Tôi lại hiểu theo cách khác:
Chỉ sau khi giải phóng MN 1975, và sau thống nhất Bắc-Nam, việc mua bán hàng hóa và giao thông 2 miền mới phát triển.
Chủ tiệm bán máy khâu cho gia đình cụ chủ thớt này vào thời điểm sau giải phóng để mang ra bắc, theo thông lệ mua bán có hóa đơn và phải kèm theo chứng từ mua bán gốc (nhập khẩu từ năm 1973), có dán tem "còn niêm" đánh thuế (nhập khẩu hay sắc thuế gì đó). Đấy là cách mua bán truyền thống, minh bạch, và để truy thu hay hoàn thuế (thuế VAT đã được áp dụng ở SG từ quãng 71-72).
Cũng như ngày nay các hãng nhập khẩu hàng hóa phải luôn có chứng từ nhập CO/CI và QA/QC, cùng hóa đơn có thuế nhập và VAT nhập khẩu, khach hàng nào họ cũng đòi hỏi các chứng từ hàng nhập này.
Điều này nhiều người còn biết, sau giải phóng 1975, phong trào "Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng", hàng mới hay hàng second hand từ MN ra đều có chứng từ mua bán rất rõ ràng, để trình ra đối phó việc kiểm tra dọc đường nam-bắc....
Quay lại trang đầu, nếu là tư liệu của nhà cụ Bụp thì rất đáng quý, nhưng có vài điểm cụ nhầm lẫn theo như lời ghi của cụ, như năm 1970, 1975 là không thể có dòng tiêu đề "CHXHCNVN" được, năm 1976 sau khi thông nhất, mới có tiêu đề này trên các văn bản hành chính cả nước. Tuy nhiên, do tồn đọng lớn hay lý do gì đó, mà có thể hiểu được, vẫn còn dùng tiêu đề "VNDCCH" mãi đến năm 1979, 1980 như ở quyển sổ mua lương thực!