Các thuật ngữ, chức năng nên biết khi dùng Canon

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Sau khi đã trình bày tương đối hòm hòm về Nikon, tôi sẽ trình bày dần về Canon

Xin lưu ý các bác là, tôi sẽ lấy ví dụ dẫn chứng chủ yếu của 02 hãng Nikon và Canon. Vì dù sao đây là 2 hãng dàng đầu về DSLR hiện nay, nhiều người dùng. Và tôi cũng khuyên mọi người nên dùng 02 hãng này vì đồ nghề dễ kiếm mà đổi trác mua bán cũng dễ. Còn cũng không có ý chê chất lượng máy của các hang còn lại. Các bác dùng hãng khác xin đường buồn, đồng thời các bác dùng Nikon hay Canon cũng không đi quá sa đà vào việc so sánh hơn thua. Mà hãy tập trung cung cấp các thông tin cần thiết nhất cho người sử dụng, đó mới là điều quan trọng nhất và là mục đích mà topic này tôi lập ra.

Tất nhiên kiến thức là vô hạn, nếu có gì sơ xuất, các bác bổ xung, hình ảnh thông tin chủ yếu sẽ từ:

www.canon.com và các trang liên quan
www.dpreview.com
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
EOS (Electro-Optical System) mới đầu là tên gọi của một dự án của Canon nghiên cứu máy ảnh có hệ thống lấy nét tự động (AF), sau đó là được gọi tên cho các máy ảnh SLR có lấy nét tự động của Canon kể từ năm 1987. EOS cũng là tên của nữ thần bình minh theo thần thoại Hy Lạp.

Năm đó Canon giới thiệu chiếc EOS đầu tiên là chú CANON EOS 650 tại triển lãm PMA vào tháng 03 hàng năm. Chú này có thiết kế giống Canon T90 trước đó.

Kể từ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến nay, Canon đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR đó là ngàm lắp ống kính EF.

Vì vậy không giống Nikon các máy SLR có AF thường đều lắp được các ống từ xa xưa thì EOS của Canon không lắp được ống kính FD của Canon thủa trước. Vì vậy các bác nào thích ống xoay vặn của chính hãng cũng là điều thiệt thòi.

Một dấu ấn mới nhân năm sinh nhật thứ 50 của Canon ( món quà sinh nhật cũng khá khá cho lần sinh nhật thứ 70 của Nikon :D )



 
Chỉnh sửa cuối:

Lekima

Xe đạp
Biển số
OF-12188
Ngày cấp bằng
19/12/07
Số km
22
Động cơ
525,320 Mã lực
EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện tử) Như chúng ta đã biết thì hệ thống máy ảnh EOS bắt đầu được Canon giới thiệu vào năm 1987, đồng thời với việc ra đời EOS, Canon cũng đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR mới này của mình và nó có tên gọi là EF. Đây gần như là sự "lột xác" cho một thời kỳ mới. Ống kính thế hệ cũ của Canon đã không thể lắp vào máy của chính hãng Canon được nữa.

Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy.


Chấm đỏ ở 1Ds MII


Chấm đỏ ở ống EF
 

Lekima

Xe đạp
Biển số
OF-12188
Ngày cấp bằng
19/12/07
Số km
22
Động cơ
525,320 Mã lực
EF-S (Ống kính cho máy Crop 1.6) Khoảng năm 2003 Canon giới thiệu máy (theo tôi đó là máy 300D) và ngàm ống kính mới đó là EF-S. Chúng ta tạm hiểu các máy EF-S là các máy có cảm biến Crop 1.6 (300D, 10D, 20D, 30D, 40D, 400D, 1000D...) Và ống kính EF-S chỉ lắp được cho các máy đó (EF-S) mà thôi.
Từ S trong EF-S có lẽ là Shorter (ngắn hơn) vì các máy ảnh EF-S kể trên hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn so với ống kính EF (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn do cái chú gương lật có kích thước nhỏ hơn các máy EOS khác, do cảm biến nhỏ).
Nhờ điều này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ.

Chú ý:
- Máy EF-S có ngàm lắp ống sẽ có thêm chấm trắng hình vuông
- Ống EF-S cũng có chấm trắng hình vuông
- Ống EF-S chỉ lắp được vào máy EF-S mà thôi, bạn mà lắp vào thân máy EF được thì chụp có thể hỏng máy (gương).
- Nikon gọi ống EF-S là DX tuy nhiên sự tương thích của Nikon cao hơn khi lens DX lắp thoải mái vào các máy (không chỉ máy DX)
- Vì vậy trên các máy và ống của Nikon chỉ có một dấu chấm trắng tròn duy nhất
- Nói chung về khoản Lens thì Nikon tương thích hơn Canon nhiều



Chấm trắng vuông trên máy 30D (EF-S). Và máy nào có chấm đỏ như trên đều lắp được len EF
 
Chỉnh sửa cuối:

Lekima

Xe đạp
Biển số
OF-12188
Ngày cấp bằng
19/12/07
Số km
22
Động cơ
525,320 Mã lực
Máy DX của Nikon D70, D40, D50, D80, D70s, D100, D200 và D300
Máy EF-S của Canon 300D, 350D, 10D, 20D, 40D, 400D, 40D, 1000D

Như theo dự đoán của Cá nhân tôi thì trong tương lai khi công nghệ làm cảm biến FF sẽ rẻ, các máy Crop sẽ không còn chỗ đứng và những ống kính EF-S hay DX cũng có thể sẽ là quá khứ của một thời kỳ phát triển.

Ví dụ: Hiện Canon làm dòng máy Crop 1.3 tốc độ nhanh cho báo chí như 1D MII rồi 1D MIII. Vừa rồi Nikon còn ra máy FF tốc độ cao Như D3 và D700...FF tốc độ nhanh rất tiện về khoản ống kính, nên hoàn toàn có trong thời gian tới chú 1D MIII sẽ là chiếc cuối cùng của dòng máy Crop 1.3 mà phải được thay bằng một chú FF tốc độ nhanh nào đó.


Dấu trắng hình vuông trên ống EF-S (17-55mm)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Thanks bác Laceti đã cố công sưu tầm cho ae .. em dùng cà-lông nhưng chả hiểu mịa dzề ... :102::102::102:
 

lx125_black

Xe container
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
9,962
Động cơ
644,092 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Thanks bác Laceti đã cố công sưu tầm cho ae .. em dùng cà-lông nhưng chả hiểu mịa dzề ... :102::102::102:
Bác Mèo mà chả hiểu mịa dzề thì chắc em :s :21: :21: :21:
Bác Lac với cả bác Trứng gà viết tiếp đi, đang hay quá (b)
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Thanks các bác, đã bỏ công chia sẻ với anh, em.
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
IS (image stabilization) đây là ký hiệu của hệ thống ổn định hình ảnh trên các ống kính có hệ thống này của Canon.

Đây là công nghệ chống rung trên ống kính của Canon, bình thường với tiêu cự 200mm chúng ta muốn hình ảnh săc nét thì tốc độ an toàn tối thiểu là 1/200 trở lên (1/25; 1/320; 1/400...) khi ống kính có IS sẽ khắc phục sự rung máy khi ta chụp ảnh. Đồng thời cho chúng ta chụp ở tốc độ thấp hơn mà vẫn có tấm ảnh sắc nét như cũng trường hợp trên bạn có thể chụp tốc độ 1/60 thay vì 1/200. Điều này khá quan trọng khi chụp sân khấu, biểu diễn khi ánh sáng có thể không đủ mặc dù chúng ta đã tăng ISO.

Ống kính nào có IS (image stabilization) sẽ có ghi ký hiệu trên vỏ ống

Công nghệ này ở Nikon ký hiệu là VR trên ống kính, hiện thì Nikon chỉ áp dùng chống rung cho các ống xịn, còn Canon thì dùng cho cả các ống phổ thông.

Tuy nhiên việc các hãng khác ví dụ như Minolta phát triển công nghệ chống rung trong thân máy (gọi là Super SteadyShot) lắp thay vì trong ống kính theo tôi sẽ tiện hơn vì lúc đó ống kính nào cũng được hưởng chống rung cả :D Hy vọng trong tương lai, các máy sẽ có hệt thống chống rung hiệu quả, và các ống kính sẽ dần vắng chữ IS hay VR.

 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
em lại nghĩ khác cụ
cái máy chống rung trong thân rất hay tuy nhiên theo em lại không hề hiệu quả
Vì sao ??
vì dơn giản trong 1 hệ ống kính nó càng dài thì sự dao động ở 2 đầu càng lớn dẫn đến sự ổn định là cần thiết ở cả phía đầu ống kính và cả thân máy tuy nhiên sự ổn định thân máy chỉ có thể triệt tiêu với hiệu quả khôngc ao lắm vì tấm cảm biến của máy ảnh không đựoc phéo dao động quá nhiều . vậy thì chỉ còn lại việc ổn định ở trên thấu kính của ống kính mà thôi . Chính vì vậy mà VR hay IS em dám chăc là sẽ không bao h thiếu trên NI KON và CANON
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,697
Động cơ
841,501 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Công nghệ này ở Nikon ký hiệu là VR trên ống kính, hiện thì Nikon chỉ áp dùng chống rung cho các ống xịn, còn Canon thì dùng cho cả các ống phổ thông.
Cả Nikon và Canon đều áp dụng chống rung cho các ống phổ thông rồi mà bác? Đơn cử một loạt ống KIT đã được trang bị VR và IS.

Ví dụ của Nikon, trang bị VR trên các ống phổ thông như sau:

AF-S DX NIKKOR 16-85mm f/3.5-5.6G ED VR (5.3x)

AF-S DX NIKKOR 18-55mm f/3.5-5.6G VR (3.0x)
AF-S DX VR Zoom-Nikkor 55-200mm f/4-5.6G IF-ED (3.6x)
AF-S DX VR Zoom-Nikkor 18-200mm f/3.5-5.6G IF-ED (11.1x)

Còn Canon thì cũng nhiều ống vỏ nhựa nhưng đã trang bị IS, ví dụ 55-250 em đang dùng, 70-300 IS, mấy cái ống KIT cho máy mới.
 

linhnd

Xe tải
Biển số
OF-8016
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
424
Động cơ
542,040 Mã lực
18-55mm của Canon còn IS. Em chẳng hiểu IS cái nỗi gì ở tiêu cự đấy.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,658
Động cơ
645,226 Mã lực
Càng ngày Nikon càng giống Canon về cách thức làm Marketing ... ko phủ nhận được chất lượng của máy Canon, tuy nhiên dòng entry level của Canon chủ yếu là do tiếp thị. Chất lượng build máy quá lởm ...

Gần đây Nikon cũng bắt chước, bắt chước cái tốt như Canon làm toàn bộ ống fix có motor trong ống thì ko làm. Toàn bắt chước lắp VR vào mấy cái ống lởm, cái này đúng chỉ lùa được mấy bác mới chơi mà lại sính đồ hiệu, sính tính năng mới.
 

Lambo

Xe máy
Biển số
OF-1120
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
80
Động cơ
576,200 Mã lực
Tuổi
52
Theo em thì:

Ca cần chống rung vì máy nặng


Ni cần chống rung vì phải tiếp thị theo Ca.(b)
 

HaintVinataba

Xe máy
Biển số
OF-14997
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
92
Động cơ
513,520 Mã lực
EF-S (Ống kính cho máy Crop 1.6) Khoảng năm 2003 Canon giới thiệu máy (theo tôi đó là máy 300D) và ngàm ống kính mới đó là EF-S. Chúng ta tạm hiểu các máy EF-S là các máy có cảm biến Crop 1.6 (300D, 10D, 20D, 30D, 40D, 400D, 1000D...) Và ống kính EF-S chỉ lắp được cho các máy đó (EF-S) mà thôi.
Cụ ơi em bắt đền cụ đây. Nghe cụ Em mượn cái ống EF-S 17-55/2.8 IS lắp vào con 10D của em, nó vỡ cả gương máy và đít ống mất rồi.
 

ZjTài khoản đã xác minh

Mời rượu em đi
Biển số
OF-7
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
2,624
Động cơ
609,245 Mã lực
Nơi ở
AumyGara
Website
aumyauto.com
bác nào có cái hình nguyên lý làm việc của IS hay VR không nhỉ
nhìn cái hình này em chả hiểu nó làm việc thế nào, em nghĩ nó phải có một mô tơ quay với tốc độ lớn để lực ly tâm thắng đc các rung động bên ngoài
 

linhnd

Xe tải
Biển số
OF-8016
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
424
Động cơ
542,040 Mã lực
Có 1 thấu kình cuối cùng dịch chuyển theo lệch với rung tay bác ạ. Nên bản chất thì cái thấu kính này luôn được treo và nó sẽ cho ảnh không nét bằng ống không IS hoặc VR.
 

Laceti

Xe tăng
Biển số
OF-1244
Ngày cấp bằng
11/8/06
Số km
1,028
Động cơ
584,980 Mã lực
Nơi ở
Hà nội Việt nam
Website
www.facebook.com
Các bác thông cảm em viết bài ở nhiều diễn đàn, mỗi lần chỉnh sửa cho bài hoàn thiện nó không tự link sang các web khác nhau được.

Đề đề phòng lắp ống EF-S vào máy EF Canon có làm thêm cái vòng ở đít ống kính nên sẽ khó lắp đấy. Các bác phân biệt hộ em EF và EF S (cả máy và ống) qua cái chấm tròn đỏ và cái chấm vuông trắng nhé.
 

non_tay

Xe hơi
Biển số
OF-9140
Ngày cấp bằng
1/9/07
Số km
151
Động cơ
537,510 Mã lực
Các bác cho em lanh chanh tí. Về công nghệ ổn định hình ảnh, giờ có 3 loại chính như sau:

- Ổn định hình ảnh quang học
Công nghệ này giúp ổn định (mà chúng ta vẫn gọi là chống rung) cho hình ảnh bằng cách thay đổi đường đi của ánh sáng tới cảm biến ảnh. Đến đây ta cũng thấy ngay là việc này thường được làm bởi ống kính hơn là thân máy.
Công nghệ ổn định hình này có nhiều kiểu và cũng có nhiều tên khác nhau, ví dụ như Canon là IS (Image Stabilization), Nikon là VR (Vibration Reduction) hay MegaOIS của Panasonic, Super Steady Shot của Sony,... Đối với của Canon và Nikon mà ta đang nói ở đây, việc ổn định được thực hiện bởi một thấu kính "nổi" mà nó có thể chuyển động ngang (trực giao) qua trục quang học nhờ tác động điện từ. Sự rung lắc sẽ được 2 cảm biến hồi chuyển (đại khái như tác dụng của con quay hồi chuyển) cảm nhận theo chiều ngang và dọc. Nhờ các cảm biến này mà thấu kính nổi kia sẽ được dịch chuyển sao cho ánh sáng cuối cùng tới cảm biến ảnh sẽ không bị chệch đi (giống cái hình của bác Laceti đới).



- Ổn định bằng cách dịch chuyển cảm biến ảnh:
Cách này về ý tưởng thì cũng gần giống như cách ổn định quang học, khác ở chỗ thay vì tìm cách thay đổi đường đi ánh sáng tới đích (cảm biến ảnh), thì ở đây lại di chuyển đích (cảm biến ảnh) để "hứng" đúng tia sáng.
Cách làm là dùng một cơ cấu để dịch chuyển cảm biến ảnh dựa trên các phân tích về chuyển động của thân máy mà cảm biến thu nhận được. Do đó cách này còn được gọi là "ổn định ảnh cơ khí".
Ưu điểm của công nghệ này các bác thấy ngay là nó sẽ không bị phụ thuộc vào loại ống kính sử dụng. Vì sự chống rung là làm trực tiếp từ thân máy. Nhược điểm là khi di chuyển cảm biến, hình ảnh ở "lỗ ngắm" của các bác lại không ổn định. Tuy nhiên là với những máy sử dụng EVF - khung ngắm điện tử (thực tế vẫn là màn LCD lấy hình ảnh trực tiếp từ cảm biến ảnh) thì không vấn đề gì.



- Ổn định hình ảnh số:
Đây là cách thứ 3 để ổn định hình ảnh. Đó là kỹ thuật theo dõi từng khung hình nhận được trên cảm biến ảnh, đủ nhanh để cảm nhận được sự thay đổi, sau đó tính toán để đẩy trượt các khung hình này theo hướng "rung" và "ghép" hình ảnh lại. Với công nghệ này, cảm biến ảnh thực tế thường phải "thừa" ra so với chỗ sử dụng để nhận hình ảnh. Đoạn thừa ra đấy cần thiết cho việc đón nhận những tia sáng "bị rung" để tính toán xem hình ảnh bị lắc về phía nào.

Ngoài các công nghệ trên thì vẫn còn một số loại khác nữa nhưng ít được sử dụng hơn hoặc chỉ là biến thể của cách làm mà thôi. Em tự hỏi là công nghệ chống rung của các kính viễn vọng (quang học) khổng lồ phải ác liệt đến cỡ nào khi mà nó zoom xa đến như vậy. Chỉ một chiếc ô tô chạy từ xa vài trăm mét cũng đủ làm hình ảnh bị "lắc" rõ rệt.

Đây em có cái link về vấn đề này, bác nào muốn xem kỹ nữa thì xem nhá.
http://www.google.com.vn/url?sa=t&ct=res&cd=8&url=http://www.invensense.com/shared/pdf/ImageStabilizationWhitepaper_051606.pdf&ei=QIqYSNyTK4Xk6AOh4pCcCQ&usg=AFQjCNG9ikYJTBo1CprCRbV4Cn-fgJIGOA&sig2=eDDZksuWz5msV2voZ7eKwg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top