- Biển số
- OF-73831
- Ngày cấp bằng
- 25/9/10
- Số km
- 20,088
- Động cơ
- 622,206 Mã lực
Lập luận như vậy không đúng về Phật giáo.Theo em, Phật giáo thừa hưởng rất lớn từ triết học cổ Ấn Độ và đạo Hindu. Bản thân tôn giáo chỉ có thể tồn tại khi nó được xây trên một hệ thống nhân sinh quan nào đó - chính là triết lý, rộng hơn là triết học. Nên sẽ là phí sức khi cố chứng minh cái này hay cái kia không chỉ có ở Phật giáo mà cũng có hoặc đã có ở ngoài đời hay ở tôn giáo khác, vd như Thiền.
Sự xuất hiện của Thái Tử Tất Đạt Đa như một nét quật khởi của một nhánh triết học mới vào thời kỳ đó. Trong kinh Phật có dẫn sự kiện Ngài áp chế triết lý của 62 tôn giáo bạn để khẳng định con đường đúng đắn mà Ngài đã tìm ra.
Sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ là do các tôn giáo khác tự làm mới mình với các triết lý phù hợp với thời đại hơn, như Hindu vẫn làtôn giáo ảnh hưởng lớn nhất tại Ấn Độ ngày nay. Trong khi đó, sau Thái Tử Tất Đạt Đa, phật giáo không có người đủ ảnh hưởng để có thể áp chế như thế, sự xuất hiện của Phật giáo Đại Thừa cũng là hiện tượng để làm mới và phát triển Phật giáo. Nhưng đáng tiếc, vẫn không đủ sức để phát triển ở Ấn Độ như ngày nay.
Không biết em hiểu có đúng không ạ.
vì PG có nhân vật lịch sử, thì phải tìm theo sử
PG có tận hơn 2600 phát triển, nên có nhiều chứng tích đối chứng
PG có tận gần 1 tỷ tín đổ, nên rất nhiều quan điểm chung của các nhà nghiên cứ PG và phật tử không giống cụ trình bày
Sư Giác Khang nói đúng , nhưng người hiểu dễ bị sai.Em thì lại thấy khác giữa tiểu thừa và đại thừa, tiểu thừa đi theo đường lối nguyên thuỷ từ thời đức Thích Ca Mâu Ni, các lý thuyết của Đại Thừa vẫn dựa trên gốc chính nhưng khởi phát và phá cách hơn so với nguyên thuỷ. Theo như thầy Thích Giác Khang thì đại thừa có những bộ Kinh mà tiểu thừa xem là ngoại đạo.
Em chỉ nghe thế, để nghiên cứu chi tiết thì cả 2 bộ kinh Nikaya hay Thủ Lăng Nghiêm em đều không đủ công lực để thẩm, vì toàn từ hán-việt, thậm chí từ Hán phiên âm việt, trúc trắc rất khó hiểu, mà trình về Phật học là con số không to oạch. Đọc kinh không thể như đọc tiểu thuyết được, hiểu sai, trích sai thì còn tội hơn ạ.
Ý sư là có một số người theo nam truyền phân biệt chấp trước, không chấp nhận một số kinh truyền thừa theo phía Bắc( do trước kia họ chưa tìm thấy có bản đối chứng ở trong kinh tạng nam truyền. nhưng hiẹn tại có các bàng chứng khảo cổ đáng tin cậy), và sư Giác Khang có giảng giải tóm tắt ý nghĩa của các bộ kinh đó, để tránh gây hiểu nhầm. chứ không phủ nhận các bộ kinh đó
Cả Kinh Nam truyền và Bắc truyền đều là kinh Phật, Hai đường truyền thừa như một người đứng vững trên 2 chân. Chỉ những người chưa hiểu mới xet lại phân biệt kinh Phật của 2 đường truyền thừa này.Là do người tu tiểu thừa bám chấp. Chứ đại thừa không phải ngoại đạo. Tông phái Tiểu thừa chỉ thờ mỗi ngài Thích Ca mâu ni trong khi Đại thừa thờ ngoài Thích Ca mâu ni thì còn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Di Lặc Phật, A Di Đà Phật ( Vô Lượng Thọ Phật ). Còn nói về kinh chú hán việt thì em đọc đại bi chú, thấy sau một tháng cũng linh nghiệm như kinh chú bản tiếng phạn. Chả có gì sai biệt.
Theo bản kinh khai quật được cho là cổ nhất trên thế giới (có niên đại khoảng thế kỷ 1 trước Công Nguyên) Thì Cả Kinh Nam truỳền và Bắc truyền đều có điểm chung là nhắc đến việc đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết về các vị Phật trước khi ngài thành đạo, và sau này sẽ có vị Phật tên là Di Lặc( kinh Nikaya cũng có nhắc đến các vị Phât này ). chứ không phải là Kinh Nam truyền không công nhận các vị Phật khác ngoài Phật Thích Ca Mâu Ni.( Kinh Trường bộ Nam truyền)
Bàn thêm về khảo cổ , thì có tìm thấy các mảnh và tượng của Phật A Di Đà có niên đại khoảng thế kỉ 1 BCE, như vây cho thấy khó có chứng cứ nào về kinh Phật nào khác, đã được khai quật cổ hơn cho tới hiện tại.
Do vậy , khi có một ngồi chùa nào đó chỉ thờ 1 vị Phật Tổ Thích Ca. Hay một ngồi chùa có thờ Phật Thích Ca và các vị Phật khác. thì đó chỉ là phương pháp tu của các hành giả ở đó. nó không phải là chuẩn mẫu hay mục đích chính của Phật giáo
Bắc truyền và Nam truyền đều có tụng kinh. và cá bài kinh đó đèu có ý nghĩa gia hộ cho hành giả.
cá biệt bắc truỳền có ca bài kinh dưới dạng thần chú. Viề điểm này theo em đây là cách dẫn nhập khi Phât giáo truyền thừa sang các khu vực, có văn hóa. tín ngưỡng sở tại khác nhau. do vậy có sự linh động trong Phương tiện( đây chỉ là ý kiến cá nhân, vì em thấy có các bài tụng của Nam truyền cũng có cách giống như Thập chú , và năng lực cũng giống vậy, chỉ khác cách hành văn)
Chỉnh sửa cuối: