Thưa các cụ.
Nhà iem chạy xe cũng được một thời gian rồi. Khi mua thì cũng chỉ biết nghe người nọ người kia tư vấn, leo lên chạy thử thấy hợp – thế là mua – toàn xe cỏ mà! Nên cũng chẳng tìm hiểu xem cái xe của minh nó thế nào, thuộc loại gì, phân khúc gì! Miễn logo trước sau có đủ, sang số vù ga mà chạy là được!
Đi một thời gian thì mới nghe nói đến sedan, hatchback rồi phân khúc C, D nọ kia … nhà em cũng lờ mờ phân biệt và lọ mọ đi tìm hiểu. Tình cờ thấy mấy tài liệu này trên Wikipedia. Nhà iem thấy hay hay nên mạo muội dịch ra và chia sẻ lên diễn đàn cho những ai cần tìm hiểu. Đường link của tài liệu đây ạ:
https://en.wikipedia.org/wiki/Car_classification
Em nghĩ xe hơi ngày càng phổ biến và thông dụng với chúng ta. Nên những kiến thức này cũng cần thiết để chúng ta có thêm hiểu biết về một tiện ích và cũng là công nghệ của thế giới hiện đại này.
Em không phải là dân dịch thuật mà học mót tiếng Anh từ các cơ hội em có, nên bản dịch sẽ không chuẩn, đặc biệt với các từ chuyên môn. Nhưng với mong muôn chuyển tải tốt nhât những gì iem hiểu tới các cụ, em đã cố gắng dịch thoát nghĩa, Việt hóa một số từ cho hợp với ngữ cảnh và giữ nguyên tiếng Anh với từ khó dịch. Nên iem sẽ rất cảm ơn các cụ “dịch thủ” nào đi qua, thấy và sửa lỗi giúp em!
Iem cũng không rõ nên đăng bài này ở chỗ nào nên post lên đây. Nhờ ADM chuyển vào thư mục thích hợp nếu thấy bài này có ích. Hoặc xóa đi nếu nó vô bổ hoặc trùng với 1 bài nào đó rồi báo em biết cũng được!
Iem xin cảm ơn! Và hy vọng công sức lọ mọ dịch cả chiều nay của em có ích cho ai đó!
Bản dịch của iem như sau:
Cách phân loại xe oto
Chính phủ và các tổ chức tư nhân trên toàn thế giới đã phát triển hệ thống phân loại xe hơi được sử dụng cho nhiều mục đích, trong số đó có phục vụ việc định ra các luật lệ; cung cấp các chi tiết, phân loại. Các hệ thống phân loại chi tiết dưới đây được coi là phổ biến nhất hiện nay ở các nước sử dụng xe hơi nhiều và sử dụng hầu khắp trên toàn thế giới:
Cách thức phân loại:
Xe hơi có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, theo hệ thống khung sườn và “mức độ phổ biến của cấu tạo, số cửa, trần xe và số lượng chỗ ngồi” mà yêu cầu phải có dây an toàn để đáp ứng các quy định an toàn.
Các cơ quan công quyền cũng có thể thiết lập ra hệ thống phân loại xe hơi để đánh thuế. Ở Vương Quốc Anh, xe hơi bị đánh thuế theo cấu tạo, kiểu loại máy, trọng tải, loại nhiên liệu và khí thải cũng như mục đích sử dụng. Một số chính phủ khác có thể quyết định mức thuế theo nguyên tắc tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Một ví dụ khác, ở một số thành phố của Mỹ vào những năm 1920, chính quyền miễn giảm thuế cho xe “có động cơ” vì nhà chức trách tin rằng loại xe này không gây “tổn hại nghiêm trọng tới mặt đường” ( ND: cái này chắc vì lốp oto êm ái hơn vó ngựa !!! )
Cũng có một hệ thống tiêu chuẩn khác cho các loại xe hơi lưu hành trên đường phổ biến trên quốc tế ( ngoại trù Úc, Ấn Độ và Mỹ ) là bộ qui tắc ISO 3833-1977. Một ví dụ từ các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cho thuê xe hơi sử dụng bộ qui tắc “ACRISS Car Classification Code” để mô tả kích thước, chủng loại, trang thiết bị theo xe để đảm bảo rằng, xe của các đại lý cho thuê có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng bất luận khoảng cách địa lý hay bất đồng ngôn ngữ giữa đại lý và khách hàng của họ. Ở Mỹ, người ta dùng hệ thống phân loại được kết hợp giữa kích thước xe và các đặc trưng khác như chiều dài và trục cơ sở.
Phan loại của HLDI................Diễn giải
Sport......................................Loại xe có tốc độ thực tế rất cao
Luxury....................................Loại xe có tốc độ thực tế cao, nhưng không bằng sport
Large......................................Dài hơn 495,3cm + trục cơ sở hơn 279,4cm
Mid-size..................................Dài từ 457,3 tới 495,3cm + trục cơ sở từ 266,8 tới 279,4cm
Small......................................Nhỏ hơn Mid-size
Tổ chức NHTSA của Mỹ lại chia xe hơi theo tổng trọng tải của phương tiện với những trang thiết bị tiêu chuẩn bao gồm sức chứa tối đa của thùng nhiên liệu, dầu máy, nước làm mát và hệ thống điều hòa nếu có… Phân loại của NHTSA như sau:
Theo NHTSA......................Tổng trọng tải
Passenger cars: mini.............680–907 kg
Passenger cars: light.............907–1,134 kg
Passenger cars: compact.......1,134–1,360 kg
Passenger cars: medium........1,361–1,587 kg
Passenger cars: heavy...........Từ 1,588 kg trở lên
Các nhà quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ lại phát triển hệ thống phân loại xe cộ sử dụng cho việc thu phí. Theo hệ thống này thì có 2 loại phụ thuộc vào xe chở khách hay xe chở hàng. Xe chở hàng thì tiếp tục có cách phân loại chi tiết hơn, tùy vào số lượng trục bánh xe hay số lượng rờ-mọc – bao gồm cả đầu kéo và thùng hàng.
Tổ chức US EPA thì đã phát triển hệ thống phân loại xe hơi dựa theo mức độ tiêu thụ nhiên liệu của các xe cùng như nhau. Xe hơi được cũng được phân loại theo tổng thể tích khoang chở người và khoang hành lý. Xe tải thì được phân loại theo hệ số tổng trọng tải. Phân loại của US EPA như sau:
EPA car class...................Tổng thể tích khoang hành khách + hành lý
Two-seaters.......................Bất cứ loại xe nào có 2 chỗ
Minicompact.......................Bé hơn 2,407 m3
Subcompact.......................2,407 –2,803 m3
Compact............................2,832–3,087 m3
Mid-size.............................3,115–3,370 l m3
Large.................................3,398 m3 trở lên
Small station wagons...........Bé hơn 3,681 m3
Mid-size station wagons........3,681–4,502 m3
Large station wagons............từ 4,531 m3
Sự phân loại tương tự như trên được áp dụng tại Canada EPA. Hệ thống NCDB của Canada phân loại xe chở người là loại xe đặc biệt, nhưng cũng phân biệt 2 loại khác nhau là: xe “passenger van” và “light utility vehicle”. 2 loại xe này cũng không thật sự được phân biệt một cách rõ ràng trên toàn lãnh thổ Canada …
Nước Úc thì có cách phân loại riêng theo những tiêu chuẩn họ đặt ra.
( Còn tiếp …. )
Nhà iem chạy xe cũng được một thời gian rồi. Khi mua thì cũng chỉ biết nghe người nọ người kia tư vấn, leo lên chạy thử thấy hợp – thế là mua – toàn xe cỏ mà! Nên cũng chẳng tìm hiểu xem cái xe của minh nó thế nào, thuộc loại gì, phân khúc gì! Miễn logo trước sau có đủ, sang số vù ga mà chạy là được!
Đi một thời gian thì mới nghe nói đến sedan, hatchback rồi phân khúc C, D nọ kia … nhà em cũng lờ mờ phân biệt và lọ mọ đi tìm hiểu. Tình cờ thấy mấy tài liệu này trên Wikipedia. Nhà iem thấy hay hay nên mạo muội dịch ra và chia sẻ lên diễn đàn cho những ai cần tìm hiểu. Đường link của tài liệu đây ạ:
https://en.wikipedia.org/wiki/Car_classification
Em nghĩ xe hơi ngày càng phổ biến và thông dụng với chúng ta. Nên những kiến thức này cũng cần thiết để chúng ta có thêm hiểu biết về một tiện ích và cũng là công nghệ của thế giới hiện đại này.
Em không phải là dân dịch thuật mà học mót tiếng Anh từ các cơ hội em có, nên bản dịch sẽ không chuẩn, đặc biệt với các từ chuyên môn. Nhưng với mong muôn chuyển tải tốt nhât những gì iem hiểu tới các cụ, em đã cố gắng dịch thoát nghĩa, Việt hóa một số từ cho hợp với ngữ cảnh và giữ nguyên tiếng Anh với từ khó dịch. Nên iem sẽ rất cảm ơn các cụ “dịch thủ” nào đi qua, thấy và sửa lỗi giúp em!
Iem cũng không rõ nên đăng bài này ở chỗ nào nên post lên đây. Nhờ ADM chuyển vào thư mục thích hợp nếu thấy bài này có ích. Hoặc xóa đi nếu nó vô bổ hoặc trùng với 1 bài nào đó rồi báo em biết cũng được!
Iem xin cảm ơn! Và hy vọng công sức lọ mọ dịch cả chiều nay của em có ích cho ai đó!
Bản dịch của iem như sau:
Cách phân loại xe oto
Chính phủ và các tổ chức tư nhân trên toàn thế giới đã phát triển hệ thống phân loại xe hơi được sử dụng cho nhiều mục đích, trong số đó có phục vụ việc định ra các luật lệ; cung cấp các chi tiết, phân loại. Các hệ thống phân loại chi tiết dưới đây được coi là phổ biến nhất hiện nay ở các nước sử dụng xe hơi nhiều và sử dụng hầu khắp trên toàn thế giới:
Cách thức phân loại:
Xe hơi có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, theo hệ thống khung sườn và “mức độ phổ biến của cấu tạo, số cửa, trần xe và số lượng chỗ ngồi” mà yêu cầu phải có dây an toàn để đáp ứng các quy định an toàn.
Các cơ quan công quyền cũng có thể thiết lập ra hệ thống phân loại xe hơi để đánh thuế. Ở Vương Quốc Anh, xe hơi bị đánh thuế theo cấu tạo, kiểu loại máy, trọng tải, loại nhiên liệu và khí thải cũng như mục đích sử dụng. Một số chính phủ khác có thể quyết định mức thuế theo nguyên tắc tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Một ví dụ khác, ở một số thành phố của Mỹ vào những năm 1920, chính quyền miễn giảm thuế cho xe “có động cơ” vì nhà chức trách tin rằng loại xe này không gây “tổn hại nghiêm trọng tới mặt đường” ( ND: cái này chắc vì lốp oto êm ái hơn vó ngựa !!! )
Cũng có một hệ thống tiêu chuẩn khác cho các loại xe hơi lưu hành trên đường phổ biến trên quốc tế ( ngoại trù Úc, Ấn Độ và Mỹ ) là bộ qui tắc ISO 3833-1977. Một ví dụ từ các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cho thuê xe hơi sử dụng bộ qui tắc “ACRISS Car Classification Code” để mô tả kích thước, chủng loại, trang thiết bị theo xe để đảm bảo rằng, xe của các đại lý cho thuê có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng bất luận khoảng cách địa lý hay bất đồng ngôn ngữ giữa đại lý và khách hàng của họ. Ở Mỹ, người ta dùng hệ thống phân loại được kết hợp giữa kích thước xe và các đặc trưng khác như chiều dài và trục cơ sở.
Phan loại của HLDI................Diễn giải
Sport......................................Loại xe có tốc độ thực tế rất cao
Luxury....................................Loại xe có tốc độ thực tế cao, nhưng không bằng sport
Large......................................Dài hơn 495,3cm + trục cơ sở hơn 279,4cm
Mid-size..................................Dài từ 457,3 tới 495,3cm + trục cơ sở từ 266,8 tới 279,4cm
Small......................................Nhỏ hơn Mid-size
Tổ chức NHTSA của Mỹ lại chia xe hơi theo tổng trọng tải của phương tiện với những trang thiết bị tiêu chuẩn bao gồm sức chứa tối đa của thùng nhiên liệu, dầu máy, nước làm mát và hệ thống điều hòa nếu có… Phân loại của NHTSA như sau:
Theo NHTSA......................Tổng trọng tải
Passenger cars: mini.............680–907 kg
Passenger cars: light.............907–1,134 kg
Passenger cars: compact.......1,134–1,360 kg
Passenger cars: medium........1,361–1,587 kg
Passenger cars: heavy...........Từ 1,588 kg trở lên
Các nhà quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ lại phát triển hệ thống phân loại xe cộ sử dụng cho việc thu phí. Theo hệ thống này thì có 2 loại phụ thuộc vào xe chở khách hay xe chở hàng. Xe chở hàng thì tiếp tục có cách phân loại chi tiết hơn, tùy vào số lượng trục bánh xe hay số lượng rờ-mọc – bao gồm cả đầu kéo và thùng hàng.
Tổ chức US EPA thì đã phát triển hệ thống phân loại xe hơi dựa theo mức độ tiêu thụ nhiên liệu của các xe cùng như nhau. Xe hơi được cũng được phân loại theo tổng thể tích khoang chở người và khoang hành lý. Xe tải thì được phân loại theo hệ số tổng trọng tải. Phân loại của US EPA như sau:
EPA car class...................Tổng thể tích khoang hành khách + hành lý
Two-seaters.......................Bất cứ loại xe nào có 2 chỗ
Minicompact.......................Bé hơn 2,407 m3
Subcompact.......................2,407 –2,803 m3
Compact............................2,832–3,087 m3
Mid-size.............................3,115–3,370 l m3
Large.................................3,398 m3 trở lên
Small station wagons...........Bé hơn 3,681 m3
Mid-size station wagons........3,681–4,502 m3
Large station wagons............từ 4,531 m3
Sự phân loại tương tự như trên được áp dụng tại Canada EPA. Hệ thống NCDB của Canada phân loại xe chở người là loại xe đặc biệt, nhưng cũng phân biệt 2 loại khác nhau là: xe “passenger van” và “light utility vehicle”. 2 loại xe này cũng không thật sự được phân biệt một cách rõ ràng trên toàn lãnh thổ Canada …
Nước Úc thì có cách phân loại riêng theo những tiêu chuẩn họ đặt ra.
( Còn tiếp …. )