Tìm hiểu kỹ hơn thì bản chất nó là
"Thay vào đó áp phần mềm kiểm soát lượng bán ra kết nối với Thuế là đc."
Và được gọi là hóa đơn điện tử.
Cái hóa đơn này không cần in ra. Ai muốn lấy thì bảo cây xăng họ in cho thôi. Còn mỗi lần bấm vòi bao nhiêu thì đó gọi là 1 cái hóa đơn cho bên thuế.
Làm thế nghĩa là thuế nắm được con số bán ra qua vòi. Và có số liệu để so với số lượng mua vào.
Như thế sẽ tránh được tình trạng mua vào có hóa đơn 1 tấn, bán ra qua vòi 3 tấn, nhưng vì "cuối ngày/tuần/tháng xuất một cái hóa đơn to" nên cái hóa đơn to ấy rất phù hợp với cái hóa đơn đầu vào 1 tấn ạ.
Nghĩa là cây xăng không mua lậu, bán lậu được nữa.
Về chi phí thì cần bổ sung phần mềm (vì đa số phần cứng đều tương thích) để kết nối cái dữ liệu mỗi lần bơm vào phần mền hóa đơn và kết nối vào hệ thống tính thuế. Và chi phí duy trì kết nối/tính toán cho mỗi lần bấm vòi ấy nó vào khoảng 50 đồng/lần (không phụ thuộc vào khối lượng bơm của lần ấy, nghĩa là mua 1 lần nửa lít hay nửa tấn thì chi phí cho cái hóa đơn ấy đều là khoảng 50 đồng)
các doanh nghiệp đang kêu các khó khăn là chi phí mua cây mới, chi phí phần mềm, chi phí duy trì..... đến cả tỷ, trong đó thay cây đến cả 300-500 triệu. Nhưng thực tế HẦU HẾT, chỉ còn rất rất ít cây ở vùng xa xôi lắm mới không tương thích nên việc bắt buộc phải thay là không chính xác.
Một số thông tin mỗi hóa đơn mất 300 đồng cũng không chính xác.
Việc phải tác động vào cây đã được niêm phong là sai cũng không được thuyết phục lắm, vì việc tác động đó là có lý do chính đáng, tác động xong cần thì niêm phong lại như là sau 1 lần bảo dưỡng thôi.
Lý do chính có nhẽ là nếu xong hóa đơn điện tử thì đầu vào và đầu ra khó khớp nhau nếu vẫn làm ăn như cũ.
Giá xăng dầu bán ra thì NN quy định, đầu vào thì DN đầu mối quyết định, chi phí của cửa hàng bán lẻ chỉ có thế, tiền đâu mà lắp hệ thống hoá đơn? Cái này cơ quan QL phải tháo gỡ cho DN bán lẻ.
Tôi thì thấy các đồng chí trên trển không nêu được rõ ràng lý do cần làm như thế.
Tại sao mấy anh Dầu cần Hoá đơn cho từng lần bán hàng, trong khi các anh khác không cần ngay?
Tại sao không để cuối ngày, thậm chí cuối tuần => Làm 1 cái Hoá đơn to?
Nó tương tự cái vụ hợp pháp hoá Oánh tá lả: Không quản được thì cấm.
E cũng nghe chuyện này lâu lâu rồi, có lần e thử hỏi vui vui ở cây xăng Petro hẳn hoi nhưng nhân viên cũng vui vẻ trả lời là chưa đáp ứng ngay đc, nhất là với các xe máy 50k xếp kín cây xăng thì ko hiểu thời gian xuất hóa đơn kiểu gì??? thậm trí có xuất cho họ thì họ cũng vứt đi (giống như hóa đơn rút tiền ở ATM)....
Vụ hoá đơn này hành doanh nghiệp là chính!
Cứ thu mẹ nó phế 10% sale tax như bọn tư bẩn - vứt cái VAT lởm khởm bị lợi dụng hoàn bao năm đi.
Sale tax 10% vào thẳng túi nhà nước. In hay không in hoá đơn quan tâm choá gì. Cứ có phát sinh mua bán là có phế 10%
hoá đơn xuất tự động chắc làm được chứ , viết gì, viết chữ j
Về lý thuyết thì xuất trực tiếp từng lần là cũng để tránh gian lận đó cụ. Ví dụ cây xăng ngày bán ra 100 lít, lần nào xuất lần đó là xong, lượng nhập (hoá đơn vào) với lượng bán (hoá đơn cho khách) = nhau. Còn như hiện tại thì cuối tháng, cuối kỳ ông A, B nào đó vẫn xin đc hoá đơn vài triệu cho đến vài chục triệu, vì cửa hàng lúc nào cũng dư cả tấn hoá đơn chưa xuất. Điển hình nhất là các cty hay lấy khống hoá đơn xăng dầu để hợp thức hoá các khoản khoán xe, thuê xe cho nhân viên để giảm thuế thu nhập cá nhân. Rồi các cty vận tải thay vì tháng chỉ hết vài trăm triệu tiền xăng, thì có thể phù phép thành vài tỷ để tăng chi phí đầu vào,...
Thay vào đó áp phần mềm kiểm soát lượng bán ra kết nối với Thuế là đc.
Đúng yêu cầu nhà nước là cứ bóp cò thì xuất hóa đơn, có cảm biến gắn vào vòi bơm xăng để đong chính xác lượng xăng vừa bơm.
Hóa đơn ở đây phải hiểu là hóa đơn điện tử, có thông tin dữ liệu trong hệ thống, còn người mua có lấy bản giấy hay ko thì kệ thôi cụ.