Sáng nay Bản tin tài chính VTV1 cũng nhắc đến vụ này. Mong là sẽ làm đến nơi đến chốn, thu hồi thiệt hại cho cụ chủ và giảm thiểu rủi ro cho các trường hợp sau này.
Em thì nghĩ là chả có cách nào phòng chống được nếu có tay trong tiếp tay (cả nhà mạng và ngân hàng), nhưng trong trường hợp đó nếu chứng minh được là có tay trong thì 1 là cụ chắc chắn sẽ đòi được tiền, 2 là cụ đang giúp nâng cấp việc quản lý thực hiện quy trình phía nhà mạng/ngân hàng rồi.Cái vấn đề lần này, hy vọng Công An và Viettel + Ngân Hàng điều tra tới nơi tới chốn + sửa lại quy trình nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Em giả thiết như sau: Có 1 nhóm tội phạm, muốn lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo kiểu này, thì chúng chỉ cần chuẩn bị:
1/ Bạn bè người quen làm trong ngân hàng: Để có thể lấy thông tin cá nhân của nạn nhân
2/ Làm CMND Giả (Cái này nghiêm trọng)
3/ Tìm cách có được 5 số thường liên hệ (hoặc thường nhắn tin của nạn nhân)
4/ Ra Nhà mạng (viettel, vina, mobi..) báo mất sim và làm lại sim
5/ Tiến hành mua hàng online (như trường hợp của em)
(Nếu có thêm tay trong ở nhà cung cấp mạng nữa thì còn nhanh hơn nữa)
Nếu cứ như quy trình cấp lại Sim hiện tại của nhà mạng + quy trình thanh toán online hiện tại của ngân hàng thì với tội phạm kiểu này, khách hàng hoàn toàn bị động, không thể bảo vệ tài khoản của mình (hoặc phòng chống bằng cách ko sử dụng Internet Banking, hoặc ko để tiền trong TK)
Bác nào có cao kiến gì phòng chống nhóm tội phạm kiểu này không???
Em thấy khi thanh toán qua Smartlink bằng Maritime bank không yêu cầu login vào internet banking. Em thử bằng thẻ của em là ngân hàng khác vẫn yêu cầu login vào internet banking. Em nghĩ đây chính là giải pháp đấy. Có số tk, có số ATM, có sim đăng ký để nhận OTP nhưng không có password thì vẫn không thanh toán được.Cái vấn đề lần này, hy vọng Công An và Viettel + Ngân Hàng điều tra tới nơi tới chốn + sửa lại quy trình nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Em giả thiết như sau: Có 1 nhóm tội phạm, muốn lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo kiểu này, thì chúng chỉ cần chuẩn bị:
1/ Bạn bè người quen làm trong ngân hàng: Để có thể lấy thông tin cá nhân của nạn nhân
2/ Làm CMND Giả (Cái này nghiêm trọng)
3/ Tìm cách có được 5 số thường liên hệ (hoặc thường nhắn tin của nạn nhân)
4/ Ra Nhà mạng (viettel, vina, mobi..) báo mất sim và làm lại sim
5/ Tiến hành mua hàng online (như trường hợp của em)
(Nếu có thêm tay trong ở nhà cung cấp mạng nữa thì còn nhanh hơn nữa)
Nếu cứ như quy trình cấp lại Sim hiện tại của nhà mạng + quy trình thanh toán online hiện tại của ngân hàng thì với tội phạm kiểu này, khách hàng hoàn toàn bị động, không thể bảo vệ tài khoản của mình (hoặc phòng chống bằng cách ko sử dụng Internet Banking, hoặc ko để tiền trong TK)
Bác nào có cao kiến gì phòng chống nhóm tội phạm kiểu này không???
Em không làm trong ngân hàng nhưng cũng biết chút ít về an toàn thông tin, tỉ dụ như độ an toàn của 1 chuỗi bằng độ an toàn của khâu yếu nhất. Em cũng không muốn nói nhiều thứ khó hiểu nhưng dễ hiểu nhất với mọi người bây giờ là không nên dùng thanh toán online của MSB ở thời điểm hiện tại. Nói nhanh cho nó vuông là như vậy, chứ người dùng thì không phải ai cũng nắm hết được quy trình, nó có 1 khâu yếu mà vẫn bô bô là đừng sợ cứ dùng đi thì quả thực là không hay. Em không nói tất cả ngân hàng, cụ thể ở đây là MSB và những ngân hàng tin tưởng hoàn toàn vào OTP gửi qua sms.Em thì nghĩ là chả có cách nào phòng chống được nếu có tay trong tiếp tay (cả nhà mạng và ngân hàng), nhưng trong trường hợp đó nếu chứng minh được là có tay trong thì 1 là cụ chắc chắn sẽ đòi được tiền, 2 là cụ đang giúp nâng cấp việc quản lý thực hiện quy trình phía nhà mạng/ngân hàng rồi.
Xét cho cùng thì xã hội sẽ ngày càng có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống, vào các tổ chức mình không quản lý. Không còn thời cụ khư khư giấu tiền vàng trong thùng rồi chôn dưới nền nhà. Vậy nên phải có sự tin tưởng nhất định thôi cụ ạ, em cũng mong trường hợp như cụ chỉ là ngoại lệ, vì theo em biết ngân hàng là một trong những nơi có sự kiểm soát chặt chẽ nhất đối với nhân viên và việc thực hiện quy trình, vì họ giữ tiền của người khác và an toàn, bảo mật là vấn đề uy tín, lòng tin và kinh doanh của họ ạ.
Trong 5 bước đặt ra, hai bước 1 và 4 là hai bước rất khó xảy ra nếu làm đúng quy trình cụ ạ, cho nên lỗi ở đây không phải vấn đề quy trình đúng hay sai rồi, nó là vấn đề "thực hiện đúng quy trình", vậy nên quy trình không phải sửa gì cả mà cái cần là nâng cao việc giám sát thực hiện nó.
Em nói thế để cụ đặt lại cho đúng vấn đề cụ nhé.
Thế nào là Lỏng thế nào và thế nào là Ảnh hưởng tới cả một hệ thống thanh toán củ ngân hàng hả cụ. Cụ có thể mở mang kiến thức cho anh em được không ạ. Em thì vẫn dùng bình thường, gì chứ cướp số điện thoại của em khó lắm, mất 1 phút là em la làng lên ngay, làm gì có chuyện ung dung ngồi nhận tin nhắn được. Chưa kể số CMND, ngày sinh, thông tin thẻ của em lấy cũng khó lấy ra lắm lắm. Tất cả cùng trùng hợp thế này thì xác suất khó hơn ăn lô 5 nháy 1 tuần liền.Viettel làm ăn như vậy là quá lỏng lẻo và không thể chấp nhận được. Ảnh hưởng tới cả một hệ thống thanh toán của ngân hàng. giờ ai dám dùng nữa.
Em nghĩ cụ nói cũng có lý, nếu người dùng cảm thấy mình không đủ khả năng bảo mật thông tin của mình (tức là mình là khâu yếu nhất của cả chuỗi) thì tốt nhất tránh không nên dùng, vì như vậy chỉ tổ làm cho cả hệ thống cùng yếu đi phải không cụ. Chứ ngân hàng cùng cổng có mạnh thế nào đi nữa nhưng 1 khâu trong chuỗi (theo ý cụ) vẫn yếu như vậy thì coi như hệ thống vẫn yếu mà.Em không làm trong ngân hàng nhưng cũng biết chút ít về an toàn thông tin, tỉ dụ như độ an toàn của 1 chuỗi bằng độ an toàn của khâu yếu nhất. Em cũng không muốn nói nhiều thứ khó hiểu nhưng dễ hiểu nhất với mọi người bây giờ là không nên dùng thanh toán online của MSB ở thời điểm hiện tại. Nói nhanh cho nó vuông là như vậy, chứ người dùng thì không phải ai cũng nắm hết được quy trình, nó có 1 khâu yếu mà vẫn bô bô là đừng sợ cứ dùng đi thì quả thực là không hay. Em không nói tất cả ngân hàng, cụ thể ở đây là MSB và những ngân hàng tin tưởng hoàn toàn vào OTP gửi qua sms.