- Biển số
- OF-74476
- Ngày cấp bằng
- 3/10/10
- Số km
- 910
- Động cơ
- 932,366 Mã lực
Như các cụ đã biết, việc cấm xe máy đã được xác định là phải làm và đã có lộ trình. Như vậy thời điểm này có nên mua đất hay nhà ở trong ngõ nữa ko ạ?
Cấm xe nội thành thôi chứ ngoại thành vẫn đi vô tư bác ạ, nếu bác ko làm việc trong nội thành thì không có gì đáng lo ngại.nhà ở ngoại thành, đi đến điểm có thể bắt đc xe bus để đến cty là 6km, em cũng đang lo sốt vó lên đây kaka
buồn cái là em lại làm ở nội thành cụ ợ .Cấm xe nội thành thôi chứ ngoại thành vẫn đi vô tư bác ạ, nếu bác ko làm việc trong nội thành thì không có gì đáng lo ngại.
Cụ sao biíe rõ thế a???Chắc cũng không đi khỏi quỹ đạo của các nước giàu thôi, dù xe có cấm xe máy được hay không:
1. Thượng lưu giàu có (+ chân dài đi kèm): trong tuần ở chung cư cao cấp trung tâm; cuối tuần về biệt thự ven đô nằm khểnh; lâu lâu về trang trại ngoại thành hưởng lạc.
2. Trung lưu: ở chung cư bám các vành đai ngoài, đi về hàng ngày bằng ô-tô; số khác commute bằng tàu điện/buýt từ nhà có đất ở ngoại ô (bán kính 20-30km) vào nội thành. Tầng lớp này ngày càng nở ra, nên tỷ trọng BDS cung ứng cho họ cũng tăng dần.
3. Tiểu thương, nghề tự do: nhà ngõ nhỏ hoặc nhà nhỏ mặt phố. Giai tầng này đang dần thu hẹp, và cũng chuyển sang đi ô-tô, nên nhà đất ngõ nhỏ có lẽ sẽ ít sôi động hơn những năm 90. Nếu nhìn mấy ông Á rồng phượng, trường hợp Tokyo, Seoul, Đài Bắc: làm đường metro đến đâu thì nhà ngõ hẹp bị dẹp hàng loạt đến đó, các công ty BĐS gom đất làm hạ tầng phân lô lại (để ngõ ô-tô chạy được) đem bán. Thị dân ngõ nhỏ trước đó hoặc tái định cư ra các khu phố mới (nên mới có hàng loạt các ga/bến hay khu phố có tên "New XXX"), hoặc mua lại nhà phố ngõ rộng hơn. Riêng mấy megacity của TQ thì khi làm đường phố nó san bằng cả trăm mét lấn vào trong, lấy đất cho xây cao ốc bám 2 bên đại lộ, be chắn nhiều khu nhà ngõ hẹp co cụm gần như khép kín (với đủ chợ cóc, gym, mát-xa...) ở bên trong!
Chủ nhà tôi thuê ở quận Shinjuku nói rằng thập niên 60 - 70 khi Tokyo bùng nổ xây dựng các tuyến xe điện (các "sên"), người dân sống trong ngõ nhỏ sẵn sàng bán lại nhà cho các công ty xây dựng để thoát cảnh "ổ chuột", tù túng. Họ biết rõ đất ngõ nhỏ nội thành chẳng thể tăng giá khi bùng nổ ô-tô và phương tiện công cộng ngày càng tiện lợi và chạy nhanh vù vù. Riêng khu Shinjuku (Tân Túc) là nơi giao thông nhộn nhịp hàng đầu thế giới với cả chục "sên" nổi chìm thì chỉ thấy cao ốc (với nhiều tòa trên 50 tầng như JICA, Mitsui, Keio Plaza, Nomura, Sumitomo, tòa thị chính...) với đường phố rộng thoáng, chứ chẳng có mấy nhà ngõ.Cụ sao biíe rõ thế a???
thank cụ, cụ ra nước ngoài lên hiêu biêt rộng. E ko nghĩ là có chuyện nhà trong ngõ bán đi để mua chung cư hoạc liền kề ven đô. Liệu viẻtnam có xây được các metro như nước ngoài, đương sắt cát linh - hà đông có phải là một mô hình như nước ngoài áp dụng ko a???Chủ nhà tôi thuê ở quận Shinjuku nói rằng thập niên 60 - 70 khi Tokyo bùng nổ xây dựng các tuyến xe điện (các "sên"), người dân sống trong ngõ nhỏ sẵn sàng bán lại nhà cho các công ty xây dựng để thoát cảnh "ổ chuột", tù túng. Họ biết rõ đất ngõ nhỏ nội thành chẳng thể tăng giá khi bùng nổ ô-tô và phương tiện công cộng ngày càng tiện lợi và chạy nhanh vù vù. Riêng khu Shinjuku (Tân Túc) là nơi giao thông nhộn nhịp hàng đầu thế giới với cả chục "sên" nổi chìm thì chỉ thấy cao ốc (với nhiều tòa trên 50 tầng như JICA, Mitsui, Keio Plaza, Nomura, Sumitomo, tòa thị chính...) với đường phố rộng thoáng, chứ chẳng có mấy nhà ngõ.
Mỗi eki (ga tàu) mở ra là bùng nổ xây dựng vì kèm theo đó là các đường gom (đường bộ, hang ngách vào ga, buýt, tramp), siêu thị, cửa hàng, vui chơi (từ bowling, tắm rửa, đến đánh bạc) khiến cho nhà phố thương mại to rộng áp đảo nhà ngõ bên trong.
Khi đã có nhiều densha (city train) rồi thì khái niệm gần xa không còn đo bằng km nữa, mà bằng số phút đi tàu hay số lần chuyển tàu/buýt. Tức là giới trung lưu không mặn mà với nhà ngõ trong nội thành nữa ==> không tăng giá nhiều.
Một điểm khác biệt khá thú vị giữa Tây (Berlin, Paris, New York) và Đông (Tokyo, Seoul, Taipei) nằm ở sự hiện diện của tàu nổi trong downtown. Người Tây bảo thủ chỉ đào subway/U-bahn chứ ít làm tàu điện nổi (cùng lắm là có thêm tramp để gom khách), trong khi mấy mega-city Á thì nổi chìm có cả (có lẽ do nhiều người quá nên không quý cảnh quan và kiến trúc cổ nữa). Nhưng điểm chung nhau là không có nhiều không gian cho nhà phố ngõ hẹp nữa, dù thỉnh thoảng vẫn thấy 2B của shipper hoặc mấy chú thích cảm giác lộng gió. Có lẽ khi có tiền rồi thì chẳng ai muốn sống trong các con ngõ sâu hoắm, hai xe không thể tránh nhau và xe cứu hỏa chẳng vào được. Mấy thành phố của Đức tôi từng ở thì đều thấy ngõ phố của họ ô-tô chạy được, dù nhà cửa đã xây lâu rồi, có lẽ do ngày xưa họ đã quen đi xe ngựa?
Thưa cụ, cả hai ý cụ nói đều có phần đúng. Nhà ngõ vẫn luôn tồn tại dù là ở nơi giàu hay nghèo, bởi luôn có một tỷ lệ cư dân chọn nó - tiểu thương, dân lao động tự do, sinh viên ở chung, cộng đồng nhập cư, thậm chí băng nhóm quần tụ. Có điều khi một đô thị đi lên thì tỷ lệ nhà ngõ sẽ phải dần nhỏ đi do phải nhường chỗ cho cao ốc, nhà phố thương mại, phố đi bộ, công trình giao thông, công trình công cộng... mọc lên ở các khu phố trung tâm. Giống như các đô thị ở các nước 3rd world (Bangkok, Manila...) thì HN, SG đang ngày càng nhiều dân trung lưu trẻ trung năng động. Giới này sinh hoạt giờ giấc khá ổn định, thích không gian rộng rãi, tiện ích lại không vướng bận chuyện giao thương khách khứa hàng ngày trong tuần, nên sẵn sàng ở chung cư hay ra ngoại thành xa mua đất rộng. Mà nhiều người trong giới này cũng xuất thân từ phố nhỏ ngõ nhỏ. Vì thế tôi mới nói nhà ngõ không ở thế thượng phong như những năm 90.Tha
thank cụ, cụ ra nước ngoài lên hiêu biêt rộng. E ko nghĩ là có chuyện nhà trong ngõ bán đi để mua chung cư hoạc liền kề ven đô. Liệu viẻtnam có xây được các metro như nước ngoài, đương sắt cát linh - hà đông có phải là một mô hình như nước ngoài áp dụng ko a???
Cụ chuẩn, kính cụ 1 ly.Thưa cụ, cả hai ý cụ nói đều có phần đúng. Nhà ngõ vẫn luôn tồn tại dù là ở nơi giàu hay nghèo, bởi luôn có một tỷ lệ cư dân chọn nó - tiểu thương, dân lao động tự do, sinh viên ở chung, cộng đồng nhập cư, thậm chí băng nhóm quần tụ. Có điều khi một đô thị đi lên thì tỷ lệ nhà ngõ sẽ phải dần nhỏ đi do phải nhường chỗ cho cao ốc, nhà phố thương mại, phố đi bộ, công trình giao thông, công trình công cộng... mọc lên ở các khu phố trung tâm. Giống như các đô thị ở các nước 3rd world (Bangkok, Manila...) thì HN, SG đang ngày càng nhiều dân trung lưu trẻ trung năng động. Giới này sinh hoạt giờ giấc khá ổn định, thích không gian rộng rãi, tiện ích lại không vướng bận chuyện giao thương khách khứa hàng ngày trong tuần, nên sẵn sàng ở chung cư hay ra ngoại thành xa mua đất rộng. Mà nhiều người trong giới này cũng xuất thân từ phố nhỏ ngõ nhỏ. Vì thế tôi mới nói nhà ngõ không ở thế thượng phong như những năm 90.
Một ý nữa cũng phải nói rõ là pháp luật BĐS của Đức, Nhật rất chặt chẽ và khoa học, chất lượng xây dựng cũng tốt, quản lý chung cư chuyên nghiệp. Trong khi đó, thuế BĐS đánh vào sở hữu đất ở (theo giá đất) khá chát, lại phải nộp hàng năm. Thế nên giới trung lưu (salaryman) cũng ngại mua nhà đất nội thành hơn, nhường đất biệt thự nội/ven đô cho giới có đầu tư làm ăn/thượng lưu. Còn dân buôn bán, nhà hàng, game, xăm trổ... thì vẫn chọn nhà đất trong ngõ để mà mưu sinh nếu không thuê/mua được nhà phố to rộng.
Riêng với Tokyo, bọn cùng Lab tôi bảo ban ngày có khoảng 40 triệu người trong nội thành, nhưng ban đêm tụt xuống chỉ còn hơn 10 triệu. Nói thế để cụ hiểu dân sống ven đô và ngoại thành hàng ngày đi làm vào nội thành đông như thế nào.
Còn mấy cái ĐSĐT ở HN cụ đề cập, thì đúng nó giống mấy cái "sên" tôi nói đấy ạ. Có điều phải đợi đến khi nào số line đủ nhiều và các tuyến buýt gom đủ tiện thì mới có nhiều người chuyển sang dùng nó. Lúc đó những câu hỏi "nhà gần ga tàu nào?", "đi tàu điện hết bao nhiêu phút?", "chuyển tàu/buýt mấy lần?" chắc sẽ thường xuyên được đưa ra khi hỏi mua nhà cửa.
Thank cụ chỉ bảo, kinh nghiệm này rất đáng để lưu tâm và học hỏiThưa cụ, cả hai ý cụ nói đều có phần đúng. Nhà ngõ vẫn luôn tồn tại dù là ở nơi giàu hay nghèo, bởi luôn có một tỷ lệ cư dân chọn nó - tiểu thương, dân lao động tự do, sinh viên ở chung, cộng đồng nhập cư, thậm chí băng nhóm quần tụ. Có điều khi một đô thị đi lên thì tỷ lệ nhà ngõ sẽ phải dần nhỏ đi do phải nhường chỗ cho cao ốc, nhà phố thương mại, phố đi bộ, công trình giao thông, công trình công cộng... mọc lên ở các khu phố trung tâm. Giống như các đô thị ở các nước 3rd world (Bangkok, Manila...) thì HN, SG đang ngày càng nhiều dân trung lưu trẻ trung năng động. Giới này sinh hoạt giờ giấc khá ổn định, thích không gian rộng rãi, tiện ích lại không vướng bận chuyện giao thương khách khứa hàng ngày trong tuần, nên sẵn sàng ở chung cư hay ra ngoại thành xa mua đất rộng. Mà nhiều người trong giới này cũng xuất thân từ phố nhỏ ngõ nhỏ. Vì thế tôi mới nói nhà ngõ không ở thế thượng phong như những năm 90.
Một ý nữa cũng phải nói rõ là pháp luật BĐS của Đức, Nhật rất chặt chẽ và khoa học, chất lượng xây dựng cũng tốt, quản lý chung cư chuyên nghiệp. Trong khi đó, thuế BĐS đánh vào sở hữu đất ở (theo giá đất) khá chát, lại phải nộp hàng năm. Thế nên giới trung lưu (salaryman) cũng ngại mua nhà đất nội thành hơn, nhường đất biệt thự nội/ven đô cho giới có đầu tư làm ăn/thượng lưu. Còn dân buôn bán, nhà hàng, game, xăm trổ... thì vẫn chọn nhà đất trong ngõ để mà mưu sinh nếu không thuê/mua được nhà phố to rộng.
Riêng với Tokyo, bọn cùng Lab tôi bảo ban ngày có khoảng 40 triệu người trong nội thành, nhưng ban đêm tụt xuống chỉ còn hơn 10 triệu. Nói thế để cụ hiểu dân sống ven đô và ngoại thành hàng ngày đi làm vào nội thành đông như thế nào.
Còn mấy cái ĐSĐT ở HN cụ đề cập, thì đúng nó giống mấy cái "sên" tôi nói đấy ạ. Có điều phải đợi đến khi nào số line đủ nhiều và các tuyến buýt gom đủ tiện thì mới có nhiều người chuyển sang dùng nó. Lúc đó những câu hỏi "nhà gần ga tàu nào?", "đi tàu điện hết bao nhiêu phút?", "chuyển tàu/buýt mấy lần?" chắc sẽ thường xuyên được đưa ra khi hỏi mua nhà cửa.
Cấm xe máy thì nhà thổ cư rẻ như cho. Nhà phân lô, liền kề đường to (tính cả vỉa hè 11m trở lên) lại lên ngôi.Cấm xe máy thì nhà thổ cư rẻ như cho. Cháu hết