[Funland] Cách chơi audio thật không hề đơn giản

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
Thường thì mình vẫn hay viết ba lăng nhăng ko chủ đề, hnay thử viết 1 bài nghiêm túc về phong cách chơi nhạc hay sang mồm gọi là cách chơi Audio.
Có hai phần tạo nên âm nhạc trong gia đình là cứng và mềm. Cứng thì gồm tất cả các loại thiết bị, từ đắt tới rẻ xử lý âm thanh đưa đến tai người nghe và mềm sẽ bao gồm tất cả những gì nhét vào mồm lũ cứng. Ta sẽ đi theo từng phần cho dễ cãi nhau…
Phần cứng tuy ko phức tạp như phần mềm nhưng cũng rất đa dạng. Ngay trong vấn đề này cũng có rất nhiều tổn thất về kinh tế nếu chỉ đi sai đường lạc lối. Thường thì người chơi thông minh phải xác định mình mua phần cứng làm gì, sưu tầm hay nghe nhạc.

chơi audio-321.jpg

1/ Sưu tầm: cái này chỉ liên quan đến những đồ đã cũ nay ngừng sản xuất và được nằm trong list đánh giá của dân chơi thế giới. Có thể là chiếc radio, cát sét, đôi loa, đầu CD… tất cả những gì quý hiếm đều có thể liệt vào danh sách này. Chẳng ai rồ dại mà mua 1 vài bộ dàn đắt tiền, đời mới để sưu tầm bởi những sp audio mới, đang sản xuất sẽ ngày càng tiên tiến, hiện đại và sẽ mất giá nếu ai đó trót bị lừa đem về nhà.
Đơn cử như loa ta có thể chọn ra vài đôi to nhỏ nằm trong list quý hiếm để mua và om. Có thể là Goodmans, JBL, Tannoy, Hitachi, Technics… Mỗi hãng đều có những huyền thoại mà càng sau sẽ càng hiếm. Nếu bạn thích âm thanh, có “một chút tài chính” và là người thích đầu tư lâu dài có chiều sâu thì việc bạn múc 1-2-3-4-… n đôi loa như vậy là phù hợp.

Tương tự như vậy với tăng âm hay các loại đầu chạy băng dây – cát sét, băng cối… Tất cả đều phải tìm tòi, nhìn ngắm và rình.
Đầu CD thì hơi khác vì định dạng Digital hiện vẫn đang tồn tại. Việc mua sưu tầm đầu CD là rất mạo hiểm và nên hạn chế bởi sự phát triển ko ngừng của nó.
Quay lại đầu cối và cát sét là hai định dạng sẽ ngày 1 hiếm đi. Cách đây 4-5 năm, việc mua những đầu này nằm trong top của thế giới với giá cả hợp lý ko quá khó khăn như hiện nay tuy nhiên chỉ vài năm nữa thì sẽ chẳng còn gì ra hồn để mua.
Nguyên nhân chính là ngoài việc sưu tầm (cả ta và tây) thì bản thân đó cũng là hai định dạng dễ chơi và cho chất âm ma mị nhất hiện nay ngang tầm đĩa than.
Em ko bàn nhiều về đĩa than vì để có được 1 âm thanh chuẩn từ nó cần khá nhiều công sức từ máy móc, kim, phần mềm, setup và liên tục đòi hỏi nguồn tài chính mới để nâng cấp thiết bị nếu bạn muốn chơi “đến cùng”.

chơi audio-134.jpg

Đài và radiocatssette lại rơi vào 1 phạm trù hơi khác. Tiêu chí đầu tiên để sưu tầm chúng với riêng bản thân mình có lẽ là phải mới và đẹp. Giá trị lịch sử (dạng ngày xưa nhà e nghe mãi cái này….) với đài ko đóng vai trò quyết định nhiều. Ưu điểm lớn nhất của thú chơi đài có lẽ là được sinh hoạt ăn uống suốt ngày (vì có nhiều bang hội) và rất hay được lên đài báo tivi. Chẳng bao giờ thấy ông có hai ba đôi loa quý thời Mỹ Nguỵ được mời phỏng vấn nhưng nếu bạn có 10-15 cái đài VEF Liên Xô kêu như lozz nằm trong kho thì việc chị Tạ Bích Loan mời lên sóng chém gió nhân dịp năm mới là điều hoàn toàn có thể xảy ra….

Em bàn tiếp về mua và sưu tầm phần cứng.
Một phần không nhỏ người chơi (cả Ta và Tây) mua phần cứng với mục đích sưu tầm. Nó ko hẳn là khoe của mà đơn giản họ muốn lưu trữ lại văn hoá nhạc đang mai một theo thời gian.
Họ mua những thứ thời bao cấp ko có điều kiện tiếp xúc về phục hồi, bảo quản, đóng giá kệ để bày hoặc thậm chí cất kho.
Trước đây, khi hàng công tơ nơ đổ về Việt Nam thì việc mua đc 1-2-3 sản phẩm nằm trong sách đỏ của ae audio trên toàn thế giới khá đơn giản.
Một số cụ trong lúc tang gia bối rối đã làm và làm tốt điều này. Những đầu cát sét Naka 1000, Cối Technics 1500, 1700, Elcaset Sony, Technics…. và nhiều thứ khác đc nằm lẫn lộn trong đống hàng công mẽo, nhật về đã là mồi ngon cho lũ dân chơi cú vọ.
Ngày nay thì ko. Ngay từ đất Căm đã có hàng trăm thợ hoặc chim lợn cơm nắm nằm chờ, hớt lớp váng trên ngon nhất để lên gối dân chơi. Chỗ còn lại sau 2-3-4 cầu mới về đến Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng…

Suy từ bản thân thì 1-2 năm nay em ko nhìn thấy và cũng chẳng mua đc phần cứng nào có rá trị sưu tầm từ đất Căm.
Hiện tại, lối thoát duy nhất có lẽ là ebay và yahoo Nhật. Những món ngon, hoàn hảo bên đó vẫn còn, nhiều là khác. Chỉ có điều giá về tới Việt Nam quá cao. Phần vì cả thế giới tranh nhau, phần vì ship rất nặng đòn. 1 cái đài hoặc đầu câm cân móc hàm độ 5 kg bạn sẽ phải trả tiền cước hơn 10 cân hơi vì vài lý do – chủ hàng cẩn thận đóng gói nhiều lớp, vài lần thùng hoặc ae dịch vụ vận tải khi nhận hàng ở Việt Nam nhét thêm độ 3-4 kg bìa ăn tiền ship. Chưa kể đài đóm hay đồ đạc mua qua ảnh rất đẹp, long lanh nhưng khi nhận hàng chỉ còn… đống tro tàn. Việc này thì quá nhiều ae thợ thuyền dính và vẫn âm thầm lặng lẽ bóp trym vắt tay lên trán hàng đêm tính kế để gỡ.
Thêm nữa là tất cả đồ audio vintage, dù mới cũ, còn tồn tại đc đến ngày hôm nay đều trong trạng thái gần đất xa trời nghĩa là phải vào viện khám tổng thể. Việc món đồ về cắm điện chạy ngay hoặc loa kêu luôn ko phải là bằng chứng cho sự ổn định của nó khi về nhà bạn.
Dây cu roa, bánh tỳ, màng gân loa, tụ tị già…. là những khó khăn luôn đồng hành với ng chơi và sưu tầm đồ Vintage. Đối với ae chơi lâu năm thì đồ chưa bị chọc ngoáy mặc dù ko hoạt động vẫn hơn những món đồ “hoạt động hoàn hảo”, “đẹp như hình”… được bán trên mạng hàng ngày.
2/ ĐỂ NGHE
Thật ra việc tách rời hai phần với nhau là hoàn toàn ko chuẩn bởi đồ để nghe có thể sưu tầm và đồ sưu tầm nghe vẫn rất ok.
Sở dĩ e làm vậy bởi ae chơi với mục đích sưu tầm nhiều khi chỉ dùng 1 phần nhỏ để nghe và ngược lại nhiều ng chỉ cần 01 bộ để nghe, khi nâng cấp họ sẽ bán để đổi bộ khác.
Có 01 câu nói luôn đúng với tất cả ae chơi audio:
Hãy mua những đồ gì phù hợp với dòng nhạc mình nghe và đến chừng mực nào mà đôi tai của bản thân còn cảm nhận được.

Phân tích ý đầu về dòng nhạc phù hợp:
Nếu các bác thích dòng nhạc cũ, bolero – pre 75 chẳng hạn thì bộ dàn sử dụng chuẩn nhất vẫn phải được sản xuất những năm đó. Loa, tăng âm và hạn chế dùng CD (bởi thời đó ng ta phát nhạc bằng Cối, Cát sét và băng 8 track).
Nếu cầu kỳ, bạn có thể setup đúng bộ như tạp chí hoặc hãng đưa ra lúc đó thì đỡ mất thời gian loanh quanh nhiều. Việc này tất nhiên ko dễ nhưng là đúng. Cách khác là dựa trên kinh nghiệm bản thân chẳng hạn như nghép 1 đôi loa cổ, độ nhạy cao trên 90 db và 1 chiếc Receiver đèn hoặc bán dẫn đc sx những năm đó cùng với 1 đầu cối vừa vừa tiền là đã có 1 chất âm khá ổn, phù hợp với thể loại… “Sao chưa thấy hồi âm, tiền chuyển đi lâu rồi mà hàng đâu ko thấy…”
Những nhạc mới, nhất là những album được thu bằng digital và xuất bản ra định dạng CD rõ ràng cần những thiết bị hiện đại, từ loa đến tăng âm để phát huy đc hết vẻ đẹp của nó.

chơi audio-234.jpg

Bản thân e vẫn mua và sưu tầm CD bởi có nhiều album ko thể tìm đc nguồn Analog gốc hoặc chỉ phát hành CD. Tuy nhiên âm nhạc số hoá sẽ làm ng nghe chóng mệt, ko thư giãn theo đúng nghĩa như khi nghe băng từ hay LP.
Nếu để chuẩn bài thì dân chơi trên thế giới thường setup cho mình 2-3 bộ dàn khác nhau để chơi vài thể loại nhạc. Đa phần dân ta thích 1 bộ phải chơi đủ các thể loại và đó là điều ko tưởng. Ví dụ như các hãng sản xuất loa họ khuyến cáo 1 số dòng chỉ nên nghe nhạc gì. Cái đó hoàn toàn đúng và ta cũng nên tuân thủ nếu có điều kiện. Ít người lôi Tannoy ra để chơi nhạc rock mặc dù chơi cũng chẳng rách được loa.
Để có được sự tỉnh táo khi phối ghép, sưu tầm và chơi phần cứng thì người tiêu dùng cần vài thứ… Tiền, Kinh Nghiệm và Điều kiện thời gian để mày mò cắm rút, so sánh.
Tốt nhất nên đặt quan hệ tốt với 1-2 người kinh doanh loại hàng này để có cơ hội trải nghiệm với mức phí tổn ít nhất.
 

Nongdantb

Xe tăng
Biển số
OF-420141
Ngày cấp bằng
3/5/16
Số km
1,167
Động cơ
230,118 Mã lực
Tuổi
41
Em cũng mê mấy đồ phát ra tiếng này.
Nhưng đẳng cấp của em là chỉ dừng ở đẳng cấp có cái để nghe là được vì đk tài chính quá hạn hẹp.
 

ngoctu2109

Xe điện
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
2,332
Động cơ
303,137 Mã lực
Thớt này cụ viết nghiêm túc theo văn phong ba lăng nhăng đúng k?

Công phu quá e tai trâu cứ loa bluetooth có tiếng động là thấy đc rồi ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
Em cũng mê mấy đồ phát ra tiếng này.
Nhưng đẳng cấp của em là chỉ dừng ở đẳng cấp có cái để nghe là được vì đk tài chính quá hạn hẹp.
Món này công phu lắm cụ, mình thì ko có đủ khả năng để theo đến cùng món này nên cũng chỉ là nghiên cứu và chơi trong khả năng mình có thể thôi
 

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
Thớt này cụ viết nghiêm túc theo văn phong ba lăng nhăng đúng k?

Công phu quá e tai trâu cứ có loa bluetooth có tiếng động là thấy đc rồi ;))
Loại ko dây này ưu điểm là tiện đi đâu cũng xách theo đc nhưng ko phải loại ko dây nào cũng cho ra âm thanh méo mó đâu cụ. Có loại pro t5 (nếu e nhớ ko nhầm) nghe cũng âm lắm
 

roberdlee

Xe buýt
Biển số
OF-342866
Ngày cấp bằng
14/11/14
Số km
622
Động cơ
278,419 Mã lực
Cụ viết rất dài, nhiều thông tin dưng mà e cũng hơi khó theo dõi tư tưởng chủ đạo của cụ. Anyway, cảm ơn cụ
 

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
Cụ viết rất dài, nhiều thông tin dưng mà e cũng hơi khó theo dõi tư tưởng chủ đạo của cụ. Anyway, cảm ơn cụ
Cụ thông cảm, em nay rảnh muốn chia sẻ để tìm người có cùng sở thích để giao lưu với lại em cũng ko giỏi trong khoản trình bày cho lắm
 

ngoctu2109

Xe điện
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
2,332
Động cơ
303,137 Mã lực
Loại ko dây này ưu điểm là tiện đi đâu cũng xách theo đc nhưng ko phải loại ko dây nào cũng cho ra âm thanh méo mó đâu cụ. Có loại pro t5 (nếu e nhớ ko nhầm) nghe cũng âm lắm
E thích kiểu online tiện dụng, kiểu nằm trên giường có thể stream nhạc lên thiết bị được :)) , hơi căng về công cuộc tìm nguồn nhạc.
 

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
E thích kiểu online tiện dụng, kiểu nằm trên giường có thể stream nhạc lên thiết bị được :)) , hơi căng về công cuộc tìm nguồn nhạc.
Thực ra nhạc thu mới nhờ nền tảng digital rất hay nhưng các thiết bị đủ để phát huy hết năng lực của loại này rất ít và giá rất rát cụ à. Như em nói ở trên ấy, nhge nhạc làm sao để cảm thấy thư giãn thoải mái chứ nghe một lúc thấy mệt là căng à :)
 

Phỗng new

Xe container
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
5,109
Động cơ
339,537 Mã lực
Cụ thớt tự viết à?
Đọc lướt có vẻ người viết hơi tham, trong khuôn khổ bài viết ngăn ngắn mà muốn truyền đạt hết đến newbie thì...
P/s: phòng nghe của cụ thớt à? Đôi loa của cụ giống loa của em phết :)
 

hungcuong02x1

Xe tải
Biển số
OF-27343
Ngày cấp bằng
12/1/09
Số km
375
Động cơ
489,665 Mã lực
Em gà mờ vừa thoát kiếp loa bluetooth, đọc đã thấy ngâm ngấm rồi. Cụ thớt tâm huyết phết ^^
 

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
Cụ thớt tự viết à?
Đọc lướt có vẻ người viết hơi tham, trong khuôn khổ bài viết ngăn ngắn mà muốn truyền đạt hết đến newbie thì...
P/s: phòng nghe của cụ thớt à? Đôi loa của cụ giống loa của em phết :)
2 quả trên của lão đại gia q7 cụ ạ, bài này em hơi lan man nhỉ, các cụ thông cảm giúp vì em cũng ko giỏi trong khoản viết và trình bày
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,944
Động cơ
531,654 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trước khi đầu tư thiết bị âm thanh, cần xác định xem mình nghe "âm nhạc" là chính hay nghe "âm thanh" là chính :)
 

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
Em gà mờ vừa thoát kiếp loa bluetooth, đọc đã thấy ngâm ngấm rồi. Cụ thớt tâm huyết phết ^^
cảm ơn cụ đã chịu khó đọc hết chia sẻ của e. Cứ nghe từ từ rồi tìm hiểu rồi nâng cấp dần trong khả năng tài chính của mình cụ ạ. Thú chơi nào mà chẳng lắm công phu, từ từ tìm tòi cũng rất vui cụ
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Không lâu nữa, nhạc số, thiết bị âm thanh số sẽ thống lĩnh. Mấy thứ analogue chỉ còn mang tính sưu tầm, hoài cổ không hơn không kém! :D
 

hungcuong02x1

Xe tải
Biển số
OF-27343
Ngày cấp bằng
12/1/09
Số km
375
Động cơ
489,665 Mã lực
cảm ơn cụ đã chịu khó đọc hết chia sẻ của e. Cứ nghe từ từ rồi tìm hiểu rồi nâng cấp dần trong khả năng tài chính của mình cụ ạ. Thú chơi nào mà chẳng lắm công phu, từ từ tìm tòi cũng rất vui cụ
Hì hì, cái post của cụ với e nó ko là định hướng cho cách chơi nào. Kiểu giống như là chia sẻ ấy. Em thấy ổn. E thì ko chơi sâu. Vì yêu cầu của e khác các cụ audiophile; lung linh, ma mị ko phải là đích đến của e nên e chốt xong bộ đồ chơi khá nhanh, sau 3 năm và 1 lần đổi thôi ^^. Lần tiếp theo chắc khi tuổi tác và dòng nhạc nó khác đi mới đổi hoặc thêm tiếp :D
 

Truong1988

Xe tải
Biển số
OF-423475
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
271
Động cơ
220,510 Mã lực
Tuổi
36
Không lâu nữa, nhạc số, thiết bị âm thanh số sẽ thống lĩnh. Mấy thứ analogue chỉ còn mang tính sưu tầm, hoài cổ không hơn không kém! :D
Riêng dòng alg e đảm bảo vẫn có thị trường riêng ko bao giờ mất nhé
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
30,859
Động cơ
635,269 Mã lực
Quan trọng vẫn là thư thái thì loa kẹo kéo cũng hay, chứ kỹ quá nó thành thợ nghe mất cc ah.
 

roberdlee

Xe buýt
Biển số
OF-342866
Ngày cấp bằng
14/11/14
Số km
622
Động cơ
278,419 Mã lực
Cụ thông cảm, em nay rảnh muốn chia sẻ để tìm người có cùng sở thích để giao lưu với lại em cũng ko giỏi trong khoản trình bày cho lắm
Vâng, nếu để hệ thống lại cụ nên chia thành Phần cứng (thiết bị ), phần mềm (tư liệu nghe nhạc).
Sở thích audio theo em trước hết phải thích nghe nhạc đã. Tất nhiên có một số bác chơi thiết bị hoành tráng hơn mức cần thiết (hơn Nhu cầu thưởng thức ), nhưng nói chung người chơi đều có sở thích với âm nhạc từ đó đòi hỏi phần thiết bị và nguồn âm đáp ứng yêu cầu của mình. Vì thế một người thích nghe chầu văn với đôi loa casette toàn dải cũng hoàn toàn có thể thoả mãn với nhu cầu của họ.
Thứ hai theo em là họ chính là người biết mình cần gì , người nghe nhạc vàng , nhạc có lời thích sự ấm áp, mộc mạc trong lời ca tiếng hát, người thích nghe sự chi tiết của từng nhạc cụ, tái hiện lại không gian hoành tráng của dàn nhạc giao hưởng hoặc thích nghe tiếng bass nét căng, tiếng trống tức ngực sẽ có những cách setup bộ của mình đáp đứng cách nghe nhạc đó.
Thứ 3: khả năng tài chính để hiện thực hoá ý muốn .
Việc tìm thấy ngay điều mình thích như cụ chủ cũng Ko nhiều người làm được, phần lớn người mới chơi sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen của người chơi cùng, người dẫn dắt , nguồn tham khảo để trải nghiêm trước khi biết rõ mình muốn gì. Câu hỏi chung hay gặp là e có nhu cầu sắm bộ dàn nghe nhạc chừng xxxtr, anh tư vấn em cái ..Một người mới chơi sẽ rất lúng túng với nhiều thuật ngữ , tiếng lóng như bass sâu, tép nhuyễn...và dễ lạc trong ma trận những bài review, topic chim mồi của các nhà kinh doanh . E thấy Ít thiết bị bị chê lắm.
Phần 2 Tư liệu nghe nhạc: nếu như ngày xưa (e tầm 8x) , dễ gặp ở các nhà có điều kiện là cái catset với chừng 5-7 cuốn băng , nghe chơi vậy. Có nhà còn giữ dc Ít đĩa than mà Ko bị cho đồng nát cũng chỉ có vài đĩa nhạc Việt hoặc liên xô thì ngày nay phần mềm tư liệu nghe nhạc phong phú hơn nhiều .
Các định dạng đều có thể kiếm được và khá phổ biến trong đó định dạng số càng ngày càng phổ thông do tính dễ chia sẻ, nhanh cập nhật và đáp ứng được nhu cầu số đông.
Các ca sỹ, kể cả ở Việt Nam , phát hành album trên các nền tảng itunes, zing, Spotify...rất nhiều và kiếm dc nguồn thu Ko Ít từ các nền tảng này. Tuy nhiên, chất lượng nhạc số phụ thuộc nhiều vào thiết bị (hạ tầng mạng, thiết bị phát- máy tính- Dac ...), nếu khắt khe ra sẽ phải đầu tư nhiều mới đáp ứng được. Các thiết bị phổ thông khó đáp ứng .
Tất nhiên chất lượng nguồn âm nào cũng phụ thuộc thiết bị nhưng nhạc số đòi hỏi nhiều thứ hơn .
Định dạng CD mặc dù có tuổi đời 40 năm nhưng hiện vẫn là định dạng phổ biến do tính nhỏ gọn, dễ lưu trữ dữ liệu và chất lượng đã được cải tiến qua thời gian nên rất ổn. Với cùng một mức đầu tư (ví dụ 1000$) CD cho chất lượng vượt trội so với nhạc số. E đang mong dân tình đổ sang chơi nhạc số hết để e có cơ hội mua đầu CD giá rẻ . (Có cụ sẽ bảo CD cũng là số nhưng khác ở đây là lưu trữ trên đĩa CD theo định dạng CD, Ko phải các file nhạc như để cập mục trên).
Định dạng catset dần trở lại sau thời gian vắng bóng trước sự xâm chiếm của đĩa CD. Tape có chất lượng khá xoàng nếu nghe trên các thiết bị phổ thông, rẻ tiền . Người nghe sẽ thấy Ít hơn sự rõ nét của từng nhạc cụ , sự tái hiện không gian trình diễn âm nhạc. Tuy nhiên sự thoái trào của tape khiến cho người sử dụng có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm hiend với giá dễ chịu hơn. Chất lượng mang lại vì thế cũng làm ngỡ ngàng nhiều người (trong đó có em). Tape có cái hay nữa là thích chương trình nào đều có thể ghi lại dễ dàng. Hiện nay vẫn có thể tìm được nguồn băng (cả gốc , băng trắng chất lượng cao)
Băng cối: Phần này chắc nhiều người yêu thích vì tính Hoài cổ của nó, nhìn cái Tape nó quay chậm chậm trong tiếng nhạc réo rắt cũng chill lắm . Nhưng cái dở là tư liệu gốc khá Ít và nguồn băng chất lượng Ko dễ kiếm, giá cao.
Đĩa than: đây là định dạng cho chất lượng ngon nhất/ mức đầu tư. Một bộ đĩa than chừng 10tr có thể có hiệu quả âm thanh hơn đầu Cd tiền k$. Điểm hạn chế là các album Ít dc phát hành trên định dạng này do tính phổ biến Ít đi, Ít cập Nhật dc chương trình. Mặc dù vậy , một số ca sỹ ban nhạc đã dần quay lại với vinyl nhưng giá vẫn khá cao, chừng 25-30$/bản hoặc một số album được tái bản (e mua queen, scorpion tái bản khá dễ).
Nếu ai thích nghe cổ điển, giao hưởng thì rất may nguồn đĩa này còn nhiều và giá rất dễ chịu (ở nước ngoài, ship về hơi vất thôi).
vài lời chia sẻ tham gia cùng cụ chủ
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top