quá đẹp
Tặng bác 1 tấm hình CTC và 1 tấm Hoàng Longđẹp quá vậy trời
hôm trước có 1 cụ trên FB chia sẻ kinh nghiệm đi cửu trại câu ở TQ hay lên cả Nga mi TQ nữa hay sao ấy đẹp lắm các cụ ạ
Dạ em sẽ tiếp tục giới thiệu tiếp bới bácĐọc bài của mợ em biết thêm về phật giáo, cám ơn mợ mợ tiếp tục đi
Em thì bị bỏ Sera và Gaden ạDrepung là cái tu viện bị bỏ sót của bọn em, đọc bài của mợ cho đỡ tiếc.
Đức pháp vương Drukpa hiện nay đang ở tu viện Hemis, Leh, Ladakh, Bắc Ấn ạ. Hẹn bác vào topic năm sau em sẽ viết chi tiếtMợ có biết về Đức pháp vương Drukpa hay sang VN ko. Ko biết dòng tu này bên đấy ntn. Mợ có đến khu tu viện này ko
Em rất thích cáitên "đường xưa mây trắng" nhưng sự thực em chưa đọc tác phẩm nàyMợ này lấy cái "Tai" Đường Xưa Mây Trắng" tác phẩm của nhà sư THÍCH NHẤT HẠNH, thêm mấy cáu ảnh đẹp quá
em hóng
Cám ơn bácnhững bức ảnh chụp thật là màu sắc
Vậy e viết ngắn đi nhá bác, đùa thôi em phải viết dài để các bác ở lại topic em lâu, đọc mãi không hết ....Ảnh mợ chụp đẹp. Cơ mà viết dài quá
Chắc bác đã xem bộ phim này:Kiến trúc của cung điện Norbulingka chủ yếu được xây dựng bởi Dalai Lama 13 và 14, trước đó ở đây còn có một khu vườn thú nhỏ để giữ những con thú mà các Dalai Lama được tặng.
Dalai Lama 14 đã sống ở Norbulingka trước khi ông lưu vong sang Ấn Độ, vị Dalai Lama sinh năm 1935.
Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.
Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi". Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay.
Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh lamdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13. (wiki)