Như vậy Hamas – Phong trào Anh em Hồi giáo, thành lập tại Ai Cập trong thập niên 20, sau 1967, đã nở rộ trước sự bất lực của các chủ nghĩa thế tục. Tại Gaza bị Israel chiếm đóng, thày Yassin theo chủ nghĩa tôn giáo này. Năm 1973, thày được giấy phép của nhà nước Israel cho thành lập một hội hoạt động thiện nguyện tên gọi là “Trung tâm Hồi giáo” tức là chi nhánh của Anh em Hồi giáo tại Gaza.
Hội này mở trường học, bệnh viện, thư viện, đền Hồi… và hoạt động tương trợ dân chúng địa phương một cách vô cùng hữu hiệu khiến nhiều người chẳng những có thiện cảm mà còn mang nợ Hội. Đạo Hồi không có một tổ chức Trung ương như Công giáo Ki tô với giáo phận, giám mục v.v. và mỗi đền Hồi gần như hoạt động độc lập dưới một thày chủ trì. “Trung tâm Hồi giáo” của thày Yassin trong thời kỳ đó kiểm soát 40% các đền tại Gaza cùng với các hoạt động xã hội phụ thuộc vào mỗi đền. Họ được sự giúp đỡ từ chính quyền Israel của thủ tướng Yitzhak Rabin, tích cực đến độ ông này được coi là bà mụ đỡ đầu của phong trào và giấy khai sanh của Hamas là do văn phòng của thủ tướng Rabin đóng dấu, ký tên.
Chuyện này chẳng có gì kỳ lạ cả. “Chia để trị” là phương châm mọi quyền lực đều tìm cách áp dụng để giữ vững địa vị. Vào lúc đó, đe dọa và chống đối Israel lớn nhất là từ tổ chức quốc gia chủ nghĩa PLO (Tổ chức Giải phóng Palestine). Đây là một liên minh các lực lượng thế tục do Fatah của Yasser Arafat đứng đầu. Tư tưởng của phong trào PLO là phụ nữ đeo lựu đạn chứ không phải là đội khăn che tóc nên Israel lúc đó tìm cách giúp đỡ và bơm Hamas lên để giành giật ảnh hưởng và chia rẽ. Tua nhanh đến 1996 khi có bầu cử đầu tiên trên “lãnh thổ” Palestine. Tổ chức Fatah về nhất nhưng Hamas không tham gia và tẩy chay bầu cử này khiến chính quyền của lãnh thổ thiếu uy tín. Lục đục giữa hai thành phần Palestine thế tục và tôn giáo cho phép Israel ngồi đánh đàn đợi sa mạc nở hoa. Mâu thuẫn này khiến đến 2006 mới có cuộc bầu cử thứ nhì.
Đây là cuộc bầu cử tự do duy nhất của lãnh thổ cho đến giờ, được quốc tế quan sát với phái đoàn của cựu tổng thống Mỹ Carter công nhận là trung thực. Kết quả là Hamas về nhất với 44,25% phiếu và 74 ghế trên 132 (đa số là 67 ghế). Fatah về nhì với 41,43% phiếu và 45 ghế. Tổ chức cực tả FPLP (Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine) về 3 với 4,25% ghế và 3 ghế. Lập tức có tranh chấp võ trang và 2007 kết quả của các cuộc chạm súng này là Fatah bị trục xuất khỏi Gaza do Hamas kiểm soát và chỉ còn quản lý khu vực Tây ngạn. Nếu tôn trọng kết quả của bầu cử này thì Hamas phải lãnh đạo toàn thể lãnh thổ nhưng họ bị cả Ai Cập, Israel và chính quyền chính thức của Palestine (PA) do Fatah cầm đầu khóa chân trong dải đất 360 km2 này. Chính quyền PA không trả lương công nhân viên nhà nước ở Gaza, khu vực bị vây hãm bởi hai nước láng giềng và lâm vào thiếu điện, thiếu nước, thiếu việc, thiếu tiền, thiếu đủ thứ vì các nguồn này đều do bên ngoài kiểm soát.
Năm 2004, một người liệt tứ chi và gần như là mù ngồi trên xe lăn bị trực thăng Israel bắn chết cùng với người bảo vệ đẩy xe cho ông. 9 người xớ rớ qua đường gần đó cũng chết lây. Đám tang của ông tại một nơi có 2 triệu dân cư được 200.000 người đến dự. Sheikh (Thày) Ahmed Yassin là người thành lập và lãnh đạo tinh thần của tổ chức Hamas (Phong trào Kháng chiến Hồi giáo) năm 1987 tại Gaza.
Cậu bé Yassin cùng gia đình đến đó lánh nạn năm 1948 khi Israel lập quốc và trục xuất 750.000 người Palestine. Trong thời gian 1948-1967, lãnh thổ này do Ai Cập quản lý nhưng sau chiến cuộc 1967, rơi vào tay Israel.
Bài đăng trên soi.com.vn ạ