- Biển số
- OF-344971
- Ngày cấp bằng
- 1/12/14
- Số km
- 403
- Động cơ
- 276,653 Mã lực
Hiện tại đương là cuối tháng Bảy, đợt cao điểm của mùa mưa lũ. Quy luật thiên nhiên vẫn thế, nắng lắm thì mưa nhiều. Và với cơ sở hạ tầng còn kém thì cứ sau mỗi cơn mưa thì đường xá lại thành sông, người người nhà nhà bơi trên phố. Các công ty lữ hành lại có thêm một loại hình sản phẩm mới, khám phá phố phường trên ca nô.
Mỗi mùa mưa lũ đi qua, các lái xe lại mất thêm kha khá tiền vào việc bảo dưỡng xe. Đen thì bị thủy kích, còn hên thì súc rửa khoang máy…tính sơ cũng bộn tiền.Ôtô bị ngập trong nước có thể phá hủy nhiều chi tiết trên xe, đặc biệt là động cơ, hệ thống điện và nội thất. Với những xe sedan, hatchback hay crossover đô thị thông thường nước ngập qua nửa bánh xe là lúc có thể gây hại xe. Xin phép chia sẻ tới các bác một vài cách để có thể sống ổn, có khi là sống tốt trong mùa mưa lũ này.
1 – Biết mình biết ta ra đường là phải cẩn thận
Đầu tiên thì cứ phải xác định rõ, mưa có ô tô đi thì rất sướng nhưng mưa to quá thì thôi ở nhà cho lành. Còn bắt buộc phải ra đường thì nên kiểm tra các tuyền đường của mình sẽ đi, tuyến nào ngập nặng quá thì nên tránh. Hiện nay các bác có thể kiểm tra bằng các ứng dụng sau:
- Ứng dụng truyền tải thông tin ngập (UDI Maps) do Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP HCM xây dựng.
- Dùng phần mềm HSDC Maps trên điện thoại để xem thông tin mực nước, lượng mưa, hình ảnh camera của điểm ngập; gợi ý chỉ đường, tương tác với người dân qua chức năng gửi thông tin về sự cố ở Hà Nội
2- Đậu xe an toàn
Khi mang xe trong những ngày mưa gió, các bác nên đặc biệt chú trọng tới việc tìm chỗ đậu xe. Thứ nhất tránh đậu xe dưới gốc cây to, không đậu xe dưới chân cột điện. Thứ hai chỗ đậu xe phải cao ráo, tránh những điểm hay bị ngập khi mưa.
3- Lỡ sa chân vào biển nước
Khi chẳng may xe bị ngập sâu, các bác thử bật chìa khóa và thử một lần xem xe có thể nổ máy hay không. Nếu không thể, hãy bỏ luôn suy nghĩ cố gắng nổ máy thêm vài lần nữa vì nếu càng cố, xe càng thiệt hại nặng, đặc biệt là khi nước lọt vào động cơ gây thủy kích. Tìm người đẩy xe lên nơi khô ráo và nhanh chóng gọi cứu hộ.
4- Bảo quản nội thất
Nếu nước ngập sâu và lọt vào nội thất, khả năng phá hủy sẽ rất nhanh. Vì vậy, sau khi đưa xe thoát khỏi nơi ngập nước, hãy mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài. Dùng các dụng cụ có thể, kể cả khăn thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy lớn để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa về garage.
5- Kiểm tra dầu máy và lọc gió.
Mở nắp ca-pô và quan sát, nếu thấy có nhiều nước đọng ở lọc gió, động cơ hay bình chứa dầu, nguy cơ hiện hữu là xe bạn đã bị nước lọt vào động cơ. Với người bình thường không biết về kỹ thuật, cách tốt nhất là để thợ kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.
6- Nếu không an tâm thì nên thay mới
Nếu xe của bạn đã lâu không bảo dưỡng, sửa chữa, đến lúc cần kiểm tra lại bị ngập nước, tốt nhất thay các chi tiết dễ hư hại như đã nói ở trên. Xe bị ngập nước có thể không gây hậu quả ngay một vài ngày mà có thể cả tháng sau mới phát bệnh, vì vậy “cẩn tắc vô ưu”. Để đảm bảo cho những chuyến đi sau được an toàn tốt nhất nên thay các thiết bị nghi ngờ sẽ bị hỏng hóc.
Trên đây là vài kinh nghiệm của bản thân em khi lái xe trong những ngày mưa lũ này. Chúc các cụ lái xe an toàn trên mọi nẻo đường
1 – Biết mình biết ta ra đường là phải cẩn thận
Đầu tiên thì cứ phải xác định rõ, mưa có ô tô đi thì rất sướng nhưng mưa to quá thì thôi ở nhà cho lành. Còn bắt buộc phải ra đường thì nên kiểm tra các tuyền đường của mình sẽ đi, tuyến nào ngập nặng quá thì nên tránh. Hiện nay các bác có thể kiểm tra bằng các ứng dụng sau:
- Ứng dụng truyền tải thông tin ngập (UDI Maps) do Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP HCM xây dựng.
- Dùng phần mềm HSDC Maps trên điện thoại để xem thông tin mực nước, lượng mưa, hình ảnh camera của điểm ngập; gợi ý chỉ đường, tương tác với người dân qua chức năng gửi thông tin về sự cố ở Hà Nội
2- Đậu xe an toàn
Khi mang xe trong những ngày mưa gió, các bác nên đặc biệt chú trọng tới việc tìm chỗ đậu xe. Thứ nhất tránh đậu xe dưới gốc cây to, không đậu xe dưới chân cột điện. Thứ hai chỗ đậu xe phải cao ráo, tránh những điểm hay bị ngập khi mưa.
3- Lỡ sa chân vào biển nước
Khi chẳng may xe bị ngập sâu, các bác thử bật chìa khóa và thử một lần xem xe có thể nổ máy hay không. Nếu không thể, hãy bỏ luôn suy nghĩ cố gắng nổ máy thêm vài lần nữa vì nếu càng cố, xe càng thiệt hại nặng, đặc biệt là khi nước lọt vào động cơ gây thủy kích. Tìm người đẩy xe lên nơi khô ráo và nhanh chóng gọi cứu hộ.
4- Bảo quản nội thất
Nếu nước ngập sâu và lọt vào nội thất, khả năng phá hủy sẽ rất nhanh. Vì vậy, sau khi đưa xe thoát khỏi nơi ngập nước, hãy mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài. Dùng các dụng cụ có thể, kể cả khăn thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy lớn để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa về garage.
5- Kiểm tra dầu máy và lọc gió.
Mở nắp ca-pô và quan sát, nếu thấy có nhiều nước đọng ở lọc gió, động cơ hay bình chứa dầu, nguy cơ hiện hữu là xe bạn đã bị nước lọt vào động cơ. Với người bình thường không biết về kỹ thuật, cách tốt nhất là để thợ kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.
6- Nếu không an tâm thì nên thay mới
Nếu xe của bạn đã lâu không bảo dưỡng, sửa chữa, đến lúc cần kiểm tra lại bị ngập nước, tốt nhất thay các chi tiết dễ hư hại như đã nói ở trên. Xe bị ngập nước có thể không gây hậu quả ngay một vài ngày mà có thể cả tháng sau mới phát bệnh, vì vậy “cẩn tắc vô ưu”. Để đảm bảo cho những chuyến đi sau được an toàn tốt nhất nên thay các thiết bị nghi ngờ sẽ bị hỏng hóc.
Trên đây là vài kinh nghiệm của bản thân em khi lái xe trong những ngày mưa lũ này. Chúc các cụ lái xe an toàn trên mọi nẻo đường