- Biển số
- OF-141294
- Ngày cấp bằng
- 10/5/12
- Số km
- 848
- Động cơ
- 373,260 Mã lực
Chào các cụ mợ!
Tình hình mưa bão năm nay có lẽ đường phố sẽ còn bị ngập nhiều! Em viết bài này mục đích hướng dẫn các cụ mợ cách xử lý khi gặp đường bị ngập nước để tránh việc xe bị hư hỏng nặng. Xe máy, ô tô nói chung đều trang bị động cơ đốt trong. Tối kị việc bị hút nước vào động cơ! Nhẹ thì khó hoặc không nổ được máy, nặng thì làm vỡ máy cong biên- phải đại tu rất tốn kém.
Sau đây em xin hướng dẫn cách xử lý tình huống gặp được bị ngập nước:
- Nếu các cụ mợ đang lưu thông nhìn thấy phía trước đường bị ngập thì việc đầu tiên là dừng xe trước chỗ ngập quan sát! Nhìn các xe đi qua xem nước sâu bao nhiêu? nếu ngập khoảng 20-25cm ( không quá nửa bánh xe ) thì mình có thể đi qua được, nhưng phải để ý chắc chắn ko có ô tô qua lại, vì nó sẽ tạo sóng đánh chùm lên xe mình gây nguy hiểm. Trường hợp nước sâu quá nửa bánh xe hoặc cao hơn và đồng thời nhìn thấy nhiều xe chết máy dắt bộ thì tốt nhất tìm đường khác, nếu cố tình phóng qua và thậm chí cả tắt máy dắt bộ thì cũng không khác 1 canh bạc là mấy đâu nhé!
- Trường hợp xe bị chết máy khi đang đi qua chỗ ngập hoặc xe để sân bị ngập sâu trong nước thì việc đầu tiên phải làm là tắt chìa khoá điện, dắt xe qua chỗ ngập và nên nhớ tuyệt đối không nên đề hoặc đạp nổ máy lúc đó (Tại sao phải vậy thì cuối bài viết này em sẽ giải thích.) Lúc này các bạn nên dắt xe tìm hàng sửa xe gần nhất yêu cầu họ tháo hẳn cái bugi xe ra ngoài, nhờ họ bịt ngón tay vào lỗ bugi rồi mới đề máy hoặc đạp nổ vài lần cho nếu có nước chui vào xilanh nó sẽ phọt ra hết. Sau đó lau sạch hoặc xì khô bugi, nắp chụp bugi, lắp lại rồi nổ máy chạy về. Trong phần nhiều trường hợp chỉ cần làm vậy là có thể nổ máy. Khả năng phải thay bugi mới rất nhỏ thôi! các hàng sửa thời vụ họ hay yêu cầu thay bugi mới chẳng qua để lấy tiền thôi nhé! nếu tình thế bắt buộc thì thay cũng được nhưng nhớ cầm bugi cũ về sấy khô rồi lắp lại sẽ chuẩn hơn. Tại sao vậy? vì mỗi loại xe sẽ có mỗi loại bugi có thông số kỹ thuật khác nhau. Ở hiệu sửa xe thông thường thì họ chỉ mua 1 vài loại bugi rẻ tiền miễn sao nổ được máy là ăn tiền. Theo tiêu chuẩn các nhà sản xuất thì lắp sai bugi về lâu dài có thể gây giảm công suất máy và làm hư hại động cơ. Cuối bài em sẽ phọt cho các cụ bảng hướng dẫn sử dụng bugi cho xe 2 bánh.
- Sau khi nổ máy được rồi thì càng sớm càng tốt các cụ mợ mang xe ra chỗ sửa quen nhờ kiểm tra dầu máy, dầu láp, lọc gió nhé! 2 loại dầu trên mà tháo que thăm kiểm tra thấy dầu chuyển sang màu trắng đục như cà phê sữa thì phải thay ngay vì đã bị nước vào. nếu ko thay sẽ làm tăng ma sát gây mòn rất nhanh các chi tiết máy và gây rỉ sét - giảm 70-80% tuổi thọ động cơ. Kiểm tra lọc gió, hộp lọc gió xem có nước thì lau sạch rồi lắp lại. Trường hợp xe đời cũ dùng chế hoà khí mà sau khi bị ngập nước đi bị nghẹt thì cần kiểm tra, rửa lại bộ chế hoà khí nữa nhé!
Em giải thích rõ cho các cụ mợ vì sao lại không nên đề nổ máy ngay sau khi xe chết máy do ngập nước:
các cụ chịu khó xem nguyên lý hoạt động của động cơ đã nhé!
động cơ 4 kỳ:
-kỳ 1 - HÚT: Xupap hay van nạp mở ra, van xả đóng lại, piston đi xuống hút theo hỗn hợp không khí và xăng, khi piston xuống đến điểm chết dưới. van nạp và van xả đều đóng.
-kỳ 2 - NÉN: Piston đi lên nén chặt hỗn hợp xăng khí lại khoảng 1/10 khi piston lên đến đỉnh. lúc này bugi phóng tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp xăng khí.
-kỳ 3- NỔ: hỗn hợp xăng khí bị đốt cháy giải phóng năng lượng đẩy quả piston xuống. trong cả 4 kỳ của động cơ, đây là kỳ duy nhất sinh công để xe chạy.
-kỳ 4 - XẢ: piston đã xuống đến điểm chết dưới, lúc này van xả mở ra , piston chạy lên tống toàn bộ khí đã cháy ra đàng ống xả.
-sau đó chu kỳ lại lặp lại từ kỳ thứ 1......
Các cụ mợ thấy rằng nếu xe bị ngập, nước đã hút vào động cơ mà mình cứ đề hoặc đạp thì ở kỳ thứ 2 quả piston đi lên không thể nén được nước xuuống thể tích còn 1/10 như nén không khí - sẽ làm cong tay biên, nứt xi lanh hậu quả là phải đại tu lại máy rất tốn kém!
Chúc các cụ mợ sử dụng xe đúng cách và an toàn!
Em thêm bảng hướng dẫn sử dụng thay thế bugi xe máy :
Tình hình mưa bão năm nay có lẽ đường phố sẽ còn bị ngập nhiều! Em viết bài này mục đích hướng dẫn các cụ mợ cách xử lý khi gặp đường bị ngập nước để tránh việc xe bị hư hỏng nặng. Xe máy, ô tô nói chung đều trang bị động cơ đốt trong. Tối kị việc bị hút nước vào động cơ! Nhẹ thì khó hoặc không nổ được máy, nặng thì làm vỡ máy cong biên- phải đại tu rất tốn kém.
Sau đây em xin hướng dẫn cách xử lý tình huống gặp được bị ngập nước:
- Nếu các cụ mợ đang lưu thông nhìn thấy phía trước đường bị ngập thì việc đầu tiên là dừng xe trước chỗ ngập quan sát! Nhìn các xe đi qua xem nước sâu bao nhiêu? nếu ngập khoảng 20-25cm ( không quá nửa bánh xe ) thì mình có thể đi qua được, nhưng phải để ý chắc chắn ko có ô tô qua lại, vì nó sẽ tạo sóng đánh chùm lên xe mình gây nguy hiểm. Trường hợp nước sâu quá nửa bánh xe hoặc cao hơn và đồng thời nhìn thấy nhiều xe chết máy dắt bộ thì tốt nhất tìm đường khác, nếu cố tình phóng qua và thậm chí cả tắt máy dắt bộ thì cũng không khác 1 canh bạc là mấy đâu nhé!
- Trường hợp xe bị chết máy khi đang đi qua chỗ ngập hoặc xe để sân bị ngập sâu trong nước thì việc đầu tiên phải làm là tắt chìa khoá điện, dắt xe qua chỗ ngập và nên nhớ tuyệt đối không nên đề hoặc đạp nổ máy lúc đó (Tại sao phải vậy thì cuối bài viết này em sẽ giải thích.) Lúc này các bạn nên dắt xe tìm hàng sửa xe gần nhất yêu cầu họ tháo hẳn cái bugi xe ra ngoài, nhờ họ bịt ngón tay vào lỗ bugi rồi mới đề máy hoặc đạp nổ vài lần cho nếu có nước chui vào xilanh nó sẽ phọt ra hết. Sau đó lau sạch hoặc xì khô bugi, nắp chụp bugi, lắp lại rồi nổ máy chạy về. Trong phần nhiều trường hợp chỉ cần làm vậy là có thể nổ máy. Khả năng phải thay bugi mới rất nhỏ thôi! các hàng sửa thời vụ họ hay yêu cầu thay bugi mới chẳng qua để lấy tiền thôi nhé! nếu tình thế bắt buộc thì thay cũng được nhưng nhớ cầm bugi cũ về sấy khô rồi lắp lại sẽ chuẩn hơn. Tại sao vậy? vì mỗi loại xe sẽ có mỗi loại bugi có thông số kỹ thuật khác nhau. Ở hiệu sửa xe thông thường thì họ chỉ mua 1 vài loại bugi rẻ tiền miễn sao nổ được máy là ăn tiền. Theo tiêu chuẩn các nhà sản xuất thì lắp sai bugi về lâu dài có thể gây giảm công suất máy và làm hư hại động cơ. Cuối bài em sẽ phọt cho các cụ bảng hướng dẫn sử dụng bugi cho xe 2 bánh.
- Sau khi nổ máy được rồi thì càng sớm càng tốt các cụ mợ mang xe ra chỗ sửa quen nhờ kiểm tra dầu máy, dầu láp, lọc gió nhé! 2 loại dầu trên mà tháo que thăm kiểm tra thấy dầu chuyển sang màu trắng đục như cà phê sữa thì phải thay ngay vì đã bị nước vào. nếu ko thay sẽ làm tăng ma sát gây mòn rất nhanh các chi tiết máy và gây rỉ sét - giảm 70-80% tuổi thọ động cơ. Kiểm tra lọc gió, hộp lọc gió xem có nước thì lau sạch rồi lắp lại. Trường hợp xe đời cũ dùng chế hoà khí mà sau khi bị ngập nước đi bị nghẹt thì cần kiểm tra, rửa lại bộ chế hoà khí nữa nhé!
Em giải thích rõ cho các cụ mợ vì sao lại không nên đề nổ máy ngay sau khi xe chết máy do ngập nước:
các cụ chịu khó xem nguyên lý hoạt động của động cơ đã nhé!
-kỳ 1 - HÚT: Xupap hay van nạp mở ra, van xả đóng lại, piston đi xuống hút theo hỗn hợp không khí và xăng, khi piston xuống đến điểm chết dưới. van nạp và van xả đều đóng.
-kỳ 2 - NÉN: Piston đi lên nén chặt hỗn hợp xăng khí lại khoảng 1/10 khi piston lên đến đỉnh. lúc này bugi phóng tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp xăng khí.
-kỳ 3- NỔ: hỗn hợp xăng khí bị đốt cháy giải phóng năng lượng đẩy quả piston xuống. trong cả 4 kỳ của động cơ, đây là kỳ duy nhất sinh công để xe chạy.
-kỳ 4 - XẢ: piston đã xuống đến điểm chết dưới, lúc này van xả mở ra , piston chạy lên tống toàn bộ khí đã cháy ra đàng ống xả.
-sau đó chu kỳ lại lặp lại từ kỳ thứ 1......
Các cụ mợ thấy rằng nếu xe bị ngập, nước đã hút vào động cơ mà mình cứ đề hoặc đạp thì ở kỳ thứ 2 quả piston đi lên không thể nén được nước xuuống thể tích còn 1/10 như nén không khí - sẽ làm cong tay biên, nứt xi lanh hậu quả là phải đại tu lại máy rất tốn kém!
Chúc các cụ mợ sử dụng xe đúng cách và an toàn!
Em thêm bảng hướng dẫn sử dụng thay thế bugi xe máy :
Chỉnh sửa cuối: