- Biển số
- OF-1244
- Ngày cấp bằng
- 11/8/06
- Số km
- 1,028
- Động cơ
- 584,980 Mã lực
- Nơi ở
- Hà nội Việt nam
- Website
- www.facebook.com
Để các bác dùng Nikon khỏi phải lăn tăn với các con số hay ký hiệu trên ống kính hay máy ảnh Nikon, tôi mở topic này nhằm tổng hợp tất cả các khái niệm mọi người thắc mắc tại đây.
Các bác cứ bổ xung, ai hỏi gì xin được hỏi tại đây và mong các bác cùng tham gia trả lời. Tôi sẽ tổng hợp lên bài đầu tiên của topic này:
I. CÁC KÝ HIỆU TRÊN ỐNG KÍNH:
1.1. THÔNG DỤNG:
MF (Manuel Focus) Ký hiệu các ống kính không lấy nét tự động được mà chúng ta phải điều chỉnh nét bằng tay
Catadioptric Nikkor (Reflex Nikkor: Ống kính gương phản xạ): Tôi cũng không biết chính xác Catadioptric là gì, nhưng các ống kính loại này thường dùng từ Reflex Nikkor hay Mirror Lenses. Chúng ta hãy tạm gọi theo đúng bản chất của nó là ống kính Gương phản xạ, trong thực tế thường gọi là ống kính gương:
Ống kính thường ánh sáng sẽ đi thẳng qua các thấu kính, còn ống kính gương phản xạ thì ánh sáng bật đi bật lại trong ống kính trước khi đi vào mặt phẳng chứa film hoặc Sensor. Cũng chính cầu tạo này mà ống kính gương phản xạ giúp giảm chiều dài của ống kính tele. Giá thành sẽ hợp lý.
Nhưng cũng chính quá trình phản xạ đó mà chất lượng các ống kính phản xạ thường kém hơn so với các ống kính khúc xạ mặc dù ống kính này có ít thấu kính hơn nên cũng là lợi thế khi ánh sáng không phải đi qua nhiều bước trung gian.
Tôi đã dùng thử chú REFLEX NIKKOR 500mm f8, cảm giác đầu tiên là ống rất ngắn và nhẹ (giá thành hiện nay tầm loanh quanh gần 1triệu, có khi chỉ 500.000đ).
AF: tiếng Anh là Auto Focus, nghĩa là ống kính có thể lấy nét tự động.
AF-N (Auto Focus New) Có lẽ khi ra lò ống lấy nét tự động (Auto Focus) đầu tiên (năm 1986) vẫn chưa hoàn hảo về thiết kế là chủ yếu. Nên Nikon sau đó ra loại AF mới được đặt tên là AF-N
AF-I (Auto Focus Integrated Focusing Motor): Năm 1992 Nikon giới thiệu dòng ống kính có ký hiệu này. Đây là lọai ống kính có tình năng như AF-D nhưng khác biệt là có sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong, các ống kính trước đó lấy nét tự động thông qua một động cơ trên thân máy.
Chính vì vậy việc lấy nét chính xác,nhanh và êm hơn. Đặc biệt thích hợp với các ống kính tiêu cự dài (200mm đổ lên)
AF-S (Auto Focus Silent Wave Motor (SWM)) AF-S là ký hiệu cho các ống kính sử dụng động cơ Silent Wave Motor, giúp cho việc lấy nét rất nhanh,êm và chính xác. Ống kính này được giới thiệu vào năm 1998 và bao gồm các tính năng nổi bật của các ống kính trước đó. Ngày nay, các ống kính Nikon sản xuất đa phần đều là AF-S và nó lắp được mọi máy ảnh của Nikon cả các máy cơ thủa xưa. Chỉ có loại AF-S mà có thêm chữ G như có bác đã nói là bị thiến (mất vòng khẩu độ) thì không tích hợp cho máy cơ.
M/A (Manuel/Auto ) Các ống kính AF-S của Nikon đều có chức năng M/A, cho phép chuyển từ chế độ lấy nét tự động sáng chế độ lấy nét bằng tay tức thời ngay cả khi bạn đang dùng chế độ lấy nét liên tục (AF-C). Đây là một sáng kiến rất tiện trong dòng ống AF-S. Một sáng kiến tương tự là nút khoá lấy nét trên ống kính tức thị mà không phụ thuộc vào máy (Ví dụ 3 nút khoá lấy nét ở ống AF-S 70-200 f2.8 VR, tay cầm ống kính bạn có thể khoá lấy nét rồi)
IF (Internal Focus) Ống kính có ký hiệu này trên vỏ của nó là loại ống kính lấy nét bên trong, có nghĩa khi lấy nét, các thấu kính bên trong tự điều chỉnh (Ống kính không có sự thay đổi bên ngoài hoặc rất ít), chứ không thò thụt bên ngoài như loại không có IF.
Tác dụng có nó đặc biệt quan trọng đối với tele tầm xa vì nếu không có IF quá trình thò thụt ống kính đòi hỏi mất thời gian lâu hơn là ống tiêu cự ngắn, do khoảng cách dịch chuyển để chỉnh tiêu cự từ gần nhất đến vô cùng thường khá lớn và dẫn đến lấy nét chậm.
Nó cũng không làm ảnh hưởng đến tay cầm ống kính của chúng ta. IF được Nikon áp dụng vào sản xuất ống kính bắt đầu từ năm 1970.
RF (Rear Focus) Chỉnh tiêu cự sau, như chúng ta đã biết thì IF ( Internal Focus) là cách chỉnh tiêu cự trong quá trình lấy nét mà ống kính không thay đổi hoặc rất ít bề ngoài. Mà chỉ có một nhóm thấu kính trong ống kính di chuyển. Tuy nhiên nhóm ống kính này ở giữa.
Còn RF thì giống IF nhưng chỉ khác là nhóm thấu kính di chuyển để điều chỉnh tiêu cự lại nằm sau trong ống kính
VR (Vibration Reduction) Đây là công nghệ chống rung trên ống kính của Nikon, ống kính có ký hiệu này sẽ giúp chúng ta chụp hiệu quả hơn trong điều kiện thiếu sáng, chụp ở tiêu cự lớn hay ở tốc độ thấp mà hình vẫn rõ nét.
Ký hiệu trên ống kính
Thường theo quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu thì để tránh rung khi chụp ở 500mm (chẳng hạn) tốc độ bạn chụp phải là 1/500 (Đối với máy Full Frame). Máy số không FF như D300 thì 400mm tương đương 500 x 1,5 = 750mm nên tốc độ an toàn phải là 1/750 (nếu có).
Tuy nhiên nếu chụp bằng ống kính VR thì có thể chụp chậm hơn khoảng 3-4 lần. Tôi đã chụp thử ảnh với ống Nikon 80-400mm VR cầm tay khi để ở tiêu cự 400mm ở mức 1/30 mà vẫn cảm thấy đạt yêu cầu.
ED (Extra-low Dispersion glass): Các ống kính có ký hiệu trên có nghĩa ống kính có thấu kính ED, là loại thấu kính có độ tán xạ cực thấp, giảm tối đa sự sai lệch màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn.
Năm 1960 Nikon giới thiệu ống kính có các kính ED, và không áp dụng cho các ống kính rẻ tiền. Nhưng ngày nay thì hầu như các ống kính mới ra đều được áp dụng. Chỉ có khác là dùng nhiều hay ít thấu kính này trong ống kính và một điểm khác biệt nữa thường các ống kính đắt tiền (nhất là các thấu kính có viền vàng ở đầu ống kính) thấu kính ED được làm bằng thuỷ tinh cao cấp. Còn ống kính tầm trung thì thấu kính ED làm bằng nhựa.
Thấu kính ED được làm từ "chất" đắt tiền có tác dụng giảm viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính có tiêu cự dài.
Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu. Các thấu kính ED không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường. Rất may là ống Nikon hiện nay đều có ED cả
DX (ký hiệu trên ống kính) Ống kính có ký hiệu này là ống kính thiết kế cho các máy số (DSLR) có cảm biến nhỏ hơn dòng FF (tương đương film 35mm), như các máy D40, D70, D100, D80, D200 hay cả D300...
Tuy nhiên cũng thật đặc biệt khi khác các hãng khác, dòng máy Full Frame của Nikon lại sử dụng được các ống kính này (Như Nikon D3), không biết các dòng máy FF sau có vậy không???
G (G type): Các đây vài năm (khoảng năm 2000) Nikon đã đưa ra 1 lọai ống kính có ký hiệu G. Đây là dạng ống kính AF mớii không có vòng khẩu độ. Như vậy, các ống kính loại G sẽ không tích hợp vớicác thân máy cơ của Nikon.
SWM (Silent Wave Motor) Đây là viết tắt tên của một loại mô tơ siêu gọn của Nikon, trong các ống kính AF S thường lắp loại mô tô này giúp cho việc lấy nét rất nhanh, chính xác mà lại êm
Ví dụ bác nào dùng AF 80-200mm f2.8 và AF S 70-200mm f2.8 VR sẽ dễ nhận thấy nhất là âm thanh to hơn khi lấy nét của 80-200mm so với 70-200mm.
1.2. ĐẶC BIỆT:
PC (Perspective Control ) : Đây là loại ống kính đặc biệt dùng trong lĩnh vực kiến trúc,xây dựng... (chụp các công trình kiến trúc và xây dựng).
Mà có thể dễ nhân biết nhất là tác dụng khi điều chỉnh các đường thẳng không theo quy luật xa gần, do cấu trúc dịch chuyển thấu kính một cách đặc biệt.
Micro (Ống kính cho thế giới vi mô ) Nikon thường ký hiệu chức năng của ống kính trước tên gọi chung như Micro-Nikkor, Fisheye-Nikkor, Reflex-Nikkor hay PC-Nikkor... Ống có ký hiệu này dùng để chụp thể loại ảnh Macro, nhưng chụp chân dung hay sản phẩm cũng là lựa chọn cần thiết...
Nói chung các bác yêu côn trùng, hoa, lá... nên có
DC (Defocus image Control có nơi thì dùng Depth of Field Control) : Đây là ký hiệu cho một loại ống kính đặc biệt của Nikon. Người dùng có thể không chế độ mờ của hình ảnh, trước và sau đối tượng đã lấy nét, bằng cách vặn chỉnh vòng DC của ống kính. Phù hợp với chụp chân dung với hiệu quả mờ hình rất nghệ thuật. Đến giờ tôi cũng chưa biết có hãng nào khác sản xuất ống kính loại này.
Fisheye (Ống kính Mắt cá) Đây là ký hiệu cho ống kính mắt cá, có lẽ đúng như mắt con cá "nhìn đời" với góc rộng 180 độ, mắt chúng ta nhìn đời góc khoảng 45 độ.
Góc nìn 180độ
Nên khi lắp ống kính có ký hiệu này vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180độ hoặc ít hơn (tuỳ loại). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau... trong đó phải kể đến chụp chân dung biếm hoạ
Medical (Ống kính dùng trong y học và nghiên cứu) Ống kính có ký hiệu trên là ống kinh đặc biệt dùng trong y học và nghiên cứu hơn là cho chúng ta chụp bình thường.
Medical Nikkor Lens 120mm f/4.0 IF
P là ký hiệu trên ống kính mà theo Kenrockwell là sản xuất vào năm 1988 nó được hiểu là ống kính lai giữa ống kính cơ và ống có có AF lúc đó.
Nó thực ra là ống kính cơ nhưng có thể sử dụng chế độ đo sáng ma trận và các chế độ phơi sáng của máy AF.
Ống kính này ít chủng loại... và tôi đã gửi 02 hình ảnh các ống kính này ở vài bài trước đó là: MF Nikkor Super telephoto Zoom lense 1200-1700mm f/5.6~8.0s P ED IF
(Được gọi là: The mother of all Zooms !) và MF Nikkor 45mm f/2.8P
II. CÁC THUẬT NGỮ VỀ CÔNG NGHỆ:
SIC (Nikon Super Integrated Coating) : Ký hiệu này để chỉ công nghệ Phủ hợp nhất các lớp vào các loại ống kính cho máy 35mm. Công nghệ này lần đầu tiên được giới thiệu là năm 1969 và lần đầu tiên áp dụng cho ống kính 35mm f/1.4. Ngày trước, Nikon thường Phủ hợp nhất các lớp cho những ống kính loại tốt, còn hiện nay hầu như ống kính nào của hãng đều được Phủ hợp nhất các lớp.
Tác dụng của nó là giảm hiện tượng lóa sáng, bóng và dĩ nhiên sẽ làm tăng khả năng truyền sáng. Nhưng một điểm khá quan trọng là việc phủ hợp nhất các lớp còn có tác dụng cân bằng màu sắc cần thiết.
Chúng ta thường nhìn thấy mầu sắc các lớp phủ thông qua việc quan sát ống kính
Các bác có thể đọc thêm ở đây:
www.kenrockwell.com/ni...ek.htm#nic
Ở đây dùng ký hiệu NIC (Nikon Integrated Coating)
CRC (Close Range Correction): Đây là công nghệ áp dụng chủ yếu cho các ống kính góc rộng và Micro của Nikon. Hai loại ống kính trên thường có "cơ hội" chụp gần chủ thể. Chủ thể gần ngay ống kính và có thể ở vô cùng đòi hỏi để đảm bảo cho ảnh vẫn giữ được độ sắc nét và không méo mó. Các thấu kính phải có sự điều chỉnh rất linh hoạt, chính xác và có "nguyên tắc riêng" trong quá trình thay đổi tiêu cự.
Công nghệ điều chỉnh khoảng cách gần (CRC) với việc tự động tối ưu hóa vị trí các thấu kính khi khoảng cách từ ống kính đến vật chụp thay đổi, nhất là khi vào gần đáp ứng được đòi hỏi trên
Và bức ảnh dưới đây mà Ken Rockwell ví dụ sẽ cho ta hình dung hơn về điều đó
N (Nano Crystal Coating) đây là công nghệ mới ra lò của Nikon, có kỹ thuật tráng lớp chống phản chiếu giữa các thấu kính. Ống Nikon 24-70mm f2.8 có áp dụng công nghệ này và đắt hơn ống kính tương đương của hãng khác khoảng 500USD. Các ống kính có áp dụng công nghệ này sẽ có ký hiệu chữ N trên ống kính.
ASP (Aspherical lens elements) Thấu kính phi cầu. Các thấu kính đều là một phần của hình quả cầu được cắt ra, nhưng ở hình dạng đó các tia sáng đi gần ngoài rìa thường làm cho hình ảnh mất nét ở rìa bức ảnh do ánh sáng đi qua rìa thấu kính không hội tụ chính xác trên mặt sensor.
Chính vì vậy thấu kính phi cầu dùng để khắc phục những nhược điểm đó, thấu kính phi cầu được Nikon giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1968.
III. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN THÂN MÁY:
Bây giờ đến các khái niệm, thuật ngữ trên thân máy tý chút vậy, sẽ quay lại lens và công nghệ sau
S: Single servo Auto Focus (AF-S) Tự động lấy nét đơn
C: Continuous servo Auto Focus (AF-C) Tự động lấy nét liên tục
M: Manual Focus Lấy nét bằng tay
Khi chuyển cần gạt sang S (Tự động lấy nét đơn) hệ thống lấy nét của máy sẽ hoạt động khi bấm vào nút chụp, thường chúng ta bấm 1/2 nút chụp là máy đã lấy nét xong (dấu hiệu để biết lấy nét xong là có chấm tròn xanh phía dưới bên trái khung ngắm, và có tiếng Bíp nếu chúng ta không cài đạt lại Menu), đến thời điểm cần chụp hoặc thay đổi khung hình ta bấm xuống tiếp máy sẽ ghi hình. Trường hợp này máy ảnh Nikon để mặc nhiên là phải lấy được nét, máy mới cho phép chụp ảnh. Đây là chế độ thường được sử dụng nhất
Khi chuyển cần gạt sang C (Tự động lấy nét liên tục) bạn cũng lấy nét bằng cách bấm 1/2 nút chụp như trên, nhưng có khác là máy sẽ không khoá lấy nét được như trường hợp S, và chủ thể di chuyển, hệ thống lấy nét sẽ tự động điều chỉnh. Trường hợp này máy sẽ chụp ảnh cả khi bạn không lấy được nét.
M: Manual Focus Lấy nét bằng tay Tất nhiên nếu chọn chế độ này bạn phải tự lấy nét bằng tay của mình thôi. Vặn vặn xoay xoay vòng canh nét trên ống kính và căng mắt nhìn cho đúng nét. Chế độ này thường dùng nếu lấy nét khó như chụp qua hàng rào, song sắt, chụp mây trời hoặc trong chế độ chậm trong đêm tối. Ví dụ khi chụp thổi nến sinh nhật, bạn phải lấy nét vào cái chỗ thổi nến trước khi đèn tắt và chuyển từ chế độ S sang M. Trong qua trình thổi ta cứ thoải mái chụp. Còn nếu vẫn giữ chế độ S, lấy nét sẽ chậm mất khảonh khắc do đèn hỗ trợ canh nét phải hoạt động, đồng thời máy chỉ cho phép chụp khi lấy đúng nét (chế độ mặc định). Tất nhiên có một số trường hợp chụp macro hoặc bạn thích cảm giác xoay xoay vặn vặn thì cứ chuyển sang mà dùng
Lưu ý quan trọng: Máy Nikon thường để mặc định là lấy nét được sẽ có tiếp bíp, nếu bạn không thấy tiếng kêu này ngoài lý do không lấy được nét (ít trường hợp). Thì có thể trong qua trình sử dụng hay cất máy hay đưa cho ai cầm... cần gạt đã chuyển sang M hoặc C.
AF-ON (Auto Focus on) : Đây là nút bấm của các máy dòng tương đối chuyên nghiệp của Nikon trở lên. Hiểu đơn giản là Bật chức năng lấy nét tự động. Mỗi khi chụp ảnh chúng ta thường bấm 1/2 nút bấm chụp ảnh để lấy nét và giữ nguyên như vậy cho đến khi quyết định "xoạch".
Để dễ ràng và tiện lợi hơn thì nút AF-ON được thiết kế, trong quá trình chụp ảnh, ngón tay cái chúng ta bấm vào AF-ON và giữ là đối tượng cần lấy nét đã lấy xong. Thoải mái thay đổi khung hình và chọn thời điểm để bấm máy.
Nút này đặc biệt quan trọng khi chụp ảnh mà đối tượng cần lấy nét di chuyển, như trong thể thao... Và hiệu quả nhất khi chúng ta chuyển từ chế độ lấy nét S sang C (AF C là lấy nét liên tục). Máy sẽ bật chức năng dự báo lấy nét trong quá trình chủ thể di chuyển...
Tất nhiên khi đó máy nào có nhiều điểm lấy nét hơn, sẽ hoạt động hiệu quả và chính xác hơn, giống như trò FIFA, đội bóng có càng nhiều cầu thủ (điểm lấy nét) trên sân (trong một khung hình) thì bóng càng dễ vào chân một cầu thủ nào đó (lấy nét nhanh và chính xác).
Các máy bán chuyên hiện nay thường có khoảng 11 điểm lấy nét, riêng Nikon D300 thì có đến 51 điểm lấy nét, chụp thể thao thoái con gà mái
IV. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ:
WT (Wireless Transmitter) Đây là bộ phát tín hiệu không giây cho các máy ảnh chuyên dụng của Nikon. Nhờ thiết bị này sẽ tạo kết nối không dây giữa máy ảnh và máy vi tính, giúp hiển thị hình đã chụp trên máy tính và tải những hình ảnh được chọn về máy tính...
Rất tiện lợi khi chụp bóng đá, các máy ảnh ở các góc sân sẽ đều được tải hình ảnh vừa chụp về trung tâm báo chí để đăng ảnh kịp thời, hoặc trong sự kiện cần nhiều phóng viên ở các góc độ khác nhau.
Ngày trước thì bộ phận WT được thiết kế như 1 grip gắn thêm vào máy, còn bây giờ thì là bôộ phận tác rời có dây nối
V. TÓM TẮT, TỔNG KẾT:
Sau một hồi sợ các bác hoa mắt với các ký hiệu AF-S, AF, Ai-S, AF-I, Ai-P, G rồi D, rồi N... Tôi xin tổng hợp qua thế này cho dễ hiểu:
Ngày xửa ngày xưa, khi sản xuất ống kính cho các máy dòng F huyền thoại (năm 1959) Nikon cho ra lò nhiều loại ống kính dùng cho máy cơ như không ghi trên ống kính ký hiệu dẫn đến chúng ta phải học cách phân biệt (Cái này có topic nói riêng tiện hơn (Bác Kinhnuocden cũng đang viết, bác cố gắng nhé) còn topic này chỉ thiên về các ký hiệu, thuật ngữ).
Từ ống kính loại C, loại K rồi AI (Automatic Indexing ra đời năm 1977). Đặc biệt phải kể đến ống kính huyền thoại mà chắc lắm bác cũng thích sưu tầm là AI-S ra đời năm 1983 và hơn nữa có thể gắn trên các thân máy Nikon hiện nay (Các hãng khác đa phần ko có điều đó).
Đến năm 1988 Nikon ra lò ống kính lấy nét tự động đầu tiên ký hiệu AF, thiết kế có vể chưa hoàn hảo nên năm 1990 Nikon ra AF N (AF New)
Có lẽ cần cải tiến việc lấy nét, đặc biệt cho các ống kính tiêu cự dài nên năm 1992 Nikon cho ra đời loại AF-I sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong, các ống kính trước đó lấy nét tự động thông qua một động cơ trên thân máy.
Tiếp đến là ống AF-D vào năm 1995 (sẽ kiểm tra lại 1992 hay 1995) ống kính này sẽ giúp máy có thể đo được khoảng cách tới đối tượng chụp (D-distance).
Tiếp đến là AF-S chào đời năm 1998, G Series vào năm 2000.
Chung quy lại thì Nikon bây giờ đa phần là ống kính AF-S, sắp tới sẽ toàn là AF-S có thêm G (thiến vòng khẩu độ dùng cho máy cơ). Mà AF-S thì có tất cả tính năng tốt đẹp của các ống kính trước.
Còn trong dòng AF, thì AF D rõ ràng là đắt hơn một chút vì ngon hơn.
...
Các bác cứ bổ xung, ai hỏi gì xin được hỏi tại đây và mong các bác cùng tham gia trả lời. Tôi sẽ tổng hợp lên bài đầu tiên của topic này:
I. CÁC KÝ HIỆU TRÊN ỐNG KÍNH:
1.1. THÔNG DỤNG:
MF (Manuel Focus) Ký hiệu các ống kính không lấy nét tự động được mà chúng ta phải điều chỉnh nét bằng tay
Catadioptric Nikkor (Reflex Nikkor: Ống kính gương phản xạ): Tôi cũng không biết chính xác Catadioptric là gì, nhưng các ống kính loại này thường dùng từ Reflex Nikkor hay Mirror Lenses. Chúng ta hãy tạm gọi theo đúng bản chất của nó là ống kính Gương phản xạ, trong thực tế thường gọi là ống kính gương:
Ống kính thường ánh sáng sẽ đi thẳng qua các thấu kính, còn ống kính gương phản xạ thì ánh sáng bật đi bật lại trong ống kính trước khi đi vào mặt phẳng chứa film hoặc Sensor. Cũng chính cầu tạo này mà ống kính gương phản xạ giúp giảm chiều dài của ống kính tele. Giá thành sẽ hợp lý.
Nhưng cũng chính quá trình phản xạ đó mà chất lượng các ống kính phản xạ thường kém hơn so với các ống kính khúc xạ mặc dù ống kính này có ít thấu kính hơn nên cũng là lợi thế khi ánh sáng không phải đi qua nhiều bước trung gian.
Tôi đã dùng thử chú REFLEX NIKKOR 500mm f8, cảm giác đầu tiên là ống rất ngắn và nhẹ (giá thành hiện nay tầm loanh quanh gần 1triệu, có khi chỉ 500.000đ).
AF: tiếng Anh là Auto Focus, nghĩa là ống kính có thể lấy nét tự động.
AF-N (Auto Focus New) Có lẽ khi ra lò ống lấy nét tự động (Auto Focus) đầu tiên (năm 1986) vẫn chưa hoàn hảo về thiết kế là chủ yếu. Nên Nikon sau đó ra loại AF mới được đặt tên là AF-N
AF-I (Auto Focus Integrated Focusing Motor): Năm 1992 Nikon giới thiệu dòng ống kính có ký hiệu này. Đây là lọai ống kính có tình năng như AF-D nhưng khác biệt là có sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong, các ống kính trước đó lấy nét tự động thông qua một động cơ trên thân máy.
Chính vì vậy việc lấy nét chính xác,nhanh và êm hơn. Đặc biệt thích hợp với các ống kính tiêu cự dài (200mm đổ lên)
AF-S (Auto Focus Silent Wave Motor (SWM)) AF-S là ký hiệu cho các ống kính sử dụng động cơ Silent Wave Motor, giúp cho việc lấy nét rất nhanh,êm và chính xác. Ống kính này được giới thiệu vào năm 1998 và bao gồm các tính năng nổi bật của các ống kính trước đó. Ngày nay, các ống kính Nikon sản xuất đa phần đều là AF-S và nó lắp được mọi máy ảnh của Nikon cả các máy cơ thủa xưa. Chỉ có loại AF-S mà có thêm chữ G như có bác đã nói là bị thiến (mất vòng khẩu độ) thì không tích hợp cho máy cơ.
M/A (Manuel/Auto ) Các ống kính AF-S của Nikon đều có chức năng M/A, cho phép chuyển từ chế độ lấy nét tự động sáng chế độ lấy nét bằng tay tức thời ngay cả khi bạn đang dùng chế độ lấy nét liên tục (AF-C). Đây là một sáng kiến rất tiện trong dòng ống AF-S. Một sáng kiến tương tự là nút khoá lấy nét trên ống kính tức thị mà không phụ thuộc vào máy (Ví dụ 3 nút khoá lấy nét ở ống AF-S 70-200 f2.8 VR, tay cầm ống kính bạn có thể khoá lấy nét rồi)
IF (Internal Focus) Ống kính có ký hiệu này trên vỏ của nó là loại ống kính lấy nét bên trong, có nghĩa khi lấy nét, các thấu kính bên trong tự điều chỉnh (Ống kính không có sự thay đổi bên ngoài hoặc rất ít), chứ không thò thụt bên ngoài như loại không có IF.
Tác dụng có nó đặc biệt quan trọng đối với tele tầm xa vì nếu không có IF quá trình thò thụt ống kính đòi hỏi mất thời gian lâu hơn là ống tiêu cự ngắn, do khoảng cách dịch chuyển để chỉnh tiêu cự từ gần nhất đến vô cùng thường khá lớn và dẫn đến lấy nét chậm.
Nó cũng không làm ảnh hưởng đến tay cầm ống kính của chúng ta. IF được Nikon áp dụng vào sản xuất ống kính bắt đầu từ năm 1970.
RF (Rear Focus) Chỉnh tiêu cự sau, như chúng ta đã biết thì IF ( Internal Focus) là cách chỉnh tiêu cự trong quá trình lấy nét mà ống kính không thay đổi hoặc rất ít bề ngoài. Mà chỉ có một nhóm thấu kính trong ống kính di chuyển. Tuy nhiên nhóm ống kính này ở giữa.
Còn RF thì giống IF nhưng chỉ khác là nhóm thấu kính di chuyển để điều chỉnh tiêu cự lại nằm sau trong ống kính
VR (Vibration Reduction) Đây là công nghệ chống rung trên ống kính của Nikon, ống kính có ký hiệu này sẽ giúp chúng ta chụp hiệu quả hơn trong điều kiện thiếu sáng, chụp ở tiêu cự lớn hay ở tốc độ thấp mà hình vẫn rõ nét.
Ký hiệu trên ống kính
Thường theo quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu thì để tránh rung khi chụp ở 500mm (chẳng hạn) tốc độ bạn chụp phải là 1/500 (Đối với máy Full Frame). Máy số không FF như D300 thì 400mm tương đương 500 x 1,5 = 750mm nên tốc độ an toàn phải là 1/750 (nếu có).
Tuy nhiên nếu chụp bằng ống kính VR thì có thể chụp chậm hơn khoảng 3-4 lần. Tôi đã chụp thử ảnh với ống Nikon 80-400mm VR cầm tay khi để ở tiêu cự 400mm ở mức 1/30 mà vẫn cảm thấy đạt yêu cầu.
ED (Extra-low Dispersion glass): Các ống kính có ký hiệu trên có nghĩa ống kính có thấu kính ED, là loại thấu kính có độ tán xạ cực thấp, giảm tối đa sự sai lệch màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn.
Năm 1960 Nikon giới thiệu ống kính có các kính ED, và không áp dụng cho các ống kính rẻ tiền. Nhưng ngày nay thì hầu như các ống kính mới ra đều được áp dụng. Chỉ có khác là dùng nhiều hay ít thấu kính này trong ống kính và một điểm khác biệt nữa thường các ống kính đắt tiền (nhất là các thấu kính có viền vàng ở đầu ống kính) thấu kính ED được làm bằng thuỷ tinh cao cấp. Còn ống kính tầm trung thì thấu kính ED làm bằng nhựa.
Thấu kính ED được làm từ "chất" đắt tiền có tác dụng giảm viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính có tiêu cự dài.
Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu. Các thấu kính ED không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường. Rất may là ống Nikon hiện nay đều có ED cả
DX (ký hiệu trên ống kính) Ống kính có ký hiệu này là ống kính thiết kế cho các máy số (DSLR) có cảm biến nhỏ hơn dòng FF (tương đương film 35mm), như các máy D40, D70, D100, D80, D200 hay cả D300...
Tuy nhiên cũng thật đặc biệt khi khác các hãng khác, dòng máy Full Frame của Nikon lại sử dụng được các ống kính này (Như Nikon D3), không biết các dòng máy FF sau có vậy không???
G (G type): Các đây vài năm (khoảng năm 2000) Nikon đã đưa ra 1 lọai ống kính có ký hiệu G. Đây là dạng ống kính AF mớii không có vòng khẩu độ. Như vậy, các ống kính loại G sẽ không tích hợp vớicác thân máy cơ của Nikon.
SWM (Silent Wave Motor) Đây là viết tắt tên của một loại mô tơ siêu gọn của Nikon, trong các ống kính AF S thường lắp loại mô tô này giúp cho việc lấy nét rất nhanh, chính xác mà lại êm
Ví dụ bác nào dùng AF 80-200mm f2.8 và AF S 70-200mm f2.8 VR sẽ dễ nhận thấy nhất là âm thanh to hơn khi lấy nét của 80-200mm so với 70-200mm.
1.2. ĐẶC BIỆT:
PC (Perspective Control ) : Đây là loại ống kính đặc biệt dùng trong lĩnh vực kiến trúc,xây dựng... (chụp các công trình kiến trúc và xây dựng).
Mà có thể dễ nhân biết nhất là tác dụng khi điều chỉnh các đường thẳng không theo quy luật xa gần, do cấu trúc dịch chuyển thấu kính một cách đặc biệt.
Micro (Ống kính cho thế giới vi mô ) Nikon thường ký hiệu chức năng của ống kính trước tên gọi chung như Micro-Nikkor, Fisheye-Nikkor, Reflex-Nikkor hay PC-Nikkor... Ống có ký hiệu này dùng để chụp thể loại ảnh Macro, nhưng chụp chân dung hay sản phẩm cũng là lựa chọn cần thiết...
Nói chung các bác yêu côn trùng, hoa, lá... nên có
DC (Defocus image Control có nơi thì dùng Depth of Field Control) : Đây là ký hiệu cho một loại ống kính đặc biệt của Nikon. Người dùng có thể không chế độ mờ của hình ảnh, trước và sau đối tượng đã lấy nét, bằng cách vặn chỉnh vòng DC của ống kính. Phù hợp với chụp chân dung với hiệu quả mờ hình rất nghệ thuật. Đến giờ tôi cũng chưa biết có hãng nào khác sản xuất ống kính loại này.
Fisheye (Ống kính Mắt cá) Đây là ký hiệu cho ống kính mắt cá, có lẽ đúng như mắt con cá "nhìn đời" với góc rộng 180 độ, mắt chúng ta nhìn đời góc khoảng 45 độ.
Góc nìn 180độ
Nên khi lắp ống kính có ký hiệu này vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180độ hoặc ít hơn (tuỳ loại). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau... trong đó phải kể đến chụp chân dung biếm hoạ
Medical (Ống kính dùng trong y học và nghiên cứu) Ống kính có ký hiệu trên là ống kinh đặc biệt dùng trong y học và nghiên cứu hơn là cho chúng ta chụp bình thường.
Medical Nikkor Lens 120mm f/4.0 IF
P là ký hiệu trên ống kính mà theo Kenrockwell là sản xuất vào năm 1988 nó được hiểu là ống kính lai giữa ống kính cơ và ống có có AF lúc đó.
Nó thực ra là ống kính cơ nhưng có thể sử dụng chế độ đo sáng ma trận và các chế độ phơi sáng của máy AF.
Ống kính này ít chủng loại... và tôi đã gửi 02 hình ảnh các ống kính này ở vài bài trước đó là: MF Nikkor Super telephoto Zoom lense 1200-1700mm f/5.6~8.0s P ED IF
(Được gọi là: The mother of all Zooms !) và MF Nikkor 45mm f/2.8P
II. CÁC THUẬT NGỮ VỀ CÔNG NGHỆ:
SIC (Nikon Super Integrated Coating) : Ký hiệu này để chỉ công nghệ Phủ hợp nhất các lớp vào các loại ống kính cho máy 35mm. Công nghệ này lần đầu tiên được giới thiệu là năm 1969 và lần đầu tiên áp dụng cho ống kính 35mm f/1.4. Ngày trước, Nikon thường Phủ hợp nhất các lớp cho những ống kính loại tốt, còn hiện nay hầu như ống kính nào của hãng đều được Phủ hợp nhất các lớp.
Tác dụng của nó là giảm hiện tượng lóa sáng, bóng và dĩ nhiên sẽ làm tăng khả năng truyền sáng. Nhưng một điểm khá quan trọng là việc phủ hợp nhất các lớp còn có tác dụng cân bằng màu sắc cần thiết.
Chúng ta thường nhìn thấy mầu sắc các lớp phủ thông qua việc quan sát ống kính
Các bác có thể đọc thêm ở đây:
www.kenrockwell.com/ni...ek.htm#nic
Ở đây dùng ký hiệu NIC (Nikon Integrated Coating)
CRC (Close Range Correction): Đây là công nghệ áp dụng chủ yếu cho các ống kính góc rộng và Micro của Nikon. Hai loại ống kính trên thường có "cơ hội" chụp gần chủ thể. Chủ thể gần ngay ống kính và có thể ở vô cùng đòi hỏi để đảm bảo cho ảnh vẫn giữ được độ sắc nét và không méo mó. Các thấu kính phải có sự điều chỉnh rất linh hoạt, chính xác và có "nguyên tắc riêng" trong quá trình thay đổi tiêu cự.
Công nghệ điều chỉnh khoảng cách gần (CRC) với việc tự động tối ưu hóa vị trí các thấu kính khi khoảng cách từ ống kính đến vật chụp thay đổi, nhất là khi vào gần đáp ứng được đòi hỏi trên
Và bức ảnh dưới đây mà Ken Rockwell ví dụ sẽ cho ta hình dung hơn về điều đó
N (Nano Crystal Coating) đây là công nghệ mới ra lò của Nikon, có kỹ thuật tráng lớp chống phản chiếu giữa các thấu kính. Ống Nikon 24-70mm f2.8 có áp dụng công nghệ này và đắt hơn ống kính tương đương của hãng khác khoảng 500USD. Các ống kính có áp dụng công nghệ này sẽ có ký hiệu chữ N trên ống kính.
ASP (Aspherical lens elements) Thấu kính phi cầu. Các thấu kính đều là một phần của hình quả cầu được cắt ra, nhưng ở hình dạng đó các tia sáng đi gần ngoài rìa thường làm cho hình ảnh mất nét ở rìa bức ảnh do ánh sáng đi qua rìa thấu kính không hội tụ chính xác trên mặt sensor.
Chính vì vậy thấu kính phi cầu dùng để khắc phục những nhược điểm đó, thấu kính phi cầu được Nikon giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1968.
III. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN THÂN MÁY:
Bây giờ đến các khái niệm, thuật ngữ trên thân máy tý chút vậy, sẽ quay lại lens và công nghệ sau
S: Single servo Auto Focus (AF-S) Tự động lấy nét đơn
C: Continuous servo Auto Focus (AF-C) Tự động lấy nét liên tục
M: Manual Focus Lấy nét bằng tay
Khi chuyển cần gạt sang S (Tự động lấy nét đơn) hệ thống lấy nét của máy sẽ hoạt động khi bấm vào nút chụp, thường chúng ta bấm 1/2 nút chụp là máy đã lấy nét xong (dấu hiệu để biết lấy nét xong là có chấm tròn xanh phía dưới bên trái khung ngắm, và có tiếng Bíp nếu chúng ta không cài đạt lại Menu), đến thời điểm cần chụp hoặc thay đổi khung hình ta bấm xuống tiếp máy sẽ ghi hình. Trường hợp này máy ảnh Nikon để mặc nhiên là phải lấy được nét, máy mới cho phép chụp ảnh. Đây là chế độ thường được sử dụng nhất
Khi chuyển cần gạt sang C (Tự động lấy nét liên tục) bạn cũng lấy nét bằng cách bấm 1/2 nút chụp như trên, nhưng có khác là máy sẽ không khoá lấy nét được như trường hợp S, và chủ thể di chuyển, hệ thống lấy nét sẽ tự động điều chỉnh. Trường hợp này máy sẽ chụp ảnh cả khi bạn không lấy được nét.
M: Manual Focus Lấy nét bằng tay Tất nhiên nếu chọn chế độ này bạn phải tự lấy nét bằng tay của mình thôi. Vặn vặn xoay xoay vòng canh nét trên ống kính và căng mắt nhìn cho đúng nét. Chế độ này thường dùng nếu lấy nét khó như chụp qua hàng rào, song sắt, chụp mây trời hoặc trong chế độ chậm trong đêm tối. Ví dụ khi chụp thổi nến sinh nhật, bạn phải lấy nét vào cái chỗ thổi nến trước khi đèn tắt và chuyển từ chế độ S sang M. Trong qua trình thổi ta cứ thoải mái chụp. Còn nếu vẫn giữ chế độ S, lấy nét sẽ chậm mất khảonh khắc do đèn hỗ trợ canh nét phải hoạt động, đồng thời máy chỉ cho phép chụp khi lấy đúng nét (chế độ mặc định). Tất nhiên có một số trường hợp chụp macro hoặc bạn thích cảm giác xoay xoay vặn vặn thì cứ chuyển sang mà dùng
Lưu ý quan trọng: Máy Nikon thường để mặc định là lấy nét được sẽ có tiếp bíp, nếu bạn không thấy tiếng kêu này ngoài lý do không lấy được nét (ít trường hợp). Thì có thể trong qua trình sử dụng hay cất máy hay đưa cho ai cầm... cần gạt đã chuyển sang M hoặc C.
AF-ON (Auto Focus on) : Đây là nút bấm của các máy dòng tương đối chuyên nghiệp của Nikon trở lên. Hiểu đơn giản là Bật chức năng lấy nét tự động. Mỗi khi chụp ảnh chúng ta thường bấm 1/2 nút bấm chụp ảnh để lấy nét và giữ nguyên như vậy cho đến khi quyết định "xoạch".
Để dễ ràng và tiện lợi hơn thì nút AF-ON được thiết kế, trong quá trình chụp ảnh, ngón tay cái chúng ta bấm vào AF-ON và giữ là đối tượng cần lấy nét đã lấy xong. Thoải mái thay đổi khung hình và chọn thời điểm để bấm máy.
Nút này đặc biệt quan trọng khi chụp ảnh mà đối tượng cần lấy nét di chuyển, như trong thể thao... Và hiệu quả nhất khi chúng ta chuyển từ chế độ lấy nét S sang C (AF C là lấy nét liên tục). Máy sẽ bật chức năng dự báo lấy nét trong quá trình chủ thể di chuyển...
Tất nhiên khi đó máy nào có nhiều điểm lấy nét hơn, sẽ hoạt động hiệu quả và chính xác hơn, giống như trò FIFA, đội bóng có càng nhiều cầu thủ (điểm lấy nét) trên sân (trong một khung hình) thì bóng càng dễ vào chân một cầu thủ nào đó (lấy nét nhanh và chính xác).
Các máy bán chuyên hiện nay thường có khoảng 11 điểm lấy nét, riêng Nikon D300 thì có đến 51 điểm lấy nét, chụp thể thao thoái con gà mái
IV. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ:
WT (Wireless Transmitter) Đây là bộ phát tín hiệu không giây cho các máy ảnh chuyên dụng của Nikon. Nhờ thiết bị này sẽ tạo kết nối không dây giữa máy ảnh và máy vi tính, giúp hiển thị hình đã chụp trên máy tính và tải những hình ảnh được chọn về máy tính...
Rất tiện lợi khi chụp bóng đá, các máy ảnh ở các góc sân sẽ đều được tải hình ảnh vừa chụp về trung tâm báo chí để đăng ảnh kịp thời, hoặc trong sự kiện cần nhiều phóng viên ở các góc độ khác nhau.
Ngày trước thì bộ phận WT được thiết kế như 1 grip gắn thêm vào máy, còn bây giờ thì là bôộ phận tác rời có dây nối
V. TÓM TẮT, TỔNG KẾT:
Sau một hồi sợ các bác hoa mắt với các ký hiệu AF-S, AF, Ai-S, AF-I, Ai-P, G rồi D, rồi N... Tôi xin tổng hợp qua thế này cho dễ hiểu:
Ngày xửa ngày xưa, khi sản xuất ống kính cho các máy dòng F huyền thoại (năm 1959) Nikon cho ra lò nhiều loại ống kính dùng cho máy cơ như không ghi trên ống kính ký hiệu dẫn đến chúng ta phải học cách phân biệt (Cái này có topic nói riêng tiện hơn (Bác Kinhnuocden cũng đang viết, bác cố gắng nhé) còn topic này chỉ thiên về các ký hiệu, thuật ngữ).
Từ ống kính loại C, loại K rồi AI (Automatic Indexing ra đời năm 1977). Đặc biệt phải kể đến ống kính huyền thoại mà chắc lắm bác cũng thích sưu tầm là AI-S ra đời năm 1983 và hơn nữa có thể gắn trên các thân máy Nikon hiện nay (Các hãng khác đa phần ko có điều đó).
Đến năm 1988 Nikon ra lò ống kính lấy nét tự động đầu tiên ký hiệu AF, thiết kế có vể chưa hoàn hảo nên năm 1990 Nikon ra AF N (AF New)
Có lẽ cần cải tiến việc lấy nét, đặc biệt cho các ống kính tiêu cự dài nên năm 1992 Nikon cho ra đời loại AF-I sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong, các ống kính trước đó lấy nét tự động thông qua một động cơ trên thân máy.
Tiếp đến là ống AF-D vào năm 1995 (sẽ kiểm tra lại 1992 hay 1995) ống kính này sẽ giúp máy có thể đo được khoảng cách tới đối tượng chụp (D-distance).
Tiếp đến là AF-S chào đời năm 1998, G Series vào năm 2000.
Chung quy lại thì Nikon bây giờ đa phần là ống kính AF-S, sắp tới sẽ toàn là AF-S có thêm G (thiến vòng khẩu độ dùng cho máy cơ). Mà AF-S thì có tất cả tính năng tốt đẹp của các ống kính trước.
Còn trong dòng AF, thì AF D rõ ràng là đắt hơn một chút vì ngon hơn.
...