Em xin làm một thớt khảo sát về thị hiếu âm nhạc của anh em OF nhà mình nhưng chỉ giới hạn trong các dòng nhạc trong nước. Bây giờ thế giới Show biz của Việt Nam khá đa dạng, em xin mạo muội đưa ra một số dòng nhạc rồi có gì các cụ chỉnh thêm:
- Thứ nhất nhạc cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ, trong đó có những bài thuần túy "đỏ"cách mạng có thể có chút sắc thái chính trị, có những bài trữ tình ca ngợi quê hương đất nước.
- Thứ hai là nhạc trẻ dạng "quá trẻ" của một số ca sỹ xịn có, tự phong có thường ở Miền Nam, tên dài lê thê, lời thì chỉ quanh quẩn anh, em, yêu, mỗi câu đều phải có ít nhất 1 trong 3 từ đó hay đại loại thế, đứng riêng như một hiện tượng âm nhạc vì không nên xếp cùng loại nào khác.
- Thứ 3 dòng nhạc trẻ hiện đại mới của các nhạc sỹ hay ca sỹ được đào tạo cơ bản (hay làm giám khảo trong các cuộc thi âm nhạc)... được xem là dòng nhạc "chính quy" có giá trị thẩm mỹ âm nhạc cao nhưng không phải bài nào cũng hay và dễ hiểu.
- Thứ 4 là dòng nhạc vàng đang quay trở lại Việt Nam một cách ồ ạt, bằng chứng là các show diễn của CL, TV, LH... tổ chức như nổ ngô ở Hà Nội và TPHCM, bằng chứng thứ hai là các ca sỹ thành danh liên tục xuất ngoại, có người ở luôn có người đi đi về về và trong danh sách bài hát của họ xuất hiện những bài ngày xưa cách đây 10 năm được xem là "vàng" hay sến, một số ca sỹ trẻ thì hát lẫn lộn các thể loại và trong đó cũng không thể không có vài bài nhạc vàng. Em thấy dòng nhạc này thực sự vẫn rất có uy và có giá trị ở Việt Nam.
- Dòng nhạc tiền chiến với số lượng khiêm tốn nhưng chất lượng.
- Nhạc Trịnh thuộc giai đoạn ra đời của nhạc đỏ nhưng đủ sức đứng tách biệt như một dòng nhạc riêng và được rất nhiều người ưa thích.
- Cuối cùng là các dòng nhạc kén người nghe kiểu như giao hưởng thính phòng hay nhạc dân gian..
Bản thân em thuộc dạng không có gu lắm, thể loại nào cũng sẵn sàng chỉ ra một vài bài mình rất thích nhưng đôi khi chả biết nghe nhạc gì cho hợp..
- Thứ nhất nhạc cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ, trong đó có những bài thuần túy "đỏ"cách mạng có thể có chút sắc thái chính trị, có những bài trữ tình ca ngợi quê hương đất nước.
- Thứ hai là nhạc trẻ dạng "quá trẻ" của một số ca sỹ xịn có, tự phong có thường ở Miền Nam, tên dài lê thê, lời thì chỉ quanh quẩn anh, em, yêu, mỗi câu đều phải có ít nhất 1 trong 3 từ đó hay đại loại thế, đứng riêng như một hiện tượng âm nhạc vì không nên xếp cùng loại nào khác.
- Thứ 3 dòng nhạc trẻ hiện đại mới của các nhạc sỹ hay ca sỹ được đào tạo cơ bản (hay làm giám khảo trong các cuộc thi âm nhạc)... được xem là dòng nhạc "chính quy" có giá trị thẩm mỹ âm nhạc cao nhưng không phải bài nào cũng hay và dễ hiểu.
- Thứ 4 là dòng nhạc vàng đang quay trở lại Việt Nam một cách ồ ạt, bằng chứng là các show diễn của CL, TV, LH... tổ chức như nổ ngô ở Hà Nội và TPHCM, bằng chứng thứ hai là các ca sỹ thành danh liên tục xuất ngoại, có người ở luôn có người đi đi về về và trong danh sách bài hát của họ xuất hiện những bài ngày xưa cách đây 10 năm được xem là "vàng" hay sến, một số ca sỹ trẻ thì hát lẫn lộn các thể loại và trong đó cũng không thể không có vài bài nhạc vàng. Em thấy dòng nhạc này thực sự vẫn rất có uy và có giá trị ở Việt Nam.
- Dòng nhạc tiền chiến với số lượng khiêm tốn nhưng chất lượng.
- Nhạc Trịnh thuộc giai đoạn ra đời của nhạc đỏ nhưng đủ sức đứng tách biệt như một dòng nhạc riêng và được rất nhiều người ưa thích.
- Cuối cùng là các dòng nhạc kén người nghe kiểu như giao hưởng thính phòng hay nhạc dân gian..
Bản thân em thuộc dạng không có gu lắm, thể loại nào cũng sẵn sàng chỉ ra một vài bài mình rất thích nhưng đôi khi chả biết nghe nhạc gì cho hợp..