Em là lái mới nên phải trang bị 1 số kiến thức cơ bản, lướt qua các thớt OF và hỏi cụ google, e tổng hợp và e dịt thêm tí ti về xử lý khi xảy ra sự cố thủng lốp để các cụ tài già thêm tí ý kiến và anh em tài mới tham khảo.
Khi xảy ra sự cố thủng lốp, e nghĩ có mấy khả năng:
a) đang đi trong TP mà lốp ko bị xuống hơi nhiều thì đi cố đến chỗ vá (nhiều khi xuống hơi tài mới như em cũng chẳng phát hiện ra); chứ thay lốp dự phòng vào lách cách lắm. Nếu xuống hơi nhiều thì nên i) thay lốp dự phòng hoặc ii) vá dùi và bơm lại (nếu có dụng cụ); theo em không nên chạy cố, dễ đi cái vỏ lắm. Tốt nhất là có cái bơm điện, bơm lên xem nó có xuống nhanh không, nếu không thì đi cố đến chỗ vá.
b) đang đi đường trường lốp gặp đinh xuống hơi hoặc về đến quê lốp bị xịt hẳn thì tốt nhất là thay lốp dự phòng hoặc vá dùi+bơm, không nên đi cố khi chỉ thấy xuống hơi ít vì biết lúc nào gặp hàng vá lốp, mà gặp phải hàng lởm nó phang cho tan hết la-rang. :102:
(khong biết còn khả năng nào ko nhỉ? :^)
Về cách thay lốp dự phòng:
(cái này cơ bản em hỏi cụ google + bôi đậm và thêm tí chỗ e nghĩ quan trọng)
- Nới lỏng ốc (ngược chiều kim đồng hồ) theo cách nới chéo các ốc đối diện nhau trước (tháo từng bu-lông theo hình sao: trước tiên, tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông) (chú ý: việc này sẽ được làm trước khi kích lốp lên để khi tháo ốc ra không bị trượt theo bánh). Nếu đai ốc được vít quá chắc, hãy nhỏ một ít dầu quay đai ốc và đợi một lúc rồi thử vặn (hãy lặp đi lặp lại nếu cần).
* Lời khuyên:
(em cẩn thận nên cứ in 1 tờ để trong xe, phòng khi... chứ em chệu chẳng nhớ hết được).
Cách vá lốp xe:
(Nếu thủng to hoặc bị ta lông đâm không còn khả năng vá thì phải thay lốp dự phòng rồi)
Có 3 cách vá:
1) vá trong tại các hàng vá lốp (các cụ toàn nói 20k/lốp, em thì mấy lần vá ở HBT toàn bị chém 30k :102. Cách này chuẩn nhất và em nghĩ nên làm)
2) vá dùi: dụng cụ gồm dùi nong lỗ thủng, dùi xâu dây cao su, keo và dây cao su non. Đầu tiên, kiểm tra kỹ mặt ngoài lốp xe để phát hiện hết các lỗ và tác nhân gây thủng (đinh, thuỷ tinh...), rút chúng ra khỏi lốp. Chấm dùi nong vào keo cho trơn rồi làm gọn mép vết thủng, rộng thêm một chút nếu lỗ quá nhỏ so với tiết diện dây cao su non. Bước tiếp theo, nhúng keo và lồng dây vào dùi xâu, gập đôi qua đầu dùi rồi đút ngập dây qua lỗ (đầu caosu ngoài còn khoảng 1cm). Khi rút dùi ra để đầu dây gấp ở lại trong lòng lốp, cắt 2 đầu thừa phía ngoài. Sau vài phút bắt đầu bơm hơi từ từ vào lốp cho đến áp suất chuẩn cho loại lốp đó.
3) vá bằng keo tự vá: Xì hết hơi, bơm bình keo tự vá qua đường van, sau đó bơm căng, khi cán phải đinh thì dưới áp xuất của hơi trong bánh sẽ tự đẩy keo trám kín lỗ thủng.
Các cụ đều khuyên là không nên theo cách thứ 3, không bền lại làm bẩn (hỏng?) la-rang, còn cách 2 vá dùi e thấy thẳng bạn em làm suốt đi tít chẳng ảnh hưởng gì, lâu lâu nó mới đi ra hàng vá trong lại.
Cách 1 là chuẩn nhất, nhưng không phải lúc nào cũng làm được; theo em thì cứ làm 1 bộ vá dùi (có khoảng 100k) + bơm điện (cụ nào chân to thì làm bơm chân) cũng gọn nhẹ để trong cốp phòng khi.
Bài e hơi dài (toàn copy&paste), chỉ khổ các cụ phải đọc hehehe. Nhưng cũng mong các cụ tài già bổ sung cho tí ý kiến để anh em tài mới như em có thêm kinh nghiệm.
Khi xảy ra sự cố thủng lốp, e nghĩ có mấy khả năng:
a) đang đi trong TP mà lốp ko bị xuống hơi nhiều thì đi cố đến chỗ vá (nhiều khi xuống hơi tài mới như em cũng chẳng phát hiện ra); chứ thay lốp dự phòng vào lách cách lắm. Nếu xuống hơi nhiều thì nên i) thay lốp dự phòng hoặc ii) vá dùi và bơm lại (nếu có dụng cụ); theo em không nên chạy cố, dễ đi cái vỏ lắm. Tốt nhất là có cái bơm điện, bơm lên xem nó có xuống nhanh không, nếu không thì đi cố đến chỗ vá.
b) đang đi đường trường lốp gặp đinh xuống hơi hoặc về đến quê lốp bị xịt hẳn thì tốt nhất là thay lốp dự phòng hoặc vá dùi+bơm, không nên đi cố khi chỉ thấy xuống hơi ít vì biết lúc nào gặp hàng vá lốp, mà gặp phải hàng lởm nó phang cho tan hết la-rang. :102:
(khong biết còn khả năng nào ko nhỉ? :^)
Về cách thay lốp dự phòng:
(cái này cơ bản em hỏi cụ google + bôi đậm và thêm tí chỗ e nghĩ quan trọng)
Bước 1:
- Tìm ngay một điểm dừng xe gần nhất ngay khi phát hiện lốp bị xịt, nên chọn chỗ bằng phẳng (nếu có thể) để đậu xe ngay ngắn nhưng phải chừa đủ chỗ trống để có thể tiến hành thao tác lắp bánh xe thuận tiện nhất.
[Không nên dừng xe ở các khúc cua mà xe bạn không được quan sát từ xa. Nếu bạn đặt biển báo nguy hiểm thì nên để cách vị trí đỗ xe khoảng 10-15m hoặc tìm đồ vật nào thay thế để cảnh báo sự cố cho phương tiện khác biết.
- Tắt máy, kéo phanh tay, gài số (hoặc vào chế độ P nếu xe dùng số tự động), khoá cửa xe, giữ chìa khoá bên mình khi thay lốp (bây giờ trộm cắp như ranh, rút chìa cũng để trong lúc làm việc ko có trẻ con hoặc thằng nào chui vào xe nổ máy?)
- Tìm một viên gạch hoặc hòn đá to để chèn lốp ngừa cho xe bị trôi trên mặt đường dốc.
- Bật đèn báo nguy hiểm (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) để cảnh báo sự cố hoặc bạn có thể mở nắp capô giúp cho lái xe khác dễ dàng nhận biết xe đang được sửa chữa.[/B]
Bước 2:
Lấy hộp đồ nghề (kích, cờ lê) và lốp dự phòng ra khỏi xe và kiểm tra tình trạng các thiết bị này (kiểm tra xem lốp dự phòng có bị non không).
Bước 3:
- Đặt kích cho đúng điểm được thiết kế để kích xe (thường trên kích có dán một sơ đồ chỉ dẫn nhỏ). Lưu ý: chưa kích lốp lên
- Tìm ngay một điểm dừng xe gần nhất ngay khi phát hiện lốp bị xịt, nên chọn chỗ bằng phẳng (nếu có thể) để đậu xe ngay ngắn nhưng phải chừa đủ chỗ trống để có thể tiến hành thao tác lắp bánh xe thuận tiện nhất.
[Không nên dừng xe ở các khúc cua mà xe bạn không được quan sát từ xa. Nếu bạn đặt biển báo nguy hiểm thì nên để cách vị trí đỗ xe khoảng 10-15m hoặc tìm đồ vật nào thay thế để cảnh báo sự cố cho phương tiện khác biết.
- Tắt máy, kéo phanh tay, gài số (hoặc vào chế độ P nếu xe dùng số tự động), khoá cửa xe, giữ chìa khoá bên mình khi thay lốp (bây giờ trộm cắp như ranh, rút chìa cũng để trong lúc làm việc ko có trẻ con hoặc thằng nào chui vào xe nổ máy?)
- Tìm một viên gạch hoặc hòn đá to để chèn lốp ngừa cho xe bị trôi trên mặt đường dốc.
- Bật đèn báo nguy hiểm (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) để cảnh báo sự cố hoặc bạn có thể mở nắp capô giúp cho lái xe khác dễ dàng nhận biết xe đang được sửa chữa.[/B]
Bước 2:
Lấy hộp đồ nghề (kích, cờ lê) và lốp dự phòng ra khỏi xe và kiểm tra tình trạng các thiết bị này (kiểm tra xem lốp dự phòng có bị non không).
Bước 3:
- Đặt kích cho đúng điểm được thiết kế để kích xe (thường trên kích có dán một sơ đồ chỉ dẫn nhỏ). Lưu ý: chưa kích lốp lên
- Sau đó, kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống vài chục mm đến khi bánh tỳ nhẹ xuống mặt đường sao cho nó không phải chịu tải lớn nhưng cũng không quay tự do. Tháo bánh bị hết hơi ra ngoài.
- Tiếp tục nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm và thay lốp dự phòng vào. Mục đích việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho chiếc bánh dự phòng đầy hơi.
Bước 4: Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các bu-lông khít vào ren. Lưu ý: khi lắp bu-lông không nên lắp tuần tự theo hình tròn. Cách tốt nhất là lắp theo hình ngôi sao. Bước đầu, cho 1 bu-lông vào và xoáy tay vài vòng để cố định (chưa cần vặn chặt), bu-lông tiếp theo đặt vào vị trí đối diện, cứ thế cho tới khi đủ hết bu-lông. Cuối cùng, bạn cố định tất cả cho thật khít (chưa cần siết chặt các ốc)
Bước 5:
- Hạ kích cho bánh xe tỳ xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay (không hạ hẳn) rồi xiết chặt cho đủ lực. Cách nhận biết đủ lực là khi bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch” trên thân bu-lông là được.
- Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có gì sai sót không. Nếu bánh xe quay êm và bon là được (lưu ý: xe số tự động không xoay được)
Bước 6: Từ từ hạ hết kích, lắp lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra, rút viên gạch chèn lốp trước ra.
Bước 7: Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.
- Tiếp tục nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm và thay lốp dự phòng vào. Mục đích việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho chiếc bánh dự phòng đầy hơi.
Bước 4: Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các bu-lông khít vào ren. Lưu ý: khi lắp bu-lông không nên lắp tuần tự theo hình tròn. Cách tốt nhất là lắp theo hình ngôi sao. Bước đầu, cho 1 bu-lông vào và xoáy tay vài vòng để cố định (chưa cần vặn chặt), bu-lông tiếp theo đặt vào vị trí đối diện, cứ thế cho tới khi đủ hết bu-lông. Cuối cùng, bạn cố định tất cả cho thật khít (chưa cần siết chặt các ốc)
Bước 5:
- Hạ kích cho bánh xe tỳ xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay (không hạ hẳn) rồi xiết chặt cho đủ lực. Cách nhận biết đủ lực là khi bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch” trên thân bu-lông là được.
- Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có gì sai sót không. Nếu bánh xe quay êm và bon là được (lưu ý: xe số tự động không xoay được)
Bước 6: Từ từ hạ hết kích, lắp lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra, rút viên gạch chèn lốp trước ra.
Bước 7: Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.
* Lời khuyên:
- Nếu có điều kiện bạn nên lắp thêm thiết bị hiển thị áp suất lốp thì có thể biết sớm lốp nào đang mất hơi mà không phải dừng lại xem xét.
- Kiểm tra bộ đồ nghề và lốp dự phòng 1 tháng/ 1 lần và đặc biệt trước khi đi xa.
- Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.
- Kiểm tra bộ đồ nghề và lốp dự phòng 1 tháng/ 1 lần và đặc biệt trước khi đi xa.
- Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.
(em cẩn thận nên cứ in 1 tờ để trong xe, phòng khi... chứ em chệu chẳng nhớ hết được).
Cách vá lốp xe:
(Nếu thủng to hoặc bị ta lông đâm không còn khả năng vá thì phải thay lốp dự phòng rồi)
Có 3 cách vá:
1) vá trong tại các hàng vá lốp (các cụ toàn nói 20k/lốp, em thì mấy lần vá ở HBT toàn bị chém 30k :102. Cách này chuẩn nhất và em nghĩ nên làm)
2) vá dùi: dụng cụ gồm dùi nong lỗ thủng, dùi xâu dây cao su, keo và dây cao su non. Đầu tiên, kiểm tra kỹ mặt ngoài lốp xe để phát hiện hết các lỗ và tác nhân gây thủng (đinh, thuỷ tinh...), rút chúng ra khỏi lốp. Chấm dùi nong vào keo cho trơn rồi làm gọn mép vết thủng, rộng thêm một chút nếu lỗ quá nhỏ so với tiết diện dây cao su non. Bước tiếp theo, nhúng keo và lồng dây vào dùi xâu, gập đôi qua đầu dùi rồi đút ngập dây qua lỗ (đầu caosu ngoài còn khoảng 1cm). Khi rút dùi ra để đầu dây gấp ở lại trong lòng lốp, cắt 2 đầu thừa phía ngoài. Sau vài phút bắt đầu bơm hơi từ từ vào lốp cho đến áp suất chuẩn cho loại lốp đó.
3) vá bằng keo tự vá: Xì hết hơi, bơm bình keo tự vá qua đường van, sau đó bơm căng, khi cán phải đinh thì dưới áp xuất của hơi trong bánh sẽ tự đẩy keo trám kín lỗ thủng.
Các cụ đều khuyên là không nên theo cách thứ 3, không bền lại làm bẩn (hỏng?) la-rang, còn cách 2 vá dùi e thấy thẳng bạn em làm suốt đi tít chẳng ảnh hưởng gì, lâu lâu nó mới đi ra hàng vá trong lại.
Cách 1 là chuẩn nhất, nhưng không phải lúc nào cũng làm được; theo em thì cứ làm 1 bộ vá dùi (có khoảng 100k) + bơm điện (cụ nào chân to thì làm bơm chân) cũng gọn nhẹ để trong cốp phòng khi.
Bài e hơi dài (toàn copy&paste), chỉ khổ các cụ phải đọc hehehe. Nhưng cũng mong các cụ tài già bổ sung cho tí ý kiến để anh em tài mới như em có thêm kinh nghiệm.
Chỉnh sửa cuối: