Nếu áp dụng thì nhiều nhà cũng ảnh hưởng đấy các cụ nhỉ?
Hà Nội cấm chăn nuôi ở đô thị
12 quận, bốn phường thuộc thị xã Sơn Tây và năm thị trấn của Hà Nội không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm, trừ nuôi động vật cảnh, phục vụ thí nghiệm.
Sáng 7/7, với 100% đại biểu có mặt nhất trí, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ di dời những cơ sở này.
Theo đó, những khu vực sau bị cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm gồm: các phường thuộc 12 quận; bốn phường thuộc thị xã Sơn Tây, gồm Sơn Lộc, Quang Trung, Ngô Quyền và Lê Lợi.
Các thị trấn của năm huyện cũng bị cấm, gồm: thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng), Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), Đông Anh (huyện Đông Anh), Trâu Quỳ và Yên Viên (huyện Gia Lâm), Văn Điển (huyện Thanh Trì). Khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên huyện, thị xã cũng bị cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thời hạn di dời hoặc chấm dứt hoạt động cơ sở chăn nuôi là từ khi nghị quyết có hiệu lực đến ngày 31/12/2023. Thành phố sẽ có chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề cho chủ cơ sở.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho hay, mục đích của việc xây dựng quy định trên là khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp. Việc không cho phép chăn nuôi ở đô thị cũng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Các cơ sở chăn nuôi được chuyển đến những khu vực quy hoạch để có thể phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương cho hay đã tổ chức hội nghị phản biện quy định trên do ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phân người dân. Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu kỹ chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề cho chủ cơ sở chăn nuôi vì đa số đã lớn tuổi, việc chuyển nghề khó khả thi.
Ngoài ra, lãnh đạo mặt trận thành phố cũng đề nghị quy định cụ thể động vật nuôi làm cảnh, nuôi với mục đích thí nghiệm vì hiện pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến phản ứng của người dân khi gia súc, gia cầm làm cảnh được nuôi ở khu dân cư, chung cư.
Toàn thành phố hiện có trên 200.000 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gồm hơn 150.000 con trâu, bò; hơn 1,2 triệu con lợn; trên 42 triệu gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút). Số gia súc, gia cầm phải di dời ra khỏi vùng cấm là trên 200.000, với khoảng 2.000 lao động (không tính số lao động ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ).
Hà Nội cấm chăn nuôi ở đô thị
12 quận, bốn phường thuộc thị xã Sơn Tây và năm thị trấn của Hà Nội không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm, trừ nuôi động vật cảnh, phục vụ thí nghiệm.
vnexpress.net
Hà Nội cấm chăn nuôi ở đô thị
12 quận, bốn phường thuộc thị xã Sơn Tây và năm thị trấn của Hà Nội không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm, trừ nuôi động vật cảnh, phục vụ thí nghiệm.
Sáng 7/7, với 100% đại biểu có mặt nhất trí, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ di dời những cơ sở này.
Theo đó, những khu vực sau bị cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm gồm: các phường thuộc 12 quận; bốn phường thuộc thị xã Sơn Tây, gồm Sơn Lộc, Quang Trung, Ngô Quyền và Lê Lợi.
Các thị trấn của năm huyện cũng bị cấm, gồm: thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng), Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), Đông Anh (huyện Đông Anh), Trâu Quỳ và Yên Viên (huyện Gia Lâm), Văn Điển (huyện Thanh Trì). Khu chung cư, tập thể cũ, khu đô thị nằm trên huyện, thị xã cũng bị cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thời hạn di dời hoặc chấm dứt hoạt động cơ sở chăn nuôi là từ khi nghị quyết có hiệu lực đến ngày 31/12/2023. Thành phố sẽ có chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề cho chủ cơ sở.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho hay, mục đích của việc xây dựng quy định trên là khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp. Việc không cho phép chăn nuôi ở đô thị cũng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Các cơ sở chăn nuôi được chuyển đến những khu vực quy hoạch để có thể phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương cho hay đã tổ chức hội nghị phản biện quy định trên do ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phân người dân. Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu kỹ chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề cho chủ cơ sở chăn nuôi vì đa số đã lớn tuổi, việc chuyển nghề khó khả thi.
Ngoài ra, lãnh đạo mặt trận thành phố cũng đề nghị quy định cụ thể động vật nuôi làm cảnh, nuôi với mục đích thí nghiệm vì hiện pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến phản ứng của người dân khi gia súc, gia cầm làm cảnh được nuôi ở khu dân cư, chung cư.
Toàn thành phố hiện có trên 200.000 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gồm hơn 150.000 con trâu, bò; hơn 1,2 triệu con lợn; trên 42 triệu gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút). Số gia súc, gia cầm phải di dời ra khỏi vùng cấm là trên 200.000, với khoảng 2.000 lao động (không tính số lao động ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ).