- Biển số
- OF-4419
- Ngày cấp bằng
- 25/4/07
- Số km
- 2,567
- Động cơ
- 574,150 Mã lực
- Tuổi
- 40
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- nexco.com.vn
Có rất nhiều câu hỏi làm sao để đánh giá độ cách nhiệt của phim cách nhiệt. Trong bài này, mình trình bày cách đánh giá có tính khách quan, tính khả thi cao (dễ thực hiện), có cơ sở khoa học. Nên có thể nói đây là cách đánh giá tối ưu để mang lại tính chính xác nhất.
Trong ánh nắng mặt trời có 3 tia.
- Thứ nhất là tia sáng nhìn thấy, tia này mang nhiệt khoảng 44%. Độ truyền sáng ký hiệu là VLT (Visible Light Transmittance). Chỉ số VLT càng thấp thì cách nhiệt càng tốt. Nhưng VLT cần thiết để nhìn nên phim cần có VLT không thấp quá.
- Thứ 2 là tia hồng ngoại, tia này mang nhiệt nhiều (chiếm khoảng 53%), không hề có lợi. Thông số cản tia hồng ngoại ký hiệu là IRR (Infrared Rejection). Chỉ số IRR càng cao thì cách nhiệt càng tốt.
- Thứ 3 là tia cực tím, tia này hầu như không mang nhiệt (chỉ chiếm 3% nhiệt). Thông số cản tia cực tím ký hiệu là UVR (Ultraviolet Rejection). Chỉ số UVR coi như không liên quan tới cách nhiệt. Xem ảnh 1.
Hai thông số VLT và IRR hầu hết các hãng đều công bố và hiện nhiều máy đo được 2 thông số này. Nên các bạn có thể dựa vào 2 thông số này để đánh giá độ cách nhiệt của phim. Tất nhiên cần kiểm độ tin cậy của thông số, có thể kiểm tra bằng máy đo. Máy đo thì chính xác và khách quan hơn là quảng cáo hay cảm tính.
Một số phim có tính năng phản xạ nhiệt (hồng ngoại) và được cho là cách nhiệt hơn phim khác mặc dù cùng thông số VLT, IRR. Nhưng tính năng này lại không có tác dụng trên kính ô tô vì kính ô tô hấp thụ tia hồng ngoại nên cản tính năng phản xạ nhiệt (hồng ngoại).
Có một thông số mà khá hay được nhắc đến để đánh giá độ cách nhiệt là “hệ số loại bỏ nhiệt tổng thể”, ký hiệu là TSER (Total Solar Energy Rejection). Thông số TSER thực ra ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là IRR, VLT và tính năng phản xạ hồng ngoại. Nhưng như mình đã trình bày ở trên, tính năng phản xạ hồng ngoại không có tác dụng trên ô tô. Vì thế, sử dụng thông số TSER cho kính ô tô là không chính xác.
Vậy nên dù là phim gì, công nghệ gì thì 2 chỉ số IRR, VLT vẫn sẽ quyết định độ cách nhiệt của phim cho kính ô tô.
Để một phim cách nhiệt tốt thì cần cả 2 điều kiện. Thứ 1 (điều kiện cần) là chỉ số IRR cần đạt cao, đạt 90% trở lên là tốt rồi. Thứ 2 (điều kiện đủ) là chỉ số VLT cần thấp. Nhưng VLT cần để nhìn nên không thể thấp quá được. Để vừa cách nhiệt tốt và vẫn đảm bảo tầm nhìn thì VLT cho kính sườn trước nên từ 15-25%, VLT cho kính lái sau khi dán phim nên từ 30-50%. Tất nhiên có người muốn sử dụng VLT cao hơn thì có nghĩa là cách nhiệt giảm đi.
Dưới đây là phân tích thông số của một số phim đã dán lên kính:
Phim cho kính sườn tại ảnh 2 có thông số VLT 18,4%, IRR 71,6%. Phim này có VLT vừa phải, nhưng IRR chưa cao nên cách nhiệt chưa tốt. Với thông số này cho kính sườn thì gặp nắng nhẹ chưa thấy nóng, nhưng gặp nắng gắt xiên vẫn còn nóng nên cần dùng rèm.
Phim cho kính sườn tại ảnh 3 có thông số VLT 16,3%, IRR 96,6%. Phim này có VLT vừa phải, IRR tốt nên cách nhiệt tốt. Với thông số này cho kính sườn thì gặp nắng gắt xiên cũng không còn nóng nên không cần phải dùng rèm.
Phim cho kính lái tại ảnh 4 có thông số VLT 68%, IRR 96%. Phim này mặc dù có IRR tốt, nhưng do VLT 68% là khá cao nên cách nhiệt và giảm chói chưa tốt. Phim này đi gặp nắng gắt vẫn nóng rát da và chói mắt nên có thể phải nheo mắt.
Phim cho kính lái tại ảnh 5 có thông số VLT 48%, IRR 96%. Phim này có VLT vừa phải, IRR tốt nên cách nhiệt tốt. Mặc dù phim ảnh 5 và ảnh 4 có cùng IRR là 96%, nhưng phim tại ảnh 5 có VLT thấp hơn VLT của phim ảnh 4 nên phim ảnh 5 cách nhiệt tốt hơn, giảm chói tốt hơn phim ảnh 4.
Ở trên là 2 loại máy đo của hãng Linshang. Các bạn có thể tìm kiếm thông tin hãng máy đo này. Hãng này chuyên sản xuất máy đo các tia bức xạ IR, UV, VLT.
- Máy 1 là mã LS162A (tại ảnh 2 và 3): Đo được các thông số VLT, IRR, UVR. Máy này đòi hỏi phải có chỗ kẹp mới đo được. Nên máy đo được phim, phim ở kính sườn. Máy không đo được các vị trí mà không có chỗ kẹp như kính lái, kính nóc.
- Máy 2 là mã LS110H (tại ảnh 4 và 5) : Đo được thông số VLT, IRR, UVR (như máy 1). Máy này đo được ở mọi vị trí kể cả nơi không có chỗ kẹp như kính lái, kính nóc.
Trong ánh nắng mặt trời có 3 tia.
- Thứ nhất là tia sáng nhìn thấy, tia này mang nhiệt khoảng 44%. Độ truyền sáng ký hiệu là VLT (Visible Light Transmittance). Chỉ số VLT càng thấp thì cách nhiệt càng tốt. Nhưng VLT cần thiết để nhìn nên phim cần có VLT không thấp quá.
- Thứ 2 là tia hồng ngoại, tia này mang nhiệt nhiều (chiếm khoảng 53%), không hề có lợi. Thông số cản tia hồng ngoại ký hiệu là IRR (Infrared Rejection). Chỉ số IRR càng cao thì cách nhiệt càng tốt.
- Thứ 3 là tia cực tím, tia này hầu như không mang nhiệt (chỉ chiếm 3% nhiệt). Thông số cản tia cực tím ký hiệu là UVR (Ultraviolet Rejection). Chỉ số UVR coi như không liên quan tới cách nhiệt. Xem ảnh 1.
Hai thông số VLT và IRR hầu hết các hãng đều công bố và hiện nhiều máy đo được 2 thông số này. Nên các bạn có thể dựa vào 2 thông số này để đánh giá độ cách nhiệt của phim. Tất nhiên cần kiểm độ tin cậy của thông số, có thể kiểm tra bằng máy đo. Máy đo thì chính xác và khách quan hơn là quảng cáo hay cảm tính.
Một số phim có tính năng phản xạ nhiệt (hồng ngoại) và được cho là cách nhiệt hơn phim khác mặc dù cùng thông số VLT, IRR. Nhưng tính năng này lại không có tác dụng trên kính ô tô vì kính ô tô hấp thụ tia hồng ngoại nên cản tính năng phản xạ nhiệt (hồng ngoại).
Có một thông số mà khá hay được nhắc đến để đánh giá độ cách nhiệt là “hệ số loại bỏ nhiệt tổng thể”, ký hiệu là TSER (Total Solar Energy Rejection). Thông số TSER thực ra ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là IRR, VLT và tính năng phản xạ hồng ngoại. Nhưng như mình đã trình bày ở trên, tính năng phản xạ hồng ngoại không có tác dụng trên ô tô. Vì thế, sử dụng thông số TSER cho kính ô tô là không chính xác.
Vậy nên dù là phim gì, công nghệ gì thì 2 chỉ số IRR, VLT vẫn sẽ quyết định độ cách nhiệt của phim cho kính ô tô.
Để một phim cách nhiệt tốt thì cần cả 2 điều kiện. Thứ 1 (điều kiện cần) là chỉ số IRR cần đạt cao, đạt 90% trở lên là tốt rồi. Thứ 2 (điều kiện đủ) là chỉ số VLT cần thấp. Nhưng VLT cần để nhìn nên không thể thấp quá được. Để vừa cách nhiệt tốt và vẫn đảm bảo tầm nhìn thì VLT cho kính sườn trước nên từ 15-25%, VLT cho kính lái sau khi dán phim nên từ 30-50%. Tất nhiên có người muốn sử dụng VLT cao hơn thì có nghĩa là cách nhiệt giảm đi.
Dưới đây là phân tích thông số của một số phim đã dán lên kính:
Phim cho kính sườn tại ảnh 2 có thông số VLT 18,4%, IRR 71,6%. Phim này có VLT vừa phải, nhưng IRR chưa cao nên cách nhiệt chưa tốt. Với thông số này cho kính sườn thì gặp nắng nhẹ chưa thấy nóng, nhưng gặp nắng gắt xiên vẫn còn nóng nên cần dùng rèm.
Phim cho kính sườn tại ảnh 3 có thông số VLT 16,3%, IRR 96,6%. Phim này có VLT vừa phải, IRR tốt nên cách nhiệt tốt. Với thông số này cho kính sườn thì gặp nắng gắt xiên cũng không còn nóng nên không cần phải dùng rèm.
Phim cho kính lái tại ảnh 4 có thông số VLT 68%, IRR 96%. Phim này mặc dù có IRR tốt, nhưng do VLT 68% là khá cao nên cách nhiệt và giảm chói chưa tốt. Phim này đi gặp nắng gắt vẫn nóng rát da và chói mắt nên có thể phải nheo mắt.
Phim cho kính lái tại ảnh 5 có thông số VLT 48%, IRR 96%. Phim này có VLT vừa phải, IRR tốt nên cách nhiệt tốt. Mặc dù phim ảnh 5 và ảnh 4 có cùng IRR là 96%, nhưng phim tại ảnh 5 có VLT thấp hơn VLT của phim ảnh 4 nên phim ảnh 5 cách nhiệt tốt hơn, giảm chói tốt hơn phim ảnh 4.
Ở trên là 2 loại máy đo của hãng Linshang. Các bạn có thể tìm kiếm thông tin hãng máy đo này. Hãng này chuyên sản xuất máy đo các tia bức xạ IR, UV, VLT.
- Máy 1 là mã LS162A (tại ảnh 2 và 3): Đo được các thông số VLT, IRR, UVR. Máy này đòi hỏi phải có chỗ kẹp mới đo được. Nên máy đo được phim, phim ở kính sườn. Máy không đo được các vị trí mà không có chỗ kẹp như kính lái, kính nóc.
- Máy 2 là mã LS110H (tại ảnh 4 và 5) : Đo được thông số VLT, IRR, UVR (như máy 1). Máy này đo được ở mọi vị trí kể cả nơi không có chỗ kẹp như kính lái, kính nóc.
Chỉnh sửa cuối: