của Ngoại Đạo. Ai sa vào rừng ÁC KIẾN, ngài sẽ dẫn họ trở về chánh kiến và dần dần khiến họ tu tập theo chánh kiến và dần dần tu tập theo các hạnh bồ tát để mau thành Phật
10. Nếu ai bị pháp luật xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu nhiều nỗi khổ, buồn rầu, bứt rứt, chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì nhờ sức Oai Thần của Ngài sẽ giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy
11. Nếu ai bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà chí thành niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì trước hết sẽ ban cho các món ăn uống ngon lạ, thân được no đủ và sau đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cảnh giới an lạc hoàn toàn cho người đó
12. AI NGHÈO ĐẾN NỖI KHÔNG CÓ ÁO CHE THÂN BỊ MUỖI MÒNG CẮN ĐỐT, NÓNG LẠNH GIẢI DẦU, NGÀY ĐÊM KHỔ BỨC MÀ CHUYÊN chí thành NIỆM THỌ TRÌ Nam Mô Dược Sư Phật THÌ SẼ ĐƯỢC NHƯ Ý: NÀO CÁC THỨ Y PHỤC TỐT ĐẸP, NÀO TẤT CẢ CÁC BẢO VẬT TRANG NGHIÊM, NÀO TRÀNG HOA, PHẤN SÁP BÁT NGÁT MÙI THƠM VÀ TRỐNG NHẠC CÙNG NHỮNG ĐIỆU CA MÚA TÙY TÂM MUỐN THƯỞNG THỨC THỨ NÀO CŨNG ĐƯỢC THỎA MÃN

Thế là từ đó cho đến nay tôi chuyên trì Chú Dược Sư và niệm Nam Mô Dược Sư Phật và đều khuyên tất cả những người chưa bao giờ biết niệm Phật qua thì trì Dược Sư Phật mà không bao giờ khuyên ai niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Vi sao thế ???

Chúng ta ai cũng biết 10 phương chư Phật thì trong 8 phương và phương trên phương dưới (trời đất) là 10 Phương đều có chư Phật nhiều như cát sông hằng, vậy tại sao các Tổ và các Thầy tu theo Tịnh Độ lại chỉ chú ý đến Tây Phương Cực Lạc ? Mà trong khi Kinh Dược Sư lại được Ngài Văn Thù Sư Lợi là Pháp Vương Tử - trí Tuệ Bậc nhất thưa thỉnh. Vậy Đông Độ Lưu Ly chủ gì ???

Nếu chúng ta tinh ý một chút sẽ thấy mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây, nên sáng thì thức dậy làm việc, sinh hoạt bình thường trong ngày, còn chiều tối thì về nhà ngủ nghỉ. Khi chúng ta xem 12 đại nguyện của Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và 48 đại nguyện của Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật thì chúng ta có thể hiểu một bên chủ về đời sống hiện tại của những người còn cần có đời sống, cần lo cho hạnh phúc gia đình, cần phải làm ăn, cần phải phấn đấu vì sự nghiệp mà lợi lạc chúng sinh; còn bên kia chủ về sự Xuất Thế, phước đức lớn, nhiều tiền duyên với Phật Pháp, người thỏa mãn, người đang chờ chết, người tha thiết mong cầu chết và được chết để trở về thế giới A Di Đà. Dĩ nhiên, nó sẽ rất tốt cho những người đã có duyên lành, thắng thiện, không nhiều nghiệp quả, cả đời hạnh phúc, sẵn sàng buông xả, và đang mong cầu vãng sanh Cực Lạc… thì nên tiếp tục Niệm Nam Mô A Di Đà Phật vậy !!!

Còn là người bình thường, hay những người nghiệp quả dày đặc, ăn mặc thiếu thốn, bệnh tật đầy người khi đang thanh niên, hoặc như đã nói trong 12 đại nguyện của Đức Dược Sư mà niệm A Đi Đà Phật thì khác nào nước bên phương Đông khát gần chết mà lại đi tìm bên phương Tây ! Hơn nữa, Đức Phật Thích Ca lại dạy “nếu trong hàng tứ chúng: bí sô, bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca, và những thiện nam, tín nữ đều thọ trì tám phần trai giới, hoặc trong một năm, hoặc mỗi năm ba tháng, vâng giữ giới pháp làm nơi y chỉ tu học rồi đem căn lành này nguyện sinh về chỗ Phật Vô Lượng thọ ở thế giới Cực Lạc Tây Phương đặng nghe chánh pháp, NHƯNG NẾU CHƯA QUYẾT ĐỊNH, mà niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì khi mạng chung sẽ có tám vị Đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho thì liền được vãng sinh trong những hoa báu đủ màu…”.

Hoặc “chúng sinh gặp phải các thứ bệnh khổ như da vàng, gầy ốm, cảm nhiệt, thương hàn, hoặc trúng phải những thứ ẾM ĐỐI (BÙA NGẢI) đồ độc, hoặc bị hoạnh tử, hoặc bị chết non”, thì trì chú Dược Sư còn gọi là BẠT TRỪ NHẤT THẾ NGHIỆP CHƯỚNG sẽ được diệt trừ tất cả khổ não. Cho nên là người nghèo hèn, bệnh tật, đau khổ, nhiều nghiệp lực nặng nề muốn hiện đời được mọi điều tốt đẹp, cuối đời hạnh phúc và vãng sanh Tịnh Độ thì dĩ nhiên là NÊN trì Chú Dược Sư và niệm Nam Mô Dược Sư Phật vậy!

Tôi được Đức Quán Thế Âm cứu Sống, đã bỏ Tịnh Độ Tây Phương sau ba năm tu trì mà Tu theo Dược Sư Phật, và lại Phát Nguyện độ chúng sinh vãng sinh Cực Lạc Quốc, thì có lý do gì tôi lại đi gạt quý vị. Bởi vì tôi là tại gia cư sĩ nên rất hiểu suy nghĩ cũng như tâm tính của người thế gian và sau nhiều năm xem số cho nhiều người và biết được nghiệp lực của chúng sinh thời nay, thì Pháp Môn Thù Thắng Thế Gian Hy Hữu không Pháp Môn nào hơn trì tụng Kinh, Chú Dược Sư và Niệm Nam Mô Dược Sư Phật !

Quý vị nào muốn hiểu rõ Pháp Môn Dược Sư hơn thì nên google Kinh Dược Sư để đọc và hiểu rõ hơn. Nguyện cầu ai đọc được bài này thì liền thoát khỏi khổ ách và được hạnh phúc. Không còn cần phải nhờ tôi xem Bói Toán hoặc hỏi hay chữa bệnh tật gì nữa cả
Vị này hay lắm. Đưa ra phương tiện để bao người tự tu thoát khỏi tai ách.
 

Hoàng A Mã

Xe điện
Biển số
OF-300444
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
2,850
Động cơ
331,699 Mã lực
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
Biết thì nói hay hơn
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
633
Động cơ
299,457 Mã lực
1/ cụ có quyền tin và không tin, đồng tình hay không đông tình quan điểm cảu người khác, nhưng không có quyền biến đổi ý của người khác bằng cách copy lại văn của họ nhưng lại nhồi chữ vào để làm người đọc hiểu sai ý ban đầu của văn bản.
Đây là ý tôi miệt thi những kẻ đó. do vậy nếu cụ chứng minh được đoạn văn kia đúng 100% ý cảu tác giả như trong links cụ trích thì ta bàn tiếp, không thì miễn cho tôi không thể chấp nhận những hình thức đạo văn kiểu đó, nên tôi mới chỉ ra chỗ bị chỉnh sửa
2/ Tôi đọc trong links cụ đưa, ông kia có ca ngợi thiền có tên là Vipassana nào đó, nhưng PP thiền đó liệu có phải là thiền của Phật dạy không thì tôi không chắc, vì tôi chẳng thấy có đoạn nào mô tả về PP thiền đó cả mà so sánh cả.
Mà nếu là ông đó hay bất cứ ai học PP thiền của Phật giáo thì tôi không bao giờ phản đối. Nhưng nếu ai đó mượn cái tên mà đi chỉnh sửa lại lời của Kinh Phât là tôi sẽ Phản đối.
Thực tế tôi chưa thấy việc cụ đưa links và viêc chỉnh sửa kinh Phật có liên quan gì, mà cụ quote.? hay cụ bị chiêu mượn đao của kẻ khác kích động vậy?
Như trên cũng đã có cụ nói việc đọc nhiều kinh Phật mà không thực hành thì sẽ dẫn đến lạc lối do không hiểu đúng. Một điều thường thấy đó là việc làm tăng ngã mạn. Những người này lúc nào cũng nghĩ chỉ có mình biết nhiều và chỉ mình là đúng.

Em thấy hành vi miệt thị người viết qua các đoạn trích của cụ không được "chánh" và khiến các cụ khác hiểu sai nên mới góp ý. Và em đưa đường Link thông tin về thầy Goenka để các cụ khác có thông tin tham khảo.

Phương pháp thiền thầy Goenka đã dạy cho hàng trăm nghìn người và cũng ngần ấy người được hưởng lợi lạc từ sự dạy dỗ của thầy. Trong các khóa thiền của thầy dạy có rất nhiều các vị sư, vị ni tham gia. Nên cụ không cần chứng cho phương pháp thầy dạy đâu ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,242
Động cơ
25,593 Mã lực
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
E hơi vô thần nhưng cũng có quãng đọc tài liệu về Phật giáo vì xung quanh hở tí lại thấy người này doạ phải thế này thế nọ. Cuối cùng em kết luận là quanh em đa số tín 1 cách thiếu kiến thức, nói nặng ra là tin mù quáng. Từ đó dẫn tới 1 nỗi sợ vô hình và tạo ra gánh nặng trong suy nghĩ của họ (phải thế này thế khác). Sau đó là áp đặt những điều đó cho những người xung quanh. Em cũng có cơ hội tiếp xúc với một số người có kiến thức sâu thì cách tiếp cận, giải thích khác nhiều. Em nghĩ đạo Phật cũng nên có giáo trình chính thống để ai theo thì đọc chứ như hiện tại thì mạnh ai người đó giảng, sư facebook, thầy youtube thì chỉ tạo ra thêm các niềm tin sai lầm cho các Phật tử.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
22,685
Động cơ
622,206 Mã lực
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
Đây là kinh Atanatiya
Đoạn nào dạy tụng hồng danh Phật thì sẽ được giải thoát hay thay đổi nhân quả đâu.
Cụ chỉ rõ thử.
Kinh Atanatiya là Phật dạy các tỳ kheo tụng hồng danh các vị Phật để được hộ trì đó là một quá trình tu tập. Giải thoát cũng là một quá trình. muốn đạt được cần làm theo Phật dạy, trong đó có việc tụng hồng danh, chứ không đến lượt cụ phán được hay không( cụ không là cái gì mà quy kêt Phật tử phải thế nọ thế chai theo ý cụ)
Ta phải làm rõ 1 điều bài viết của cụ đang bàn về quá trình tu tập của một Phật tử( bao gồm tứ chúng) trong khi đó cụ còn chưa biết tu để làm gì, tụng kinh để làm gì, nhưng lại lạm bàn những điều cụ chưa biết đó là nhân quả" cụ viết "Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị" đã bất khả tư nghị thì cụ sao biết chắc đươc? Mà lạm bàn?
Nên quan điểm cá nhân của cụ về nhân quả chắc chắn sai rồi. Vì cụ không nhìn thấy nhân quả nó vận hành thế nào. Và những điều cụ viết ra không phải là Phật thuyết.
Trên đời này chỉ có Phật là thông suốt cách vận động của nhân quả. Không một cách vận động nào giống nhau 100%, có nghĩa là cùng là một hành vi nhưng quả báo vô cùng do trùng trùng duyên khởi tác động. Do vậy khi chưa viết về nhân quả thì cụ đừng có viết bậy. " y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết!"
Phật không cấm tụng Hồng danh. Thì cớ gì cụ lại nói là Phật cấm tụng hồng danh?
Tụng hồng danh sao lại đi ngược nhân quả?
cụ cho lý do suy luận riêng của cụ.( tụng chú hay tụng hồng danh Phật là tiến trình tu tập)
Tụng kinh hay niệm Phật không phải để thay đổi nhân quả, mà để thay đổi bản thể tự tâm.
Phật dạy tu là để không đinh mắc vào nhân quả, không phải tu là để phục vụ nhân quả.
Đừng có nghe mấy thằng ngu phán bừa trên mạng mà nhiệt tình + ngu dốt =??? Công cụ của chúng nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
22,685
Động cơ
622,206 Mã lực
Em biết đến ông Nhất Hạnh này hồi 2005 đó là lần đầu tiên ông được về nước sau mấy chục năm ở nước ngoài
Lúc đó nghe ông ấy nổi tiếng lắm và lời đồn là một thiền sư đã giác ngộ.
Ông ấy về làm pháp chủ một đạo tràng mặc bộ đồ pháp chủ làm em thấy thất vọng.
Có thể mình nhìn khác với ông ấy
Em nói với thằng bạn nhìn như một giáo chủ một tà giáo nào đó chứ không phải một thiền sư
View attachment 6849826
Đây không phải là "bộ đồ pháp chủ" như cụ vu khống.
cụ trích dẫn bộ luật nào trong giới luật quy đinh bộ đồ đó là Bộ đồ pháp chủ? Và quy đinh nào của PG cấm mặc pháp phục khi đăng đàn
Trong ảnh là pháp phục. Tỳ kheo buộc phải đắp y đó khi đăng đàn hành lễ.
biết thì thưa thớt dốt thì ít nói càn đi.
 
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
Không có tụng niệm bài kinh bài chú hay hồng danh vị phật nào có thể thay đổi được nhân quả hết.
Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị và không có vị phật nào có thể can thiệp và thay đổi nhân quả cho một ai đó khi họ chỉ cần tụng niệm tên của vị phật đó.
Điều này trái ngược với kinh điển Phật giáo
Phật nghiêm cấm Tỳ kheo tụng các câu chú vì đó là việc làm vô ích và không đưa đến con đường giải thoát
Bác nhìn 1 người ăn trái chanh chua, theo phản xạ bác sẽ chảy nước miếng. Nhưng 1 đứa trẻ chưa biết vị chua của trái chanh thì không có phản xạ như bác. Sự khác nhau đó gọi là cơ duyên của mỗi người.
Cũng như vậy, khi tụng kinh niệm Phật mỗi người sẽ có những phản xạ khác nhau xảy ra bên trong cơ thể, tùy cơ duyên của mỗi người.
Vậy nên có người nói là có tác dụng tốt cũng đúng, mà người nói là tôi chẳng thấy tác dụng gì cũng chẳng sai. :)
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
22,685
Động cơ
622,206 Mã lực
Như trên cũng đã có cụ nói việc đọc nhiều kinh Phật mà không thực hành thì sẽ dẫn đến lạc lối do không hiểu đúng. Một điều thường thấy đó là việc làm tăng ngã mạn. Những người này lúc nào cũng nghĩ chỉ có mình biết nhiều và chỉ mình là đúng.

Em thấy hành vi miệt thị người viết qua các đoạn trích của cụ không được "chánh" và khiến các cụ khác hiểu sai nên mới góp ý. Và em đưa đường Link thông tin về thầy Goenka để các cụ khác có thông tin tham khảo.

Phương pháp thiền thầy Goenka đã dạy cho hàng trăm nghìn người và cũng ngần ấy người được hưởng lợi lạc từ sự dạy dỗ của thầy. Trong các khóa thiền của thầy dạy có rất nhiều các vị sư, vị ni tham gia. Nên cụ không cần chứng cho phương pháp thầy dạy đâu ạ.
cụ đang không hiểu rõ vấn đề nên cụ mới nói thế.
đoạn trích tôi chỉ trích Diamondlee là đã bị viết thêm thắt, tôi không lôi cái ông thầy của cụ vào. Nếu cụ muốn tôn Xưng hay thờ phụng ông nào tôi đâu có quan tâm( tôi không ngăn cản hay chỉ trích cũng không đồng tình ). và tôi cũng chưa lôi ông thầy thần tượng cụ vào. Chỉ là cụ tự vơ vào rồi bắt tôi phải làm thánh, thì cụ nhầm và bị thất vọng là do cụ thôi. Lạc lối hay không thì không đên lượt cụ nói. Ngã mạn hay không là do cụ tự quy kết( tôi day con tôi, cầm roi giơ lên không nhất định phải đánh, quát nó không nhất định sẽ phạt. cụ đứng ngoài nhòm vô rồi phán thế nầy thế nọ là do nhận thức chưa đầy đủ , không phải lỗi tại tôi)
Tôi Nhắc lại tôi không biết Goenka là ai, và chưa từng bao giờ nhắc tới ông ta
nên tôi không niết ông ta dạy cái gì, những cái cụ đưa ra là chỉ mình cụ biết( tôi chưa biết) nếu cụ muốn tôi biết thì cụ cần phải chỉ ra những cáh ông ây làm và PP của ông ấy ra sao( cụ không chịu đưa ra)
Phương Pháp cua Goenka là gì tôi không biết, và Thiền cũng không phải của riêng Phật giáo, Cái mà cụ nói tăng Ni học thì( tôi cũng chưa thấy)Tăng ni đâu chỉ học mỗi thiền, họ học hàng ngày học cả Vạn Pháp thế gian và các pháp xuất thế gian. cái việchọc đó chả lên quan gì đên tôi thì cụ nêu ra đẻ làm gì?( tất cả mọi người từ khi sinh ra đến khi bỏ thân đèu phải học,kể cả Tăng ni cũng vậy, có gì mà kỳ la?)
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Kinh Atanatiya là Phật dạy các tỳ kheo tụng hồng danh các vị Phật để được hộ trì đó là một quá trình tu tập. Giải thoát cũng là một quá trình. muốn đạt được cần làm theo Phật dạy, trong đó có việc tụng hồng danh, chứ không đến lượt cụ phán được hay không( cụ không là cái gì mà quy kêt Phật tử phải thế nọ thế chai theo ý cụ)

Ta phải làm rõ 1 điều bài viết của cụ đang bàn về quá trình tu tập của một Phật tử( bao gồm tứ chúng) trong khi đó cụ còn chưa biết tu để làm gì, tụng kinh để làm gì, nhưng lại lạm bàn những điều cụ chưa biết đó là nhân quả" cụ viết "Vì nhân quả nghiệp lực là bất khả tư nghị" đã bất khả tư nghị thì cụ sao biết chắc đươc? Mà lạm bàn?
Nên quan điểm cá nhân của cụ về nhân quả chắc chắn sai rồi. Vì cụ không nhìn thấy nhân quả nó vận hành thế nào. Và những điều cụ viết ra không phải là Phật thuyết.
Trên đời này chỉ có Phật là thông suốt cách vận động của nhân quả. Không một cách vận động nào giống nhau 100%, có nghĩa là cùng là một hành vi nhưng quả báo vô cùng do trùng trùng duyên khởi tác động. Do vậy khi chưa viết về nhân quả thì cụ đừng có viết bậy. " y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết!"
Phật không cấm tụng Hồng danh. Thì cớ gì cụ lại nói là Phật cấm tụng hồng danh?
Tụng hồng danh sao lại đi ngược nhân quả?
cụ cho lý do suy luận riêng của cụ.( tụng chú hay tụng hồng danh Phật là tiến trình tu tập)
Tụng kinh hay niệm Phật không phải để thay đổi nhân quả, mà để thay đổi bản thể tự tâm.
Phật dạy tu là để không đinh mắc vào nhân quả, không phải tu là để phục vụ nhân quả.
Đừng có nghe mấy thằng ngu phán bừa trên mạng mà nhiệt tình + ngu dốt =??? Công cụ của chúng nó.
Thế chắc là cụ biết cách tu nhỉ?
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Lúc đó cụ vẫn trẻ con thì biết gì đâu chẳng nghĩ vậy. Trưởng thành rồi mà vẫn trẻ con
Bây giờ tôi vẫn thấy vậy
Bạn chưa đủ tư cách để nói tôi trẻ con hay người lớn
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
22,685
Động cơ
622,206 Mã lực
Đọc hiểu đúng Kinh Phật là điều vô cung khó, do văn tự có nhiều từ đa nghĩa, và khả năng nhận thức của người đọc nên sẽ rất dễ hiểu nhầm nếu không chịu thực hành.
Nên mới có câu "Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan.
Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết"
Câu chuyện sau như minh chứng về hiểu văn cảnh
truyện này là lời thuật lại của Ajahn Brahm, một vị thiền sư người Anh kể về một vị thiền sư già Thái Lan tựa là:
Vị sư già không bao giờ nói dối.
Theo truyền thông Phật giáo hằng năm, các sư dành ra ba tháng ở lại một chỗ để ở an cư và tu tập, gọi là mùa an cư.
Một lần, khi chỉ còn vài ngày nữa đến mùa an cư, thì một sư già nọ dừng chân trước cửa nhà của một người nông dân nghèo. Mặc dù rất nghèo nhưng người chồng, vốn sùng đạo Phật, vẫn mang cho vị thầy nọ ít thức ăn và mời ông ở lại đó an cư.
- Tôi có thể dựng cho thầy một túp lều nhỏ trên cánh đồng yên tĩnh cạnh con sông, thưa thầy, và vợ tôi sẽ rất vui khi được chăm lo cơm nước cúng dàng cho thầy. Bù lại, chúng tôi chỉ dám nhờ thầy chỉ cách thiền mà thôi. Thế là vị sư già đồng ý.
Ba tháng trôi qua, cả nhà bác nông dân từ vợ chồng đến con cái đều yêu quý vị sư già thông thái và tốt bụng đó. Họ yêu quý ông đến mức khi hết mùa ở ẩn, cả nhà đều khóc và năn nỉ ông ở lại khi vị sư già thông báo đã đến lúc ông phải ra đi.
- Tôi không thể ở lại lâu hơn được, - vị sư già đáp. – Tuy nhiên, để đáp lại sự chăm sóc chu đáo, tôi muốn giúp đỡ gia đình ông. Vài hôm trước, trong lúc thiền sâu tôi nhìn thấy kho báu lớn được chôn gần đây. Tôi muốn nó thuộc về gia đình ông. Hãy nghe cho kỹ và làm theo lời dặn của tôi, gia đình ông sẽ không bao giờ phải nghèo đói nữa.
Cả nhà ngưng khóc và chăm chú nghe lời vị sư già. Họ tin ông, vì các vị sư già không bao giờ nói dối.
Sư dặn" Khi trời rạng sáng, ông hãy mang cung tên đứng trước cửa nhà và cầm cung tên lên, mũi tên ngắm về phía đông đúng chỗ mặt trời mọc, đợi khi mặt trời vừa ló dạng thì buông tay ra,hãy để tên rơi. Nơi mũi tên rơi xuống đất chính là nơi chôn giữ kho báu . nhà ông chỉ việc đào lên ".( lưu ý vị sư già dặn là nhằm đúng hướng chõ mặt trời lên,có thể vì mỗi mùa, vị trị của mặt trời nhô lên ở hướng đông sẽ khác nhau, đông chí sẽ khá hạ chí, xuân phân sẽ kahs thu phân)
Tối hôm đó, nhà sư ra đi.
Hôm sau, cả gia đình nông dân nọ thức dậy trước cả bình minh vì không ngủ được. Bác nông dân đứng trước hiên nhà với cung tên sẵn sàng, còn người vợ thì mang xẻng đào đất. Họ có cảm giác như ngày hôm đó mãi thật lâu mặt trời mới chịu ló dạng, và cuối cùng, khi mặt trời vừa lên, bác nông dân vội bắn tên ngay và cả nhà chạy theo dấu vết của nó. Khi đến nơi tên rơi, bác nông dân bèn bảo vợ đào đất lên ngay. Bà hăng hái đào, càng lúc càng sâu xuống lòng đất.
Thế nhưng, bà không tìm thấy gì cả, mà thay vào đó họ còn gặp rắc rối! Do mũi tên rơi xuống lãnh thổ của một người giàu có và ông ta đã bắt gặp họ đang đào xới trong đất của mình.
- Các ngươi không thể đào hố trong đất người khác như thế! – Ông hét to vào mặt bác nông dân. Tôi sẽ kiện các người! Tôi sẽ đưa các người vào tù!
- Là lỗi tại ông ấy, - người vợ thanh minh, - ông ấy bảo tôi đào ở đây.
- Không phải, đó là lỗi của vị sư già, - người chồng nói. – Ông ta cam đoan với chúng tôi rằng sẽ tìm thấy kho báu ở đây.
- Vị sư già à? – Người địa chủ chất vấn. – Các vị sư già thường không nói dối. Thế ông ta nói gì với các người?
- Ông ta bảo " hãy mang cung tên đứng trước cửa nhà và cầm cung tên lên, mũi tên ngắm về phía đông đúng chỗ mặt trời mọc, đợi khi mặt trời vừa ló dạng thì buông tay ra,hãy để tên rơi. Nơi mũi tên rơi xuống đất chính là nơi chôn giữ kho báu "
Nghe xong, người địa chủ thốt lên:
- Thôi ta biết tại sao các người không tìm thấy kho báu rồi! Hãy nhìn lại ngươi mà xem. Nhà ngươi đói ăn đến nỗi không đủ sức để giương cung cho chính xác. Ta có đề nghị này với các ngươi. Sáng mai, ta sẽ đứng trước hiên nhà của các ngươi và bắn cung, khi nào tìm thấy kho báu chúng ta sẽ chia đôi.
Bác nông dân không còn lựa chọn nào khác nên đành chấp nhận đề nghị đó.
Thế là rạng sáng hôm sau, người địa chủ cầm sẵn cung tên đợi mặt trời lên trước hiên nhà của bác nông dân, còn bác thì cầm trên tay cái xẻng (âu cũng là cái nghiệp của ông ta phải trả khi phải đào đất hôm nay vì ông đã bắt vợ mình đào đất hôm qua!). Khi mặt trời vừa ló dạng, người địa chủ bèn bắn tên. Lần này thì tên bay có xa hơn thật. Tất cả bọn họ chạy theo mũi tên và bác nông dân bắt đầu đào đất tại nơi mũi tên rơi xuống.
Thế nhưng, còn hơn cả lần trước, bác chỉ chuốc thêm tai họa mà thôi. Mũi tên rơi xuống mảnh đất của một vị tướng và ông ta bèn cho lính bắt họ.
- Các người không thể phá hoại đất đai của ta như thế, - vị tướng thét lên. - Ta sẽ sai lính chặt đầu tất cả bọn ngươi!
- Là do lỗi của ông ta, thưa ngài, - bác nông dân chỉ về phía người địa chủ và biện hộ. – Ông ta bảo tôi đào ở đây.
- Đó là lỗi của vị sư già, thưa ngài, - người địa chủ đáp. – Ông ta cam đoan chúng tôi sẽ tìm được kho báu ở đây.
- Vị sư già nào? – Vị tướng tra hỏi. – Các vị sư già không bao giờ nói dối. Thế ông ta đã nói gì với các người?
- Ông ta bảo chúng tôi " Khi trời rạng sáng, ông hãy mang cung tên đứng trước cửa nhà và cầm cung tên lên, mũi tên ngắm về phía đông đúng chỗ mặt trời mọc, đợi khi mặt trời vừa ló dạng thì buông tay ra hãy để tên rơi. Nơi mũi tên rơi xuống đất chính là nơi chôn giữ kho báu." Nghe xong vị tướng tuyên bố:
- A, ta biết tại sao các người không tìm thấy kho báu rồi! Một người dân bình thường thì biết gì về cung tên kia chứ! Chỉ có một người lính được huấn luyện như ta mới biết cách dùng cung tên. Ta đề nghị thế này. Sáng sớm mai, ta sẽ bắn cung tên, và khi tìm thấy kho báu chúng ta sẽ chia đều làm ba.
Thế là sáng hôm sau, vị tướng cầm sẵn cung tên đứng trước hiên nhà của bác nông dân đợi mặt trời mọc, còn người địa chủ thì cầm xẻng để đào đất. Khi mặt trời vừa lên, vị tướng bắn tên một cách chuyên nghiệp. Mũi tên bay thật xa, tất cả họ chạy theo nó cho đến nơi nó rơi xuống và người địa chủ bắt đầu đào một cái hố to.
Thế nhưng ông ta chẳng tìm thấy gì cả ngoài rắc rối to hơn! Mũi tên đã rơi vào vườn thượng uyển của cung điện nhà vua, thế là cả đám bọn họ bị quân lính bắt giữ, xiềng xích và dẫn lên trình nhà vua.
- Các ngươi đã phạm trọng tội khi phá hỏng vườn thượng uyển của ta, - nhà vua nói. – Tại sao các ngươi làm vậy?
- Là lỗi tại ông ấy, thưa bệ hạ, - vị tướng nói và chỉ vào viên địa chủ.
- Là lỗi của hắn, thưa nhà vua, - viên địa chủ nói và chỉ vào bác nông dân.
- Thưa ngài, lỗi chính là ở vị sư già, - bác nông dân thanh minh. – Ông ấy bảo chúng tôi sẽ tìm thấy kho báu.
- Nhà sư già ư? – Nhà vua hỏi tiếp. Các nhà sư già không bao giờ nói dối. Thế ông ta đã bảo các ngươi những gì?
- Ông ta bảo chúng tôi "Khi trời rạng sáng, ông hãy mang cung tên đứng trước cửa nhà và cầm cung tên lên, mũi tên ngắm về phía đông đúng chỗ mặt trời mọc, đợi khi mặt trời vừa ló dạng thì buông tay ra,hãy để tên rơi. Nơi mũi tên rơi xuống đất chính là nơi chôn giữ kho báu "
Nghe xong, nhà vua vẫn không hiểu vì sao họ vẫn không tìm thấy kho báu. Thế là người cho lính đi tìm vị sư già về cung để nghe ông ta giải thích. Quân lính tìm thấy ông và mang ông về trình diện với đức vua.
- Này nhà sư già, - đức vua hỏi một cách tôn kính, - ông đã khiến tất cả những người này gặp rắc rối vì câu chuyện về kho báu chôn dưới đất của ông. Ông hãy giải thích rõ đi.
- Thưa bệ hạ, đó không phải là một câu chuyện bịa đặt. Những vị sư già không bao giờ nói dối. – Vị sư già bắt đầu giải thích. – Họ không tìm thấy kho báu là vì họ không chịu lắng nghe cho kỹ.
( đây là cách con người hay hiểu sai về Phật Pháp nếu không chịu làm thực, và ngay cả khi thực hành , không quán chiếu cũng bị nhầm lẫn)
- Vậy họ đã bỏ sót phần nào? – Nhà vua hỏi.
- Thưa bệ hạ, tại sao sáng mai ngài không đến nhà của bác nông dân? Tôi sẽ chỉ cho bệ hạ thấy họ đã làm sai lời tôi dặn như thế nào. Tôi cam đoan ngài sẽ tìm thấy kho báu, nhưng tôi cũng đề nghị là kho báu đó được chia đều cho bốn người là nhà vua, vị tướng, người địa chủ và bác nông dân.
Nhà vua đồng ý.
Thế là sáng hôm sau, nhà vua, vị tướng, người địa chủ và vị sư già có mặt tại túp lều của bác nông dân. Vị sư già lặp lại lời chỉ dẫn của ông.
- Khi trời rạng sáng, ông hãy mang cung tên đứng trước cửa nhà và cầm cung tên lên, mũi tên ngắm về phía đông đúng chỗ mặt trời mọc, đợi khi mặt trời vừa ló dạng thì buông tay ra hãy để tên rơi. Nơi mũi tên rơi xuống đất chính là nơi chôn giữ kho báu
Khi đứng trước cửa nhà của bác nông dân, nhà vua cẩn thận quay sang nhà sư để hỏi lại lần nữa cho chắc chắn mình không làm sai.
- Thưa bệ hạ, bệ hạ đã làm đúng rồi ạ, - nhà sư nói.
Sau đó, nhà vua giương cung tên.
- Đúng rồi, thưa bệ hạ.
Và nhà vua ngắm mũi tên về phía mặt trời mọc.
- Vẫn đúng, thưa bệ hạ.
Khi mặt trời vừa ló dạng phía chân trời, nhà vua vừa định bắn tên thì vị sư già la lớn:
- Dừng lại! Sai rồi, thưa bệ hạ.
Nhà vua dừng tay, nhìn vị sư già đầy lúng túng.
- Thưa ngài, ngài hãy nghe đây: “rồi để tên rơi”.
Nhà vua dừng lại trong giây lát, ngài suy nghĩ, cuối cùng ngài đã hiểu ra và mỉm cười.
Nhà vua buông tay, mũi tên tự rơi xuống đất, nằm giữa hai bàn chân nơi ngài đứng. Sau vài nhát xẻng, họ đã tìm thấy một kho báu lớn đến nỗi chỉ cần một phần tư số đó cũng đủ khiến nhà vua hài lòng chứ đừng nói chi đến vị tướng và người địa chủ hay thậm chí là gia đình bác nông dân.

Nhà sư giải thích thêm rằng, khi ta bắn đi một mũi tên tham vọng nhằm mưu cầu hạnh phúc thì thường là ta chẳng nhận được gì ngoài rắc rối và phiền toái. Nhưng nếu đã giương cung, nhắm bắn rồi mà có thể buông mũi tên dục vọng ra, để nó rơi xuống ngay dưới chân, thì đó chính là lúc bạn tìm ra kho báu của sự viên mãn, nó đầy, nó nhiều đến nỗi ngay cả các vị vua cũng lấy làm hài lòng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top