- Biển số
- OF-272727
- Ngày cấp bằng
- 21/4/09
- Số km
- 22,451
- Động cơ
- 634,068 Mã lực
- Website
- www.facebook.com
Ô tô Trung Quốc bị triệu hồi vì chứa chất gây ung thư
(Dân trí) - Cơ quan chức năng Úc vừa yêu cầu triệu hồi hơn 23.000 xe ô tô Trung Quốc do phát hiện có sử dụng vật liệu độc hại bị cấm.
Số xe trên là do công ty Ateco Automotive nhập vào thị trường Úc, thuộc hai thương hiệu ô tô Trung Quốc là Great Wall và Chery.
Uy tín của ô tô Trung Quốc vốn không cao nay lại bị giáng một đòn mạnh
Theo thông báo của Ủy ban quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC), 23.000 xe này bị phát hiện có sử dụng các chi tiết làm bằng amiăng, một loại vật liệu bị cấm nhập khẩu tại Úc. Do đó cơ quan này đã buộc nhà nhập khẩu phải thu hồi xe.
“Amiăng được tìm thấy trong các vòng đệm của động cơ và hệ thống ống xả và không có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng phương tiện. Tuy nhiên người tiêu dùng không nên tự tiến hành các công việc bảo dưỡng có thể tác động đến những vòng đệm này,” cơ quan chức năng Úc khuyến cáo.
“Amiăng là một loại chất độc hại đã bị cấm và việc bảo dưỡng các động cơ và hệ thống ống xả của những xe này chỉ nên được thực hiện bởi những kỹ thuật viên đã qua đào tạo và áp dụng những quy trình an toàn phù hợp,” phó chủ tịch ACCC, bà Delia Rickard, cho khẳng định.
Đồng thời, bà Rickard cũng cho biết “các khách hàng sẽ được Great Wall và Chery liên hệ trực tiếp. Ngoài ra, các nhà sản xuất này sẽ tiến hành đào tạo, dán nhãn cảnh báo và có những hướng dẫn an toàn với các thợ sửa chữa. ACCC sẽ giám sát việc thu hồi và Cơ quan giám sát an toàn lao động sẽ giám sát các vấn đề liên quan đến an toàn nơi làm việc”.
Vụ việc trên được phát hiện khi cơ quan hải quan Úc nhận thấy có amiăng trong các phụ kiện nhập khẩu của các hãng xe này. Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng đã tìm ra các vật liệu độc hại này có trong các xe đang được chào bán tại đây.
Từ năm 2004, amiăng đã bị chính phủ Úc liệt vào danh sách hàng cấm nhập khẩu do là chất có khả năng gây ung thư. Đợt thu hồi này sẽ là tổn thất không nhỏ cho Great Wall và Chery trong nỗ lực vươn ra các thị trường nước ngoài.
Thị trường Việt Nam hiện cũng có một số xe của Chery. Tuy nhiên, hiện chưa rõ có mẫu xe nào liên quan đến danh sách các xe bị thu hồi tại Úc hay không. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), mẫu Riich M1 của hãng này là một trong những xe ế nhất thị trường từ đầu năm đến nay, với doanh số chỉ 2 chiếc.
Tiếp này các cụ, có thể nói đây là kết quả :
Ô tô Trung Quốc và phận hẩm hiu trên đất Việt
“Không có lửa thì sao có khói”, xe Trung Quốc mà chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp thì người ta đã chả “kiềng”. Đằng này, xe “nước bạn” vào Việt Nam mà “nhái” đủ kiểu, “bệnh” đủ đường.
Bàn về cái chuyện “xe nhái”, phải nói là người Trung Quốc tài thật. Nói về tài bắt chước thì đúng là cái vị trí số 1 không ai tranh nổi họ. Thôi thì đủ thứ mặt hàng, “thượng vàng, hạ cám”, từ bóng bẩy sang trọng cho đến bình dân rẻ tiền, từ đồ chơi con trẻ, từ thức ăn, đồ uống hàng ngày đến điện thoại, xe máy, ôtô… không thiếu một thứ gì.
Thế mới có chuyện dân nhà ta, chỗ này, chỗ nọ, khi cũ, lúc mới nhiều phen khốn đốn với hàng Trung Quốc. Khi thì nghe nói kem đánh răng gây chết người, khi thì đọc thấy trẻ em nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc, rồi hoành thánh có… thuốc trừ sâu, sữa nhiễm melamine gây sạn thận…
Kiểu dáng xe Trung Quốc đa phần là những bản sao
Quay lại chuyện những chiếc xe. Đã từng có thời kì xe “Tàu” ở Việt Nam từng làm mưa, làm gió. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná. Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Nhưng rồi, cái thời kì “ăn xổi” của xe Trung Quốc cũng đến hồi cuối. Nghe báo đài nói nhiều về các vụ xì-căng-đan của hàng Trung Quốc, dân ta dè dặt, thận trọng hơn. Xe máy Trung Quốc trước kia nhiều là thế, giờ đi đường thấy cũng thấy vắng. Lòng tin, sự kiên nhẫn sau những năm “làm bạn” với xe Trung Quốc của người tiêu dùng cũng vì thế mà cạn dần.
Từ xe máy đến ôtô. Mấy năm gần đây, xe hơi Trung Quốc bắt đầu ồ ạt “đổ bộ” vào Việt Nam, trước là Lifan, Chery, BYD, rồi mới đây là Haima, Geely. Vừa “mon men” bước chân vào thị trường Việt, xe ô tô Trung Quốc đã bị “bóc mẽ” là hàng nhái. Nào là BYD F0 giống Toyota Aygo, xe Haima là bản sao của những chiếc xe Mazda…
Mẫu xe Lifan có hình thức giống Mini Cooper
Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì. Người chê xe Lifan có nội thất quá tệ, kẻ nói xe của Chery kém an toàn, ông thì kể từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với xe F0 của BYD vì xe liên tục hư, khi thì chết máy giữa đường, phải kêu thợ máy tới sửa, lúc xe đứt cầu chì giữa lúc kẹt xe, có khi còn cách nhà 200m nó tự dưng không chịu chạy nữa, cả nhà phải cong *** ra đẩy…
Cũng vì cái lẽ ấy mà xe Lifan vào Việt Nam được thời gian thì mất hút. Xe của Chery, Geely họa hoàn mới thấy một chiếc chạy trên đường. Và cũng vì cái lẽ ấy mà xe BYD ế đến độ các đại lý phải mở thêm dịch vụ cho thuê xe mới với giá rẻ. Mà khổ một nỗi, thuê cũng không đắt.
Xe ôtô Trung Quốc tại Việt Nam sẽ đi về đâu?
Như vậy là câu chuyện chiếc xe hơi hoàn toàn chẳng giống gì với những chiếc xe máy “Tàu” từng một thời chạy đầy đường. Tâm lí tiêu dùng cộng với việc bỏ ra một số tiền lớn, người mua xe hơi chẳng dại gì mà lựa chọn những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, cho dù giá có rẻ hơn. Không thể cạnh tranh được về chất lượng, giờ lại không cạnh tranh được về giá, xe Trung Quốc xem ra hụt hơi ở rất nhiều thị trường ôtô khác chứ chẳng cứ ở Việt Nam.
Gặp nhiều, nghe nhiều về hàng Trung Quốc, khiến dân mình thành kiến với xe Trung Quốc. Mà cái thành kiến đó xem ra cũng là hiển nhiên. Cứ đem băn khoăn “Có nên mua xe Trung Quốc không?” mà đi hỏi người này, người nọ, mười người thì đến chín khuyên “Tránh xa!”. Chưa rõ, các hãng xe “Trung Hoa anh hùng” định vào Việt Nam sẽ làm ăn kiểu gì?
(Dân trí) - Cơ quan chức năng Úc vừa yêu cầu triệu hồi hơn 23.000 xe ô tô Trung Quốc do phát hiện có sử dụng vật liệu độc hại bị cấm.
Số xe trên là do công ty Ateco Automotive nhập vào thị trường Úc, thuộc hai thương hiệu ô tô Trung Quốc là Great Wall và Chery.
Uy tín của ô tô Trung Quốc vốn không cao nay lại bị giáng một đòn mạnh
Theo thông báo của Ủy ban quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC), 23.000 xe này bị phát hiện có sử dụng các chi tiết làm bằng amiăng, một loại vật liệu bị cấm nhập khẩu tại Úc. Do đó cơ quan này đã buộc nhà nhập khẩu phải thu hồi xe.
“Amiăng được tìm thấy trong các vòng đệm của động cơ và hệ thống ống xả và không có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng phương tiện. Tuy nhiên người tiêu dùng không nên tự tiến hành các công việc bảo dưỡng có thể tác động đến những vòng đệm này,” cơ quan chức năng Úc khuyến cáo.
“Amiăng là một loại chất độc hại đã bị cấm và việc bảo dưỡng các động cơ và hệ thống ống xả của những xe này chỉ nên được thực hiện bởi những kỹ thuật viên đã qua đào tạo và áp dụng những quy trình an toàn phù hợp,” phó chủ tịch ACCC, bà Delia Rickard, cho khẳng định.
Đồng thời, bà Rickard cũng cho biết “các khách hàng sẽ được Great Wall và Chery liên hệ trực tiếp. Ngoài ra, các nhà sản xuất này sẽ tiến hành đào tạo, dán nhãn cảnh báo và có những hướng dẫn an toàn với các thợ sửa chữa. ACCC sẽ giám sát việc thu hồi và Cơ quan giám sát an toàn lao động sẽ giám sát các vấn đề liên quan đến an toàn nơi làm việc”.
Vụ việc trên được phát hiện khi cơ quan hải quan Úc nhận thấy có amiăng trong các phụ kiện nhập khẩu của các hãng xe này. Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng đã tìm ra các vật liệu độc hại này có trong các xe đang được chào bán tại đây.
Từ năm 2004, amiăng đã bị chính phủ Úc liệt vào danh sách hàng cấm nhập khẩu do là chất có khả năng gây ung thư. Đợt thu hồi này sẽ là tổn thất không nhỏ cho Great Wall và Chery trong nỗ lực vươn ra các thị trường nước ngoài.
Thị trường Việt Nam hiện cũng có một số xe của Chery. Tuy nhiên, hiện chưa rõ có mẫu xe nào liên quan đến danh sách các xe bị thu hồi tại Úc hay không. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), mẫu Riich M1 của hãng này là một trong những xe ế nhất thị trường từ đầu năm đến nay, với doanh số chỉ 2 chiếc.
Tiếp này các cụ, có thể nói đây là kết quả :
Ô tô Trung Quốc và phận hẩm hiu trên đất Việt
“Không có lửa thì sao có khói”, xe Trung Quốc mà chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp thì người ta đã chả “kiềng”. Đằng này, xe “nước bạn” vào Việt Nam mà “nhái” đủ kiểu, “bệnh” đủ đường.
Bàn về cái chuyện “xe nhái”, phải nói là người Trung Quốc tài thật. Nói về tài bắt chước thì đúng là cái vị trí số 1 không ai tranh nổi họ. Thôi thì đủ thứ mặt hàng, “thượng vàng, hạ cám”, từ bóng bẩy sang trọng cho đến bình dân rẻ tiền, từ đồ chơi con trẻ, từ thức ăn, đồ uống hàng ngày đến điện thoại, xe máy, ôtô… không thiếu một thứ gì.
Thế mới có chuyện dân nhà ta, chỗ này, chỗ nọ, khi cũ, lúc mới nhiều phen khốn đốn với hàng Trung Quốc. Khi thì nghe nói kem đánh răng gây chết người, khi thì đọc thấy trẻ em nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc, rồi hoành thánh có… thuốc trừ sâu, sữa nhiễm melamine gây sạn thận…
Kiểu dáng xe Trung Quốc đa phần là những bản sao
Quay lại chuyện những chiếc xe. Đã từng có thời kì xe “Tàu” ở Việt Nam từng làm mưa, làm gió. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná. Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Nhưng rồi, cái thời kì “ăn xổi” của xe Trung Quốc cũng đến hồi cuối. Nghe báo đài nói nhiều về các vụ xì-căng-đan của hàng Trung Quốc, dân ta dè dặt, thận trọng hơn. Xe máy Trung Quốc trước kia nhiều là thế, giờ đi đường thấy cũng thấy vắng. Lòng tin, sự kiên nhẫn sau những năm “làm bạn” với xe Trung Quốc của người tiêu dùng cũng vì thế mà cạn dần.
Từ xe máy đến ôtô. Mấy năm gần đây, xe hơi Trung Quốc bắt đầu ồ ạt “đổ bộ” vào Việt Nam, trước là Lifan, Chery, BYD, rồi mới đây là Haima, Geely. Vừa “mon men” bước chân vào thị trường Việt, xe ô tô Trung Quốc đã bị “bóc mẽ” là hàng nhái. Nào là BYD F0 giống Toyota Aygo, xe Haima là bản sao của những chiếc xe Mazda…
Mẫu xe Lifan có hình thức giống Mini Cooper
Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì. Người chê xe Lifan có nội thất quá tệ, kẻ nói xe của Chery kém an toàn, ông thì kể từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với xe F0 của BYD vì xe liên tục hư, khi thì chết máy giữa đường, phải kêu thợ máy tới sửa, lúc xe đứt cầu chì giữa lúc kẹt xe, có khi còn cách nhà 200m nó tự dưng không chịu chạy nữa, cả nhà phải cong *** ra đẩy…
Cũng vì cái lẽ ấy mà xe Lifan vào Việt Nam được thời gian thì mất hút. Xe của Chery, Geely họa hoàn mới thấy một chiếc chạy trên đường. Và cũng vì cái lẽ ấy mà xe BYD ế đến độ các đại lý phải mở thêm dịch vụ cho thuê xe mới với giá rẻ. Mà khổ một nỗi, thuê cũng không đắt.
Xe ôtô Trung Quốc tại Việt Nam sẽ đi về đâu?
Như vậy là câu chuyện chiếc xe hơi hoàn toàn chẳng giống gì với những chiếc xe máy “Tàu” từng một thời chạy đầy đường. Tâm lí tiêu dùng cộng với việc bỏ ra một số tiền lớn, người mua xe hơi chẳng dại gì mà lựa chọn những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, cho dù giá có rẻ hơn. Không thể cạnh tranh được về chất lượng, giờ lại không cạnh tranh được về giá, xe Trung Quốc xem ra hụt hơi ở rất nhiều thị trường ôtô khác chứ chẳng cứ ở Việt Nam.
Gặp nhiều, nghe nhiều về hàng Trung Quốc, khiến dân mình thành kiến với xe Trung Quốc. Mà cái thành kiến đó xem ra cũng là hiển nhiên. Cứ đem băn khoăn “Có nên mua xe Trung Quốc không?” mà đi hỏi người này, người nọ, mười người thì đến chín khuyên “Tránh xa!”. Chưa rõ, các hãng xe “Trung Hoa anh hùng” định vào Việt Nam sẽ làm ăn kiểu gì?
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: