- Biển số
- OF-305868
- Ngày cấp bằng
- 21/1/14
- Số km
- 40
- Động cơ
- 302,900 Mã lực
Nhiều nước Đông Nam Á lãnh đủ, nếm trái đắng vì mua vũ khí của Tàu bởi ham giá rẻ.
Các chuyên gia của tạp chí Kanwa đã chỉ ra rằng chất lượng kém đang khiến vũ khí Trung Quốc đánh mất thị trường này dù có lợi thế về giá rẻ. Trước đây là trường hợp của các chiến hạm lớp Giang Hồ II (Type 053H1), còn bây giờ là xe tăng, xe bọc thép và các vũ khí tên lửa.
Trong 15 năm trở lại đây, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang Myanmar, Malaysia hay Thái Lan trải qua những thăng trầm khác nhau, có tăng có giảm. Một số loại vũ khí Trung Quốc xuất sang các thị trường này giảm mạnh, thậm chí hoàn toàn biến mất.
Điển hình là các loại vũ khí cơ bản của bộ binh, hải quân và không quân giảm mạnh. Trong khi đó, lượng xuất khẩu các hệ thống phản lực phóng loạt MLRS và các loại vũ khí tên lửa khác lại tăng mạnh, chủ yếu nhờ vào ưu thế về giá cạnh tranh.
Khoảng 10 năm trước đây, Myanmar và Thái Lan sử dụng rộng rãi các loại vũ khí trang thiết bị lục quân, trong đó chủ yếu là các loại tăng chiến đấu chủ lực (MBT) và xe chiến đấu bọc thép (BMP) do Trung Quốc sản xuất.
Hiện tại, Thái Lan đã dừng hẳn việc mua hai loại vũ khí này của Trung Quốc và thay thế bằng các mẫu do Ukraine sản xuất.
Các chuyên gia của Kanwa bình luận: “Điều đó cho thấy lục quân và hải quân Thái Lan đã nhận ra rằng vũ khí giá rẻ không phải lúc nào cũng hiệu quả”.
Lục quân Thái Lan từng mua một số lượng lớn xe tăng T-85 của Trung Quốc. Tuy nhiên, do không có đủ thiết bị thay thế đồng bộ nên những chiếc xe tăng này thường xuyên trục trặc. Giới chuyên gia cho rằng Thái Lan không thể loại bỏ cùng lúc tất cả T-85 vì hiện chúng có số lượng rất nhiều.
Kinh nghiệm khai thác những chiếc tăng T-85 và T-69-2 do Trung Quốc sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất khẩu các loại xe bọc thép của Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Một trong những vấn đề then chốt nhất chính là việc bảo đảm dịch vụ hậu cần và bảo trì sau bán hàng. Theo các chuyên gia của Kanwa sau khi tới thăm một nhà máy sản xuất T-69-2 và các loại xe bọc thép khác của Trung Quốc thì vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc chính là các thiết bị thay thế của nước này không được tiêu chuẩn hóa một cách đồng bộ. Bên cạnh đó là sự thiếu vắng hệ thống dịch vụ hậu cần bảo đảm kỹ thuật kết nối.
Trong 3 năm trở lại đây, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Myanmar đã giảm sút đáng kể và các hợp đồng cung cấp vũ khí chính đã bị đình chỉ. Myanmar bắt đầu quay sang nhập các loại vũ khí khí tài từ Mỹ, châu Âu và Ukraine.
Ngoài các mẫu vũ khí sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc, các loại vũ khí Trung Quốc được sản xuất lắp ráp tại Pakistan hiện cũng được xuất khẩu sang nhiều nước. Điển hình là các tổ hợp tên lửa phòng không ANZA Mk2/QW-1 và tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-8.
Tuy nhiên, chất lượng của các loại vũ khí này cũng đang bị đặt dấu hỏi. Theo Kanwa, trước đây, khi lục quân Malaysia tiến hành thử nghiệm, tổ hợp tên lửa phòng không ANZA Mk2/QW-1 của Trung Quốc đã không thể tiêu diệt mục tiêu giả định.
Đã có thời kỳ việc xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không của Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á tăng mạnh. Ví dụ như Indonesia đã mua các tổ hợp QW-3, hải quân Thái Lan mua QW-18, Myanmar cũng mua các tổ hợp tên lửa phòng không HY-6 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện các nước cũng đã dè dặt đối với sản phẩm của Trung Quốc. Các chuyên gia tạp chí Kanwa cho biết Thái Lan mua QW-18 với số lượng hạn chế để trang bị cho hải quân. Quốc gia Đông Nam Á này ưa thích các tổ hợp Igla của Nga hơn và sẽ thay thế các mẫu HY-5 từng mua của Trung Quốc trước đây.
Kanwa dẫn nguồn tin quân sự Thái Lan cho biết chỉ số tin cậy trong tiêu diệt mục tiêu của các tổ hợp HY-5 chỉ đạt dưới 0,5. Ngoài ra, trong quá trình phóng tên lửa, các tổ hợp này thường xuyên gặp trục trặc, thậm chí bị kẹt trong ống phóng dẫn tới các vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Các chuyên gia của tạp chí Kanwa đã chỉ ra rằng chất lượng kém đang khiến vũ khí Trung Quốc đánh mất thị trường này dù có lợi thế về giá rẻ. Trước đây là trường hợp của các chiến hạm lớp Giang Hồ II (Type 053H1), còn bây giờ là xe tăng, xe bọc thép và các vũ khí tên lửa.
Trong 15 năm trở lại đây, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang Myanmar, Malaysia hay Thái Lan trải qua những thăng trầm khác nhau, có tăng có giảm. Một số loại vũ khí Trung Quốc xuất sang các thị trường này giảm mạnh, thậm chí hoàn toàn biến mất.
Điển hình là các loại vũ khí cơ bản của bộ binh, hải quân và không quân giảm mạnh. Trong khi đó, lượng xuất khẩu các hệ thống phản lực phóng loạt MLRS và các loại vũ khí tên lửa khác lại tăng mạnh, chủ yếu nhờ vào ưu thế về giá cạnh tranh.
Khoảng 10 năm trước đây, Myanmar và Thái Lan sử dụng rộng rãi các loại vũ khí trang thiết bị lục quân, trong đó chủ yếu là các loại tăng chiến đấu chủ lực (MBT) và xe chiến đấu bọc thép (BMP) do Trung Quốc sản xuất.
Hiện tại, Thái Lan đã dừng hẳn việc mua hai loại vũ khí này của Trung Quốc và thay thế bằng các mẫu do Ukraine sản xuất.
Các chuyên gia của Kanwa bình luận: “Điều đó cho thấy lục quân và hải quân Thái Lan đã nhận ra rằng vũ khí giá rẻ không phải lúc nào cũng hiệu quả”.
Lục quân Thái Lan từng mua một số lượng lớn xe tăng T-85 của Trung Quốc. Tuy nhiên, do không có đủ thiết bị thay thế đồng bộ nên những chiếc xe tăng này thường xuyên trục trặc. Giới chuyên gia cho rằng Thái Lan không thể loại bỏ cùng lúc tất cả T-85 vì hiện chúng có số lượng rất nhiều.
Kinh nghiệm khai thác những chiếc tăng T-85 và T-69-2 do Trung Quốc sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất khẩu các loại xe bọc thép của Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Một trong những vấn đề then chốt nhất chính là việc bảo đảm dịch vụ hậu cần và bảo trì sau bán hàng. Theo các chuyên gia của Kanwa sau khi tới thăm một nhà máy sản xuất T-69-2 và các loại xe bọc thép khác của Trung Quốc thì vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc chính là các thiết bị thay thế của nước này không được tiêu chuẩn hóa một cách đồng bộ. Bên cạnh đó là sự thiếu vắng hệ thống dịch vụ hậu cần bảo đảm kỹ thuật kết nối.
Trong 3 năm trở lại đây, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Myanmar đã giảm sút đáng kể và các hợp đồng cung cấp vũ khí chính đã bị đình chỉ. Myanmar bắt đầu quay sang nhập các loại vũ khí khí tài từ Mỹ, châu Âu và Ukraine.
Ngoài các mẫu vũ khí sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc, các loại vũ khí Trung Quốc được sản xuất lắp ráp tại Pakistan hiện cũng được xuất khẩu sang nhiều nước. Điển hình là các tổ hợp tên lửa phòng không ANZA Mk2/QW-1 và tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-8.
Tuy nhiên, chất lượng của các loại vũ khí này cũng đang bị đặt dấu hỏi. Theo Kanwa, trước đây, khi lục quân Malaysia tiến hành thử nghiệm, tổ hợp tên lửa phòng không ANZA Mk2/QW-1 của Trung Quốc đã không thể tiêu diệt mục tiêu giả định.
Đã có thời kỳ việc xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không của Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á tăng mạnh. Ví dụ như Indonesia đã mua các tổ hợp QW-3, hải quân Thái Lan mua QW-18, Myanmar cũng mua các tổ hợp tên lửa phòng không HY-6 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện các nước cũng đã dè dặt đối với sản phẩm của Trung Quốc. Các chuyên gia tạp chí Kanwa cho biết Thái Lan mua QW-18 với số lượng hạn chế để trang bị cho hải quân. Quốc gia Đông Nam Á này ưa thích các tổ hợp Igla của Nga hơn và sẽ thay thế các mẫu HY-5 từng mua của Trung Quốc trước đây.
Kanwa dẫn nguồn tin quân sự Thái Lan cho biết chỉ số tin cậy trong tiêu diệt mục tiêu của các tổ hợp HY-5 chỉ đạt dưới 0,5. Ngoài ra, trong quá trình phóng tên lửa, các tổ hợp này thường xuyên gặp trục trặc, thậm chí bị kẹt trong ống phóng dẫn tới các vấn đề hết sức nghiêm trọng.